Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử sở GD&ĐT Nghệ An 48 Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Lịch sử (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Nghệ An mang đến 48 đề khác nhau có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.

TOP 48 Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử Nghệ An là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Đồng thời là tư liệu hữu ích để giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hải Dương, Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử sở GD&ĐT Nghệ An

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGHỆ AN

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 04 trang)

 

KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ

LỚP 12, NĂM HỌC 2024 - 2025 (Đợt 1)

Môn thi: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ?

A. Tạm ước Việt-Pháp được kí kết.
B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
C. Mặt trận Việt Minh ra đời.
D. Khởi nghĩa ở Hà Nội giành thắng lợi.

Câu 2. Ngày 1-1-1942, đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã ký văn kiện nào sau đây?

A. Xoá bỏ chế độ A-pác-thai.
B. Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Tuyên bố Băng-cốc.
D. Tuyên bố Liên hợp quốc.

Câu 3. Trong những năm 1951 - 1953, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch quân sự nào sau đây?

A. Thượng Lào.
B. Hồ Chí Minh.
C. Biên giới.
D. Việt Bắc.

Câu 4. Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong giai đoạn 1911-1925 diễn ra chủ yếu ở

A. Pháp.
B. Anh.
C. Nga.
D. Mỹ.

Câu 5. Một trong những thành tựu cơ bản Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay) là

A. xóa bỏ hoàn toàn tình trạng lạm phát.
B. trở thành cường quốc công nghiệp.
C. tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm mạnh.
D. xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp.

Câu 6. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào sau đây của nhân dân Việt Nam không thành công?

A. Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077).
B. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285).
C. Kháng chiến chống quân Minh (1406-1407).
D. Kháng chiến chống quân Thanh (1789).

Câu 7. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1991 đến nay là

A. hợp tác toàn diện với hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B. gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C. đàm phán và kí kết Hiệp định Pa-ri với Hoa Kỳ.
D. thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước.

Câu 8. Tổ chức nào sau đây được thành lập ở Đông Nam Á vào năm 1963?

A. Liên minh châu Âu (EU).
B. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
C. MAPHILINDO.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Câu 9. Từ sau năm 1991, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở quốc gia nào sau đây?

A. Lào.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Nhật Bản.

Câu 10. Trong những năm 1965 - 1968, Mỹ tiến hành chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Chiến tranh đặc biệt.
D. Việt Nam hoá chiến tranh.

Câu 11. Một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN là

A. Diễn đàn hợp tác Á-Âu.
B. Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.
C. Cộng đồng Giáo dục ASEAN.
D. Cộng đồng Thể thao-Du lịch ASEAN.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
B. Dẫn đến sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân.
C. Củng cố tinh thần đoàn kết và ý thức tự cường dân tộc.
D. Khôi phục nền độc lập, thống nhất của quốc gia Đại Việt.

Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập trên thế giới đã

A. thúc đẩy quá trình hình thành tổ chức Liên hợp quốc.
B. tăng cường phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô.
C. góp phần làm suy yếu trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
D. đánh dấu tình trạng đối đầu Đông-Tây sụp đổ hoàn toàn.

Câu 14. Một trong những bài học được rút ra từ thực tiễn công cuộc Đổi mới đất nước của Việt Nam (từ năm 1986 đến nay) là

A. củng cố cơ chế thị trường tự vận hành, hạn chế cạnh tranh.
B. nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, chỉ dựa vào sức mạnh dân tộc.
C. tận dụng sức mạnh thời đại, coi đó là yếu tố hàng đầu, then chốt.
D. phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, giám sát của nhân dân.

Câu 15. Trong giai đoạn 2009-2015, các nước thành viên ASEAN triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm mục đích nào sau đây?

A. Thông qua bản Hiến chương ASEAN.
B. Kết nạp Đông-ti-mo vào tổ chức ASEAN.
C. Giải quyết triệt để “vấn đề Cam-pu-chia”.
D. Chuẩn bị thành lập Cộng đồng ASEAN.

Câu 16. Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của phe xã hội chủ nghĩa.
B. lực lượng cách mạng đã có quá trình chuẩn bị chu đáo và đầy đủ.
C. thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít.
D. vai trò lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 17. Năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập xuất phát từ một trong những lý do nào sau đây?

A. Sự phát triển của cục diện hai cực, hai phe.
B. Sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít.
C. Tác động của xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.
D. Các nước cộng hòa cần hợp tác để cùng phát triển.

Câu 18. Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1945 có ý nghĩa nào sau đây?

A. Củng cố mối liên hệ với phong trào cộng sản quốc tế.
B. Dẫn đến sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
C. Bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với thế giới.
D. Tranh thủ sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

A. Là cơ sở quyết định sự hình thành nhà nước và nền tảng của hội nhập quốc tế.
B. Là yếu tố không thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo.
C. Sức mạnh dân tộc tạo nên vị thế quốc gia trước các thách thức của thời đại mới.
D. Sức mạnh dân tộc quyết định thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng về trật tự thế giới trong thời kỳ Chiến tranh lạnh?

A. Hai phe đế quốc chạy đua vũ trang gay gắt.
B. Hòa bình, hợp tác là xu thế chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế.
C. Không diễn ra xung đột quân sự giữa hai phe.
D. Phản ánh xu thế vừa hợp tác, vừa đấu tranh giữa các quốc gia.

Câu 21. Đường lối đổi mới đất nước về kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-nay có điểm mới nào sau đây so với giai đoạn 1996-2006?

A. Chủ động hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
B. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
C. Đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế.
D. Coi trọng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.

Cho tư liệu sau và trả lời các câu hỏi từ 22 đến 24:

“Ngày 11-3-1951, tại chiến khu Việt Bắc, các đại diện của Mặt trận Khơme Itsarak, Mặt trận Lào Itxala và đại diện của Mặt trận Liên Việt của Việt Nam đã họp hội nghị thành lập “Mặt trận đoàn kết liên minh Việt-Miên-Lào”. Bộ trưởng ngoại giao Hoàng Minh Giám tham dự Hội nghị này. Hội nghị xác định:

1. Ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia đều có kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Cuộc kháng chiến của ba dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào hòa bình, dân chủ thế giới (…)

2. Thành lập Liên minh nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau; định ra một chương trình hành động chung của liên minh ba nước (…)”

(Bộ Ngoại giao, Biên niên ngoại giao Việt Nam (1945-1985), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009, tr 55)

Câu 22. Theo đoạn tư liệu trên, Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào được thành lập (tháng 3-1951) dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Cách mạng ba nước Đông Dương do một chính đảng thống nhất tổ chức, lãnh đạo.
B. Vào thời cận đại, ba dân tộc Đông Dương đã phối hợp chiến đấu chống Pháp-Nhật.
C. Các bên nhất trí nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau.
D. Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Đông Dương là chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 23. Ngày 11-3-1951, đại diện tổ chức nào sau đây tham gia hội nghị thành lập Mặt trận đoàn kết liên minh Việt-Miên-Lào (Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào)?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Liên Việt.
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 24. Sự ra đời của liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (tháng 3-1951) đã

A. nối liền và mở rộng hậu phương kháng chiến của cách mạng Đông Dương thành một hệ thống.
B. đưa cách mạng Đông Dương trở thành một bộ phận của phong trào hòa bình, dân chủ thế giới.
C. phát huy tinh thần tự quyết của mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
D. làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp ở Đông Dương được khu vực hóa và quốc tế hóa.

.............

Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn tải file về xem đầy đủ

Đáp án dề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử

Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm