Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Tuyên Quang Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Tuyên Quang giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử Tuyên Quang là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Tuyên Quang
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử
SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG -------------------- | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút |
PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, trật tự thế giới hai cực I-an-ta có biểu hiện nào sau đây?
A. Xu thế hòa hoãn là chủ đạo
B. Hợp tác diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
C. Giải thế các liên minh quân sự.
D. Đối đầu diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
Câu 2: Điểm khác biệt của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mỹ.
B. Có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mỹ.
C. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
D. Sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
Câu 3: Trong giai đoạn 1965 - 1968, nhân dân miền Bắc Việt Nam đã:
A. Tập trung cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Tập trung vào cải cách ruộng đất, triệt để giảm tô.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương.
D. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu thời kỳ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ của nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
D. Khởi nghĩa Lý Bí.
Câu 5: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành
A. Chủ yếu bằng quân đội Mỹ.
B. Chủ yếu bằng quân đội Sài Gòn.
C. Sau khi Mỹ thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Nhằm thay thế chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Câu 6: Bài học kinh nghiệm nào sau đây từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) được Việt Nam tiếp tục vận dụng hiệu quả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay?
A. Kết hợp vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị với binh vận, địch vận.
C. Kết hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 7: Ở Việt Nam, một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Chủ trương giành thắng lợi từng bước.
B. Huy động được sức mạnh toàn dân tộc.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự và ngoại giao.
D. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế
Câu 8: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, địa phương nào sau đây giành được chính quyền muộn nhất?
A. Thái Nguyên.
B. Quảng Nam.
C. Hải Dương.
D. Hà Tiên.
Câu 9: Năm 1949, nước nào sau đây ở châu Á lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Cu-ba.
B. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Liên Xô.
D. Cộng hòa Ai Cập.
Câu 10: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã:
A. Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
B. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới.
C. Xóa bỏ hoàn toàn mọi tàn tích của chế độ phong kiến.
D. Mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922) đối với thế giới?
A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga.
B. Chứng minh tính thực tiễn của học thuyết Mác - Lê nin.
C. Tác động đến chính trị và quan hệ quốc tế.
D. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt là:
A. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối thoại, hợp tác.
B. Hợp tác chính trị trở thành xu thế chủ đạo.
C. Hai siêu cường Xô - Mỹ đối đầu gay gắt.
D. Hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo.
Câu 13: Văn kiện “Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN” (2009 - 2015) đã
A. Vạch ra kế hoạch để xây dựng Cộng đồng ASEAN.
B. Đánh dấu Cộng đồng ASEAN chính thức có hiệu lực.
C. Xúc tiến nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước.
D. Tạo hành lang pháp lý cho xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Xem thêm đề thi trong file tải về
Đáp án đề thi thử 2025 môn Lịch sử
Tải file về để xem trọn bộ đáp án đề thi thử môn Lịch sử
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
