Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 2 Tin 10 Cánh diều, KNTT (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 10 năm 2025 là tài liệu rất hữu ích, gồm 2 sách Cánh diều, Kết nối tri thức tóm tắt kiến thức cần nắm kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.

Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 10 năm 2025 được biên soạn theo Công văn 7991 gồm các dạng bài tập trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai và tự luận có đáp án. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 10. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 10 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 10, đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10.

1. Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 10 Cánh diều

TRƯỜNG THPT...........

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2024 - 2025

MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10

I. Lý thuyết ôn thi học kì 2

CHỦ ĐỀ 5: PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

1. Sâu hại cây trồng

- Là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.

- Gồm 2 nhóm:

+ Biến thái hoàn toàn

+ Biến thái không hoàn toàn

2. Bệnh hại cây trồng

- Là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thành do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.

- Nguyên nhân: do sinh vật gây hại, điều kiện ngoại cảnh bất lợi,...

- Triệu chứng: Là những biểu hiện về ình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được

- Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật:

+ Có vi sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định

+ Có cây kí chủ đang ở giai đoạn mẫn cảm bệnh

+ Có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển

CHỦ ĐỀ 6: KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

1. Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt

- Là quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ cơ giới, thay thế sức người và sức gia súc trên đồng ruộng bằng động lực của máy.

- Ứng dụng: cơ giới hóa trong làm đất, trong gieo trồng, trong chăm sóc cây trồng, trong thu hoạch

2. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt

- Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch sản phẩm trồng trọt: tự động hóa, cảm biến, rô bốt, trí tuệ nhân tạo.

- Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt: công nghệ bảo quản lạnh, công nghệ lạnh đông làm sống tế bào.

- Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt: công nghệ sấy thăng hoa, công nghệ chế biến nước quả

CHỦ ĐỀ 7: TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO

- Là trồng trọt ứng dụng công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội và phát triển bền vững.

- Một số mô hình:

+ Mô hình trồng rau ăn lá thủy canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT

+ Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt

+ Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

- Nâng cao nhận thức của người dân

- Quản lí chặt chẽ việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

- Tuân thủ nghiêm các quy trình trồng trọt an toàn, VietGAP, hữu cơ

- Theo dõi các chỉ số ô nhiễm môi trường

- Thu gom và xử lí rác thải nguy hại đúng quy định

- Xử lí phụ phẩm trồng trọt để tái sử dụng

II. Một số câu hỏi ôn luyện

1. Trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Câu 1: Thế nào là sâu hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Chọn lọc hỗn hợp áp dụng với loại cây nào?

A. Cây tự thụ phấn
B. Cây giao phấn
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Thế nào là bệnh hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 4: Chọn ý đúng: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc
C. Phá vỡ cân bằng sinh thái
D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Câu 5: Xác định: Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh
B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch
C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài
D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại

Câu 6: Vai trò của việc sử dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ:

A. Bảo vệ môi trường
B. Tạo ra phân bón phục vụ trồng trọt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Xác định: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu?

A. Keo đất
B. Keo đất và dung dịch đất.
C. Dung dịch đất.
D. Tất cả các loại hạt có trong đất.

Câu 8: Vai trò của công nghệ vi sinh đối với môi trường là gì?

A. Xử lí môi trường
B. Bảo vệ môi trường
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Sâu tơ hại rau có tên khoa học là gì?

A. Plutella xylostella
B. Nilaparvata lugens
C. Spodoptera frugiperda
D. Bactrocera dorsalis

Câu 10: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đối tượng nào?

A. Con người
B. Vật nuôi
C. Cây trồng
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Rầy nâu hại lúa có tên khoa học là gì?

A. Plutella xylostella
B. Nilaparvata lugens
C. Spodoptera frugiperda
D. Bactrocera dorsalis

Câu 12: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi về:

A. Tính chất vật lí
B. Tính chất hóa học
C. Tính chất sinh học
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Xác định: Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng?

A. nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
B. nấm, vi khuẩn, virus, sâu
C. nấm, vi khuẩn
D. vi khuẩn, virus, tuyến trùng.

Câu 14: Vai trò của đất trồng đối với cây trồng?

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
B. Cung cấp nước cho cây
C. Giúp cây đứng vững
D. Cả A và B đều đúng

Câu 15: Cho biết: Biện pháp là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?

A. Biện pháp kỹ thuật
B. Biện pháp hóa học
C. Biện pháp cơ giới vật lý
D. Biện pháp sinh học

........................

2. Trắc nghiệm đúng sai 

Câu 1: Trong buổi học về nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại cây trồng, các bạn học sinh đã đưa ra các nhận định như sau:

a) Chế phẩm được tạo là chế phẩm trừ sâu Bt

b) Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng của cây trồng.

c) Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại luôn có hiệu quả tức thì, không cần thời gian tác dụng.

d) Công nghệ vi sinh trong sản xuất chế phẩm vi khuẩn trừ sâu hại cây trồng giúp giảm sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

“Các kỹ sư tại Đại học California San Diego đã phát triển các hạt nano, được tạo thành từ virus thực vật, có thể đưa các phân tử thuốc trừ sâu đến độ sâu của đất mà trước đây không thể tiếp cận được. Tiến bộ này có khả năng giúp nông dân chống lại giun tròn ký sinh gây bệnh ở vùng rễ cây trồng một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu chi phí, giảm sử dụng thuốc trừ sâu và tác hại đến môi trường.

Để tìm ra giải pháp bền vững và hiệu quả hơn, một nhóm do Nicole Steinmetz, Giáo sư kỹ thuật nano tại Trường Kỹ thuật San Diego Jacobs và Giám đốc sáng lập của Trung tâm Kỹ thuật Nano, dẫn đầu, đã phát triển các hạt nano virus thực vật có thể vận chuyển các phân tử thuốc trừ sâu sâu vào đất chính xác ở nơi cần thiết. Công trình được trình bày chi tiết trong một bài báo đăng trên tạp chí Nano Letters.”

(Nguồn: Lê Hồng Vân, Các hạt nano làm từ virus thực vật có thể là đồng minh mới của nông dân trong việc kiểm soát dịch hại, Bộ NN & PTNT)

a) Công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm virus trừ sâu hại cây trồng là phương pháp an toàn, không gây hại đến môi trường và sức khỏe con người.

b) Chế phẩm virus trừ sâu hại chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và không thể sử dụng lâu dài trong sản xuất nông nghiệp.

c) Công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm virus trừ sâu hại giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp, bảo vệ sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng.

d) Chế phẩm virus trừ sâu hại cây trồng chỉ có thể sử dụng cho các loại cây trồng lớn như lúa, ngô, không hiệu quả trên cây trồng nhỏ như rau màu.

Câu 3: Trong buổi học về nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất nấm trừ sâu hại cây trồng, các bạn học sinh đã đưa ra các nhận định như sau:

a) Công nghệ vi sinh sản xuất nấm trừ sâu hại cây trồng là phương pháp sử dụng nấm tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

b) Việc sử dụng nấm vi sinh trong sản xuất nông nghiệp có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào hóa chất trừ sâu và giảm ô nhiễm môi trường.

c) Nấm vi sinh chỉ hiệu quả khi áp dụng trong điều kiện môi trường lý tưởng, không thích hợp với các vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

d) Nấm vi sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt sâu hại, không có khả năng cải thiện sức đề kháng của cây trồng đối với bệnh tật.

Câu 4: Cho đoạn thông tin sau:

“Tính đến năm 2024, việc triển khai cơ giới hóa trên đồng ruộng của tỉnh Hà Nam đã thu được những kết quả tích cực. Các địa phương trong tỉnh đã được hỗ trợ tổng số hơn 150 máy cơ giới (gồm máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy). Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, bơm tưới đã đạt 100%, khâu cấy máy đạt hơn 15% diện tích, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái đạt khoảng 5% diện tích, thu hoạch lúa đạt khoảng hơn 90%, bảo quản sau thu hoạch đạt khoảng 3-5% sản lượng.”

(Nguồn: Hà Phương, Cơ giới hoá tạo động lực trong sản xuất nông nghiệp)

a) Máy móc có vai trò rút ngắn thời gian, giải phóng sức lao động,...

b) Cơ giới hóa làm đất chỉ có tác dụng đối với các loại cây trồng công nghiệp, không áp dụng cho cây trồng lương thực.

c) Việc sử dụng máy móc trong làm đất có thể làm đất bị nén, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và sự phát triển của rễ cây.

d) Cơ giới hóa trong làm đất chỉ cần áp dụng một lần trong suốt mùa vụ, không cần phải thực hiện nhiều lần.

Câu 5: Cho đoạn thông tin sau:

“Trong sản xuất lúa, đến nay, các khâu gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa ngày càng cao. Toàn tỉnh có hơn 100 máy cấy các loại. Việc ứng dụng mạ khay, cấy lúa bằng máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, lúa cấy bằng máy có mật độ cây lúa đồng đều, ruộng lúa thông thoáng, ít sâu bệnh nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường; năng suất lúa tăng 10 - 15% so với cấy bằng tay. Ngoài ra, việc sử dụng máy cấy còn giúp các địa phương quy hoạch được vùng sản xuất gieo cấy cùng một loại giống, cùng trà vụ, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch, từng bước hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, góp phần thay đổi tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ.

Đối với khâu thu hoạch lúa, toàn tỉnh hiện có 627 máy gặt lúa các loại, mức độ cơ giới hoá trong thu hoạch lúa đạt 96,5%. Việc sử dụng phổ biến các loại máy gặt đập liên hợp giúp cho khâu thu hoạch lúa bảo đảm thời vụ, tăng năng suất, chất lượng và giảm đáng kể tổn thất, hao hụt. Cùng với đó, khâu vận chuyển nông sản được phát triển mạnh, phương tiện vận tải ở nông thôn không ngừng tăng lên và góp phần tích cực vào việc giảm bớt lao động nặng nhọc cho người lao động nông nghiệp, giải quyết tốt việc vận chuyển nông sản trong thời vụ”

(Nguồn: Đào Ban, Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, baohungyen.vn)

a) Cơ giới hóa trong thu hoạch giúp giảm sức lao động của con người.

b) Sử dụng máy móc trong thu hoạch không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.

c) Cơ giới hóa trong thu hoạch chỉ áp dụng cho các loại cây trồng có quy mô lớn, không phù hợp với quy mô nhỏ.

d) Việc áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch có thể làm giảm tổn thất sau thu hoạch nhờ giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp của con người với nông sản.

Câu 6: Khi bàn về quy trình trồng trọt, các bạn học sinh đưa ra ý kiến như sau:

a) Bón phân lót là bước đầu tiên trong quá trình trồng trọt

b) Việc làm đất nhằm mục đích tăng độ tơi xốp và cải thiện khả năng giữ nước của đất.

c) Phân bón vô cơ thường được sử dụng để cải thiện chất lượng đất và duy trì hệ sinh thái đất lâu dài.

d) Trong hệ thống canh tác bền vững, việc luân canh cây trồng có thể giảm thiểu sâu bệnh và cải thiện năng suất cây trồng

................

3. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?

Trả lời

Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Trứng

+ Giai đoạn 2: sâu non

+ Giai đoạn 3: nhộng

+ Giai đoạn 4: trưởng thành

Câu 2: Quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm gồm mấy bước?

Trả lời

Quy trình chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm gồm 4 bước:

+ Bước 1: Rửa sạch dưa, ngâm nước muối.

+ Bước 2: Bóc vỏ hành, tỏi; gừng bỏ vỏ và cắt lát; ớt cắt lát, thì là cắt khúc

+ Bước 3: Hòa đường, muối, giấm trong nước; cho hành, tỏi, thì là, ớt, gừng vào ngâm

+ Bước 4: Cho dưa chuột đã sơ chế vào lọ, dổ ngập hỗn hợp nước đã trộn vào, đậy nắp, sử dụng sau 4 – 5 ngày.

...............

Tải file về để xem trọn đề cương học kì 2 Công nghệ 10

2. Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

1. Mục tiêu ôn thi học kì 2

1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:

- Khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của một số công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt

- Khái niệm, Mục đích của việc chế biến sản phẩm trồng trọt.

- Một số phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản và vai trò.

- Trình bày một số ứng dụng cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt : Công nghệ sấy lạnh ; Công nghệ xử lí bằng áp suất cao ; Công nghệ chiên chân không.

- Ưu điểm, nhược điểm của công nghệ cao trong trồng trọt? Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt: Công nghệ nhà kính; Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm ; Công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT).

1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:

- Nhận biết, thông hiểu kiến thức về một số công nghệ cao trong bảo quản, chế biến, và ứng dụng trong trồng trọt.

- Vận dụng kiến thức làm bài tập trắc nghiệm và bài viết tự luận.

- HS nắm vững hơn, hiểu rõ hơn về vai trò của ứng dụng công nghệ cao trong sự phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường của đất nước ta.

2. Nội dung ôn thi Công nghệ 10

2.1. Câu hỏi và bài tập tự luận

Câu 1: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tổn thất sản phẩm trồng trọt và đề xuất giải pháp khắc phục?

Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt mà em biết?

Câu 3: Phân tích vai trò của chế biến sản phẩm trồng trọt?

Câu 4: Cách thực hiện các phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt mà em biết?

Câu 5: Vận dụng kiến thức về chế biến sản phẩm trồng trọt vào thực tiễn ở gia đình và địa phương em để nâng cao giá trị của sản phẩm trồng trọt?

Câu 6: Thế nào là trồng trọt công nghệ cao? Ưu điểm và hạn chế là gì? Trồng trọt công nghệ cao đã và đang được áp dụng ở Việt Nam như thế nào?

Câu 7: Trình bày sự hiểu biết của em về công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nước tự động, công nghệ IoT?

2.3. Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng

Bài 20 : Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt

Câu 1: Phương pháp bảo quản sản phẩm bằng công nghệ cao dùng bảo quản các hạt khô:

A. Bảo quản bằng kho silo
C. Bảo quản trong kho lạnh
B. Bảo quản bằng chiếu xạ
D. Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh

Câu 2: Ưu điểm của phương pháp bảo quản silo là:

A. Số lượng lớn và thời gian dài, tự động hóa trong nhập kho và xuất kho
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
C. Tiết kiệm chi phí lao động và diện tích mặt bằng.
D. Tất cả các ý

Câu 3: Bảo quản bằng kho silo là:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 4: Công nghệ plasma lạnh áp dụng cho sản phẩm nào sau đây?

A. Lúa khô
B. Sắn phơi khô
C. Ngô hạt phơi khô
D. Dâu tây

Câu 5: Ứng dụng cao trong thu hoạch sản phảm trồng trọt có vai trò:

A. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, máy thu hoạch hết các loại quả trên cây.
B. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, nhưng cần số lượng nhân công nhiều và cần tỉ mỉ cho việc thu sản phẩm trồng trọt.
C. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động và giảm thiểu tổn thất sản phẩm trồng trọt.
D. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động nhưng dễ làm sản phảm bị vỡ, nát gây tổn thất sản phẩm trồng trọt.

Câu 6: Dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, bảo quản không tốt sẽ gây ra các hiện tượng hỏng nào sau?

A.Mọc mầm
B. Nấm mố
C. Chín quá
D. Tất cả các ý

Câu 7: Bảo quản trong kho lạnh có ưu điểm:

A. Dễ thiết kế, dễ áp dụng nhưng chi phí đầu tư cao và tiêu tốn năng lượng khi vận hành.
B. Bảo quản được số lượng lớn các dạng hạt khô (thóc, ngô, đậu đỗ,…) và tránh hưởng xấu của môi trường.
C. Tiêu diệt được các sinh vật gây hại sản phẩm.
D. Là phương pháp bảo quản số lượng lớn ở nhiệt độ thấp (0 -50 C) làm ngưng các hoạt động của sinh vật hại và quá trình sinh hóa diễn ra bên trong sản phẩm.

Câu 8: Nhiệt độ bảo quản trong kho lạnh:

A. 200C
B. 0 – 50C
C. 00C – 400C
D. 400C

Câu 9: Khí quyển điều chỉnh là phương pháp bảo quản được thực hiện:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 10: Phương pháp có tác dụng khử trùng bề mặt sản phẩm trồng trọt:

A. Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh
C. Bảo quản trong kho lạnh
B. Bảo quản bằng chiếu xạ
D. Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh

Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Câu 1. Có mấy phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?

A. 1         
B. 2
C. 3         
D. 4

Câu 2. Đâu là phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?

A. Sấy khô
B. Nghiền bột mịn hay tinh bột
C. Muối chua
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Có mấy ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

A. 1         
B. 2
C. 3         
D. 4

Câu 4. Đâu là ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

A. Công nghệ sấy l
B. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao
C. Công nghệ chiên chân không
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Sấy lạnh là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Công nghệ chiên chân không là:

A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên

Bài 23: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Câu 1. Ưu điểm thứ ba của trồng trọt công nghệ cao là?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
B. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.
C. Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng
D. Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.

Câu 2. Thách thức mà ngành trồng trọt đang gặp phải là gì?

A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Thực trạng đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là:

A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4. Thực trạng đầu tiên đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam là:

A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
D. Cả 3 đáp án trên

2.4 Đề thi minh họa

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn câu đúng nhất và duy nhất

Câu 1: Ưu điểm thứ ba của trồng trọt công nghệ cao là?

A. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
B. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thân thiện môi trường.
C. Chủ động trong sản xuất, quy mô mở rộng
D. Giảm giá thành và đa dạng hóa sản phẩm.

Câu 2: Ưu điểm của phương pháp bảo quản silo là:

A. Số lượng lớn và thời gian dài, tự động hóa trong nhập kho và xuất kho
B. Ngăn chặn ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
C. Tiết kiệm chi phí lao động và diện tích mặt bằng.
D. Tất cả các ý

Câu 3: Bảo quản bằng kho silo là:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 4: Công nghệ plasma lạnh áp dụng cho sản phẩm nào sau đây?

A. Lúa khô
B. Sắn phơi khô
C. Ngô hạt phơi khô
D. Dâu tây

Câu 5: Ứng dụng cao trong thu hoạch sản phảm trồng trọt có vai trò:

A. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, máy thu hoạch hết các loại quả trên cây.
B. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, nhưng cần số lượng nhân công nhiều và cần tỉ mỉ cho việc thu sản phẩm trồng trọt.
C. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động và giảm thiểu tổn thất sản phẩm trồng trọt.
D. Quá trình thu hoạch được nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm công lao động nhưng dễ làm sản phảm bị vỡ, nát gây tổn thất sản phẩm trồng trọt.

Câu 6: Dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, bảo quản không tốt sẽ gây ra các hiện tượng hỏng nào sau?

A. Mọc mầm
B. Nấm mốc
C. Chín quá
D. Tất cả các ý

Câu 7: Bảo quản trong kho lạnh có ưu điểm:

A. Dễ thiết kế, dễ áp dụng nhưng chi phí đầu tư cao và tiêu tốn năng lượng khi vận hành.
B. Bảo quản được số lượng lớn các dạng hạt khô (thóc, ngô, đậu đỗ,…) và tránh hưởng xấu của môi trường.
C. Tiêu diệt được các sinh vật gây hại sản phẩm.
D. Là phương pháp bảo quản số lượng lớn ở nhiệt độ thấp (0 -50 C) làm ngưng các hoạt động của sinh vật hại và quá trình sinh hóa diễn ra bên trong sản phẩm.

Câu 8: Nhiệt độ bảo quản trong kho lạnh:

A. 200C
B.0 – 50C
C. 00C – 400C
D. 400C

Câu 9: Khí quyển điều chỉnh là phương pháp bảo quản được thực hiện:

A. Bảo quản với số lượng lớn, thường dùng để bảo quản các loại sản phẩm trồng trọt dạng khô như ngô, thóc, đậu, …
B. Bảo quản dùng nhiệt độ thấp làm ngừng các hoạt động của vi sinh vật, côn trùng và ức chế các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong sản phẩm trồng trọt.
C. Chiếu bức xạ ion hóa đi xuyên qua sản phẩm nhằm tiêu diệt hầu như tất cả vi khuẩn có hại và sinh vật kí sinh ở trên hay bên trong sản phẩm trồng trọt nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch.
D. Loại bỏ hoặc bổ sung các chất khí dẫn đến thành phần khí quyển thay đổi khác với thành phần khí ban đầu nhằm kéo dài thời gian bảo quản các loại rau, quả.

Câu 10: Phương pháp có tác dụng khử trùng bề mặt sản phẩm trồng trọt:

A. Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh
C. Bảo quản trong kho lạnh
B. Bảo quản bằng chiếu xạ
D. Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh

Câu 11: Thách thức mà ngành trồng trọt đang gặp phải là gì?

A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Thực trạng đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là:

A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
D. Cả 3 đáp án trên

...........

2,4 Trắc nghiệm lựa chọn đúng sai

Câu 1: Khi thảo luận về khái niệm ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, các bạn học sinh có ý kiến sau:

a) Ô nhiễm môi trường trồng trọt là sự xuất hiện của các chất độc hại làm ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng và đất.

b) Việc bón phân hóa học quá mức không liên quan đến ô nhiễm môi trường trồng trọt.

c) Ô nhiễm môi trường trồng trọt chỉ xảy ra khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách.

d) Việc sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ có thể giúp hạn chế ô nhiễm môi trường trồng trọt, nhưng vẫn cần kiểm soát lượng chất thải từ phân chuồng để tránh gây ô nhiễm nước ngầm.

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

“Theo đó, vào năm 2023, người dân đang sinh sống, trồng trọt tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra hiện tượng hoạt động của khu xử lý chất thải Vĩnh Tân phát sinh khí thải, bụi gây làm giảm năng suất cây trồng. Ngay sau đó Sở Tài Nguyên - Môi trường chủ trì buổi làm việc cùng người dân vào ngày 21/2/2024 và chính quyền địa phương đã xác định: “Khu xử lý chất thải Vĩnh Tân hiện có 03 đơn vị thu gom, xử lý chất thải gồm: Công ty CP Môi trường Thiên Thanh, Công ty TNHH Thanh Tùng 2 và Công ty Môi trường Sonadezi. Việc các hộ dân và ông N.V.H có ý kiến phản ánh; trong đó nêu rõ nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng do khí thải của Công ty Thiên Thanh là chưa chính xác vì các Cơ quan chức năng chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như nguồn ô nhiễm gây ra”

(Nguồn: Hoàng Ngọc, Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh: Bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí hàng đầu trong mọi hoạt động)

a) Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất trong trồng trọt.

b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và thời điểm sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường.

c) Áp dụng phương pháp nông nghiệp hữu cơ sẽ loại bỏ hoàn toàn nguy cơ ô nhiễm môi trường.

d) Canh tác độc canh lâu dài góp phần làm giảm chất lượng đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Khi thảo luận về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, các bạn học sinh có ý kiến sau:

a) Ô nhiễm môi trường đất làm giảm năng suất cây trồng do đất mất đi dinh dưỡng cần thiết.

b) Sử dụng phân bón hóa học vượt mức không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực trồng trọt.

c) Không khí bị ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp và khói bụi không ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây trồng.

d) Ô nhiễm môi trường lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc gen của cây trồng, dẫn đến giảm khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Câu 4: Trong buổi học về công nghệ nhà kính trong trồng trọt, các bạn học sinh có các ý kiến như sau:

a) Công nghệ nhà kính giúp kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, tạo ra môi trường lý tưởng cho cây trồng phát triển.

b) Nhà kính chỉ giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

c) Trong công nghệ nhà kính, cây trồng có thể phát triển tốt nhất khi có sự cung cấp ánh sáng tự nhiên từ mặt trời.

d) Nhà kính không cần phải sử dụng hệ thống thông gió vì có thể tự động duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong mọi điều kiện.

.......

Tải file tài liệu để xem Đề cương ôn tập cuối kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Mai Mai

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm