Công thức Số phức Công thức Toán 12
Số phức là một chủ đề trọng tâm trong chương trình toán THPT, và thường xuyên suất hiện trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia.
Số phức bao gồm nhiều thành phần để cấu tạo nên nó. Cụ thể tập số phức gồm các số có dạng a + bi. Trong đó a và b là các số thực và i là đơn vị ảo thỏa mãn. Vậy công thức số phức như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Eballsviet.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Công thức Số phức
1. Số phức là gì?
- Số phức là trường hợp tổng quát hơn của số thực. Số thực là 1 trường hợp cụ thể của số phức (khi b = 0).
- Số phức có dạng: z = a + bi, (a, b ∈ \(\mathbb{R}\)), i2 = -1 trong đó a là phần thức, b là phần ảo
- Tập các số phức là tập \(\mathbb{C}\Rightarrow \mathbb{R}\subset \mathbb{C}\)
Hai số phức bằng nhau: Hai số phức z = a + bi, w = c + di bằng nhau khi: \(\left\{ \begin{matrix} a=c \\ b=d \\ \end{matrix} \right.\)
Số phức liên hợp
\(z=a+bi\Rightarrow \bar{z} =a-bi\)
Biểu diễn số phức
z = a + bi là điểm M(a, b) trên mặt phẳng tọa độ
Mô đun của số phức
\(\left| z \right|=\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}\)
2. Công thức số phức cần nhớ
a. Công thức cộng, trừ, nhân, chia số phức
- Cho hai số phức z = a + bi, w = c + di, (a, b, c, d ∈ R), i2 = -1 ta có:
Phép cộng số phức: z + w = (a + c) + (b + d)i
Phép trừ số phức: z - w = (a - c) + (b - d)i
Phép nhân số phức z.w = (ac - bd) + (ad + bc)i
Phép chia số phức
\(\frac{w}{z}=\frac{c+di}{a+bi}=\frac{\left( c+di \right)\left( a-bi \right)}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}=\frac{ac+bd}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}+\frac{ad-bc}{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}.i,\left( a+bi\ne 0 \right)\)
b. Tính chất cần nhớ
- Cho số phức z = a + bi, (a, b ∈ R), i2 = -1
\(z=\overline{z}\Leftrightarrow\) Số phức z là số thực
\(z=-\overline{z}\Leftrightarrow\) Số phức x là số thuần ảo
- Cho hai số phức z1 = a + bi, z2 = c + di, (a, b, c, d ∈ R) ta có:
\(\overline{{{z}_{1}}+{{z}_{2}}}=\overline{{{z}_{1}}}+\overline{{{z}_{2}}}\)
\(\overline{{{z}_{1}}.{{z}_{2}}}=\overline{{{z}_{1}}}.\overline{{{z}_{2}}}\)
\(\overline{\frac{{{z}_{1}}}{{{z}_{2}}}}=\frac{\overline{{{z}_{1}}}}{\overline{{{z}_{2}}}},\overline{{{z}_{2}}}\ne 0\)
\(\left| {{z}_{1}}.{{z}_{2}} \right|=\left| {{z}_{1}} \right|.\left| {{z}_{2}} \right|\)
\(\left| \frac{{{z}_{1}}}{{{z}_{2}}} \right|=\frac{\left| {{z}_{1}} \right|}{\left| {{z}_{2}} \right|},{{z}_{2}}\ne 0\)
\(\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|\le \left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|\)
Căn bậc hai của một số phức
Cho số phức z = a + bi. Tìm căn bậc hai của một số phức
- Nếu z = 0 ⇒ z có căn bậc hai là: 0
- Nếu z = a > 0 ⇒ z có căn bậc hai là: \(\sqrt{a},-\sqrt{a}\)
- Nếu z = a < 0 ⇒ z có căn bậc hai là: \(i\sqrt{-a},-i\sqrt{a}\)
Nếu z = a + bi, b ≠ 0. Giả sử w = x + yi, y ∈ R là một căn bậc hai của số phức z ta có:
w2 = z ⇔ (x + yi)2 = a + bi
\(\Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {{x^2} - {y^2} = a} \\
{2xy = b}
\end{array}} \right.\)
Giải hệ phương trình trên mỗi cặp (x; y) thu được cho ta một căn bậc hai của z.
3. Công thức giải nhanh số phức
Công thức giải nhanh phương trình \(az+b\overline{z}=c\)
\(z=\frac{\overline{a}.c-b.\overline{c}}{{{\left| a \right|}^{2}}-{{\left| b \right|}^{2}}}\)
4. Bất đẳng thức số phức
\(\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|\le \left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|\) dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi z1 = k.z2, k ≥ 0
\(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|\le \left| {{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{2}} \right|\) dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi z1 = k.z2, k ≤ 0
\(\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|\le \left| \left| {{z}_{1}} \right|-\left| {{z}_{2}} \right| \right|\) dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi z1 = k.z2, k ≤ 0
\(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|\le \left| \left| {{z}_{1}} \right|-\left| {{z}_{2}} \right| \right|\) dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi z1 = k.z2, k ≥ 0
Xem thêm: Chuyên đề số phức
Như vậy qua bài viết trên đây của Eballsviet.com các bạn đã hiểu rõ thế nào là số phức, công thức số phức. Từ đó có thêm nhiều kiến thức cũng như phương pháp có thể vận dụng để giải bài tập.
Link Download chính thức:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
-
Toán 6 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng (Sơ đồ tư duy)
-
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (6 Mẫu)
-
Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 3)
-
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
Mới nhất trong tuần
-
Vòng tròn lượng giác
10.000+ -
Các dạng bài tập cực trị của hàm số
50.000+ -
Tóm tắt lý thuyết và giải nhanh Toán 12
50.000+ 1 -
Các dạng bài tập tính đơn điệu của hàm số
50.000+ -
524 câu hỏi vận dụng cao trong các đề thi THPT Quốc gia
5.000+ -
Phương pháp tọa độ hóa hình không gian
10.000+ -
Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 12
10.000+ -
Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 12 năm 2023 - 2024
10.000+ -
Thể tích khối chóp: Công thức và bài tập
1.000+ -
Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm số phức
100+