Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh Đề minh họa thi THPT Quốc gia môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Hóa học
Ngày thi THPT Quốc gia ngày một đang đến gần, hãy chăm chỉ cùng Eballsviet.com tham khảo tài liệu Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh.
Hy vọng đây là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh lớp 12 rèn luyện kỹ năng làm bài và làm quen với cấu trúc đề thi môn Toán, Ngữ văn, môn Hóa học, tiếng Anh. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia trường THPT Thuận Thành 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến
đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá
ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc
có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ
của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa
là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình
trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt
hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không “?
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm
để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi
những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những
người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một
phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”
(Bài phát biểu khai giảng – Thầy Nguyễn Minh Quý – THPT Trần Nguyên Hãn
– Hải Phòng 05/09/2017)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ?
Câu 3. Anh/chị hãy cho biết tác dụng của phép điệp cấu trúc “Đối mặt với ...” được sử dụng ở
đoạn văn cuối ?
Câu 4. Nêu một số thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn nhắn gửi đến các em học sinh qua
nội dung bài phát biểu.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm được
đưa ra trong văn bản Đọc hiểu trên: “Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người”.
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬNTHÀNH 1
(Đề thi gồm 02 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của
sông Hương:
Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của
rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như
cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm
dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”
Khi về đến thành phố Huế: “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc
của vùng ngoại ô Kim Long”; “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường
cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “Đấy
là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”; “sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn
lúc đêm khuya.”
Hãy phân tích những chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông
Hương. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
....................Hết...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT
Môn: Ngữ văn – Lớp 12
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Phần
Câu
Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận. 0.5
2 HS nêu ít nhất được hai thách thức: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt,
môi trường ô nhiễm, thay đổi nghề nghiệp ...
0.5
3 Tác dụng của phép điệp cấu trúc:
- Tạo nhịp điệu giục giã.
- Nhấn mạnh và khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối đầu với
thách thức của các bạn học sinh.
1.0
4 Học sinh có thể tùy theo hiểu biết cá nhân mà đưa ra các thông điệp khác
nhau, cần đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục và logic. Nêu ra được ít nhất
hai thông điệp. Ví dụ:
- Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp; tìm hiểu về nghề nghiệp
hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai để có lựa chọn đúng đắn.
- Cần dũng cảm để thay đổi.
- Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng
tránh, bị động mà cần chủ động, linh hoạt.
- Cần có tư duy phản biện để giúp con người trưởng thảnh trong một xã
hội đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng.
1.0
II LÀM VĂN 7.0
1 Trình bày suy nghĩ về quan niệm: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng
cảm của mỗi người.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự cần thiết phải có lòng dũng cảm để thay đổi.
0.25
c. Triển khai vấn để nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về sự quan trọng
của lòng dũng cảm mang tới sự thay đổi trong cuộc sống. Có thể theo
hướng sau:
- “Cốt lõi” là chỉ yếu tố nòng cốt, quan trọng nhất -> quan niệm khẳng
định yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thay đổi là lòng dũng cảm.
- Đây là quan niệm đúng đắn. Bởi khi có lòng dũng cảm mỗi bạn trẻ mới
có thể thay đổi được bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua
1.0
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh 1,4 MB 27/05/2019 Download
Có thể bạn quan tâm
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
Sắp xếp theo