Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo 5 Đề thi cuối học kì 2 lớp 8 (Có đáp án, ma trận)
TOP 5 Đề thi học kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
Đề thi học kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm 5 đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi cuối kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 5 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng tải tại đây.
Bộ đề thi cuối kì 2 lớp 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024
1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8
Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 8
PHÒNG GD&ĐT......... TRƯỜNG THCS........... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
"Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. (. . .) Hay là bây giờ em nghĩ thế này ... Song anh có cho phép nói em mới dám nói...
Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi bảo:
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đưa nào đến bắt nạt thì em còn chạy sang...
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta à? Dễ nghe mhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về không một chút bận tâm."
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 1 (1.0 điểm). Trong đoạn hội thoại trên có mấy lượt lời? Trình bày vai xã hội của Dế Mèn và Dế Choắt
Câu 2 ( 1.0 điểm). Hãy nêu mục đích hành động nói của Dế Choắt?
Câu 3 ( 1.0 điểm). Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên? Mỗi câu đó thể hiện tính cách gì của từng nhân vật?
II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). “Trên con đường của thành công không có bóng dáng của kẻ lười biếng”. Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan điểm này trong khoảng 200 từ.
Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn thể hiện quan điểm của em về mối quan hệ giữa học và hành.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8
Câu 1 (1.0 điểm).
Trong đoạn hội thoại trên có 4 lượt lời.
Dế Mèn khỏe mạnh hơn nên là vai trên, Choắt vai dưới
Câu 2 ( 1.0 điểm).
Dế Choắt muốn Mèn giúp đào tổ thông ngách sang để bảo vệ bản thân vì quá yếu ớt
Câu 3 ( 1.0 điểm).
Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích trên:
- Song anh cho phép em mới dám nói...
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em còn chạy sang...
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
=> Dế Choắt lép vế, nhỏ bé nên phải đề nghị Dế Mèn bằng những câu trần thuật (gọi là cầu khiến gián tiếp).
=> Dế Mèn lại luôn tỏ ra đàn anh, đầy sức mạnh với thái độ trịch thượng nên trực tiếp bày tỏ thái độ bằng những câu cầu khiến.
II. PHẦN VIẾT (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Đoạn văn mẫu tham khảo
"Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Quả đúng như vậy ! Như chúng ta đã biết thì thành công là điều mà ai ai cũng muốn . Nhưng để đạt được điều này thì quả thật là không dễ dàng. Con đường để đi đến thành công rất chông gai và phải trải qua rất nhiều gian khổ. Phải thật sự là người dũng cảm , mạnh mẽ và kiên trì thì ta mới có thể gặt hái được thành công . Không có một thành quả nào đến với ta một cách quá là dễ dàng. Nên nhớ rằng cái gì dễ dàng có được thì cũng nhanh chóng mất đi. Chính vì thế , ta đừng chông chờ vào việc người khác sẽ mang thành công đến cho mình. Đấy là điều không bao giờ xảy ra.Những kẻ lười biếng , ỷ lại và không chịu cố gắng sẽ mãi mãi chẳng bao giờ gặt hái được thành công. Cánh cửa thành công cũng sẽ chẳng bao giờ mở ra để chào đón dấu chân của những người lười biếng. Chính vì thế, chúng ta cần thay đổi tư duy ngay từ hôm nay. Lười nhác và ỷ lại có thể khiến bạn thảnh thơi , an nhàn vào những năm tháng tuổi trẻ nhưng nó đổi lại cho bạn những cực nhọc , vất vả , lo toan khi cuộc sống đã về già. Hiểu được điều này, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa. Hãy giải thoát mình ra khỏi những suy nghĩ phù phiếm , viển vông, hãy cam đảm đối diện và giải quyết khó khăn để tích lũy cho mình những kinh nghiệm và bài học quý báu. Có như vậy ta mới có thể làm chủ đời mình và tự kiến tạo cho mình một tương lai tốt đẹp.
Câu 2 (5.0 điểm).
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Mối quan hệ giữa học và hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).
2. Thân bài
a. Giải thích
“Học và hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.
→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.
b. Phân tích
Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.
Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.
Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 8
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
|
|
| 0 | 2 | 2 |
Thực hành tiếng Việt |
|
|
|
|
|
| 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
Viết |
|
|
|
| 0 | 2 |
|
| 0 | 2 | 7 |
Tổng số câu TN/TL | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 | 10 |
Điểm số | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 7 | 0 | 1 | 0 | 10 | 10 |
Tổng số điểm | 1.0 điểm 10% | 1.0 điểm 10% | 7.0 điểm 70% | 1.0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ | 1 | 0 |
| C1 |
Thông hiểu
| - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp | 1 | 0 |
| C2 | |
Vận dụng | - Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. - Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu. Thông điệp từ văn bản | 1 | 0 | C1 phần tự luận | ||
| Vận dụng cao | - Xác định các câu cầu khiến và tác dụng của các câu cầu khiến đối với việc thể hiện tính cách nhân vật. | 1 | 0 | C3 | |
VIẾT | 1 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện. - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. *Thông hiểu - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ - Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả. | 1 |
|
| C2 phần tự luận |
2. Đề thi học kì 2 môn GDCD 8
Đề thi cuối kì 2 GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT......... TRƯỜNG THCS........... | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 MÔN GDCD LỚP 8 Thời gian: .... phút |
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:
Câu 1. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
C. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
D. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
Câu 2. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sao đây?
A. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.
B. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.
C. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.
Câu 4. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.
C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.
D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.
Câu 5. Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.
B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.
C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.
D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.
Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 8. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết, do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ can phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn.
A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 9. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
Câu 10. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
B. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
C. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
D. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.
Câu 11. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
Câu 12. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.
B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.
C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.
Câu 13. “Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hợp đồng lao động.
B. Nội quy lao động.
C. Kỉ luật lao động.
D. Nội quy làm việc.
Câu 14. Người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Tuân theo nội quy lao động.
B. Thực hiện tất cả yêu cầu của người sử dụng lao động.
C. Thực hiện hợp đồng lao động.
D. Thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?
A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.
B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 16. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.
B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.
D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Câu 17. Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.
B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.
C. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.
D. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa đủ 18 tuổi là
A. lao động thành niên.
B. lao động đã qua đào tạo.
C. lao động chưa thành niên.
D. lao động phổ thông.
Câu 19. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?
Tình huống. Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.
A. Chị X
B. ông M.
C. Chị X và ông M.
D. Không có nhân vật nào.
Câu 20. Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.
B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
Câu 21. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.
C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.
D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.
Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.
B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.
C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.
D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Sáng chủ nhật, V có hẹn sẽ cùng đi đá bóng với H. Khi tới nhà bạn H, V thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, V mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.
Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.
C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.
D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.
Câu 24. Anh S làm việc tại công ty của ông K. Trong quá trình làm việc, anh S luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, anh S vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi anh thắc mắc, ông K đã có những lời lẽ không hay xúc phạm anh và đuổi việc, không cho anh S tiếp tục làm việc tại công ty.
Câu hỏi: Nhân vật nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?
A. Anh S.
B. ông K.
C. Anh S và ông K.
D. Không có nhân vật nào.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?
a) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.
b) Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để doạ mọi người.
c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời.
d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.
Câu 2 (2,0 điểm): Theo em, những hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Vì sao?
a) Đuổi việc nhân viên mà không thông báo trước.
b) Tự ý giảm tiền lương của người lao động.
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D | 2-B | 3-B | 4-A | 5-C | 6-B | 7-B | 8-A | 9-C | 10-D |
11-C | 12-A | 13-A | 14-B | 15-C | 16-C | 17-B | 18-C | 19-B | 20-C |
21-A | 22-B | 23-B | 24-B |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Trường hợp a) Việc quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong có thể gây cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.
- Trường hợp b) Hành động của anh M gây đe doạ đến tính mạng của người khác.
- Trường hợp c) Việc làm này có thể gây ra các vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, tính mạng người dân do việc sử dụng các bình ga sang chiết lậu, kém chất lượng.
- Trường hợp d) Nếu không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà thì các thiết bị điện này có thể bị chập điện gây ra cháy nhà, nổ bình ga,...
Câu 2 (2,0 điểm):
- Trường hợp a) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, vì Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người sử dụng lao động phải báo trước cho nhân viên khi quyết định cho thôi việc. Hành vi tự ý đuổi việc người lao động mà không báo trước là không tôn trọng người lao động và sẽ khiến người lao động không có sự chuẩn bị trước, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống.
- Trường hợp b) Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lao động vì Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các thoả thuận trong hợp đồng lao động, trong đó có thoả thuận về tiền lương. Do đó, người sử dụng lao động không được phép tự ý giảm tiền lương của người lao động.
Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8
TT | Mạch nội dung | Nội dung/chủ đề/bài | Mức độ đánh giá | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Giáo dục pháp luật | Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | 6 câu | 2 câu | 1 câu (2đ) | 2 câu | 1 câu (2đ) | 2 câu | ||
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | 6 câu | 2 câu | 2 câu | 2 câu | ||||||
Tổng câu | 12 | 0 | 4 | 1 | 4 | 1 | 2 | 0 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8
Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 học kì 2
UBND HUYỆN ……… TRƯỜNG THCS ……. .
| ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 10 câu - 02 trang |
PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.
Câu 1: Sự ra đời của giai cấp Công nhân là do:
A. Cách mạng vô sản.
B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
C. Cách mạng công nghiệp
D. Cách mạng tư sản.
Câu 2: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:
A. Hiệp ước Nam Kinh
B. Hiệp ước Bắc Kinh
C. Hoà ước Biển Đông
D. Hoà ước Quảng Tây
Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?
A. Vua Gia Long
B. Vua Nguyến Ánh
C. Vua Minh Mạng
D. Vua Quang Tự
Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?
A. Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.
B. Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.
C. Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Du kích
B. Đánh trực diện
C. Loạn tiễn
D. Mua chuộc đối phương
Câu 6: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?
A. Bệnh nặng, tuổi cao
B. Bị tay sai Pháp giết hại
C. Bị thương nặng trong khi tham chiến
D. Bị tai nạn
Câu 7: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:
A. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta
B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta
C. Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp
D. Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.
Câu 8 : Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?
A. Long Biên (Hà Nội)
B. Tràng Tiền (Huế)
C. Bãi Cháy (Quảng Ninh)
D. Bình Lợi (Sài Gòn)
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1. (1. 5 điểm):
Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?
Câu 2 (1,5 điểm): Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:
a. Hãy nêu sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương ?
b. Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế?
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhóm đất nào chiếm diện tích nhỏ nhất nước ta?
A. Nhóm đất mùn núi cao.
B. Nhóm đất phù sa.
C. Nhóm đất phèn, đất mặn.
D. Nhóm đất Feralit.
Câu 2: Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất và bảo vệ đất cần có biện pháp nào?
A. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
B. Duy trì nguồn nước ngọt thường xuyên
C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 3: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển là:
A. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ
C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long
D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh
Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt khoảng
A. 20ºC.
B. 21ºC.
C. 23ºC.
D. 25ºC
Câu 5. Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở
A. Các đồng bằng
B. Bắc Trung Bộ
C. Việt Bắc
D. Thềm lục địa
Câu 6: Khí hậu vùng biển nước ta mang tính chất
A. nhiệt đới gió mùa.
B. ôn đới gió mùa.
C. cận nhiệt gió mùa
D. cận xích đạo.
Câu 7. Theo Luật biển năm 2012 vùng biển Việt Nam trong biển Đông bao gồm:
A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm luc địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.
Câu 8: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta là:
A. Có nhiều thiên tai như bão
B. Tình trạng chồng lấn giữa các vùng biển đảo của nhiều quốc gia.
C. Hiện tượng nước biển dâng
D. Tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.
B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
b. Là học sinh em cần có những hành động gì để bảo vệ môi trường biển đảo?
Câu 2: (1,0 điểm)
Biển đảo có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế của nước ta?
----- Hết------
Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8
Xem chi tiết đáp án trong file tải về
Ma trận đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8
A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chương 4: Châu Âu và nước Mĩ từ cuối TK XVIII đến đầu TK XX | Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học | Nhận biết: - Biết được sự ra đời của giai cấp CN. - Sự thành lập công xã Pari. Thông hiểu: - Hiểu được những hoạt động chính của C. Mác. Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa XHKH. - Hiểu được một số hoạt động tiêu biểu của PT cộng sản và CN quốc tế cuối TK XIX- đầu TK XX. Vận dụng: - Đánh giá vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng thế giới Vận dụng cao: - Vận dụng kiến thức đánh giá vai trò của C. Mác. Ph. Ăng-ghen đối với PT CN thế giới. | 1TN | |||
2 | CHƯƠNG 6: CHÂU Á TỪ NỬA SAU TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX | Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX | Nhận biết - Biết được quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc. - Biết được nội dung, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Thông hiểu: - Hiểu được nguyên nhân, ý nghĩa của CM Tân Hợi 1911. Vận dụng Đánh giá được ảnh hưởng của cuộc DTMT ở Nhật đến các nước châu Á và Việt Nam. Vận dụng cao: Đánh giá vai trò của Tôn Trung Sơn đối với CM Tân Hợi. | 1TN | |||
3 | CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ TK XIX ĐẾN ĐẦU TK XX | Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) | Nhận biết: - Biết được những nét chính về kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu TK XIX. - Biết được văn hóa Việt Nam nửa đầu TK XIX. - Biết được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn. Thông hiểu - Hiểu được tác động của văn hóa đến LS triều Nguyễn. - Hiểu được vì sao các cuộc KN nổ ra ở đầu TK XIX. Vận dung: Đưa ra các giải pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vận dụng cao: Đánh giá vai trò của quần đảo Hoàng Sa và đảo Trường Sa đối với việc bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc hiện nay. | 1TN | |||
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 | Nhận biết: - Biết được quá trình chống TD Pháp của nhân dân ta từ năm 1858- 1884. - Biết được bối cảnh, nội dung của những đề nghị cải cách nửa sau TK XIX. Thông hiểu: - Hiểu được vì sao TD Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam. - Hiểu được vì sao TD Pháp sau 10 năm mới tấn công ra Bắc Kì lần 2. - Hiểu được những hạn chế của những đề nghị cải cách. Vận dụng: - Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc ký với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Vận dụng cao: - Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước Vận dụng kiến thức để liên hệ các cuộc cải cách cùng thời trong khu vực. | 1TN | |||||
Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 – 1896 | Nhận biết: - Biết được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong PT Cần Vương. - Biết được 1 số sự kiện chính của cuộc KN Yên Thế Thông hiểu - Giải thích được tại sao cuộc KN Hương Khê là cuộc KN tiêu biểu trong PT Cần Vương. - Hiểu được tại sao cuộc KN Yên Thế tồn tại trong thời gian dài Vận dụng - So sánh cuộc KN Yên Thế với PT Cần Vương Vận dụng cao: - Đánh giá được vai trò của các lãnh đạo PT Cần Vương, Yên Thế. - Từ thất bại PT Cần Vương và cuộc KN Yên Thế hãy rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay | 2TN | 1TL | 1. a TL | 1. b TL | ||
Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917 | Nhận biết: - Biết được 1 số chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp ở Việt Nam. - Biết trình bày hoạt động yêu nước của PBC, PCT. Thông hiểu: - Hiểu được tác động của cuộc khai thác thuộc địa đến kinh tế, xã hội Việt Nam. Vận dụng - So sánh xu hướng cứu nước của hai ông. Vận dụng cao - Vận dụng kiến thức thể hiện thái độ của HS trước cuộc khai thác thuộc địa của TD Pháp. | 2TN | |||||
Số câu/Loại câu Tỉ lệ % | 8 TNKQ | 1 TL | 1. a TL | 1. b TL | |||
20% | 15% | 10% | 5% |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
TT |
Chủ đề/ Bài học | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Phân môn Địa lí | ||||||||
1 | ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM ( 10% - đã kiểm tra giữa kì II) | – Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng – Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính – Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam – Đặc điểm chung của sinh vật – Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam | Nhận biết – Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.
| 2 TN | 5% 0,5 điểm | |||
2 | BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ( 7 tiết) | – Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam – Các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông – Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam | Nhận biết – Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. – Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam. Thông hiểu – Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Vận dụng – Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trình bày được các khái niệm vùng nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam). - Vận dụng cao: Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo. | 4TN | 1TL* | 1TLa | 1TLb | 30% 3,0 điểm |
3 | Chủ đề chung 2: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG ( 3 tiết) | - Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam. - Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam. - Những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo. | - Nhận biết: - Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam - Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Thông hiểu: Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. | 2TN* 2TN* | 1TL* | 15% 1,5 điểm | ||
Số câu/ loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1/2 câu TL | 1/2 câu TL | 10 câu ( 8TN, 2TL) | |||
Tỉ lệ % |
| 20 | 15 | 10 | 5 | 50% |
...................
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 lớp 8 sách Chân trời sáng tạo