Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 9 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 9 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 gồm 2 đề có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề thi giữa kì 2 GDCD 9 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.

TOP 2 Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc mới gồm 30% trắc nghiệm (trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng + trắc nghiệm đúng sai) kết hợp 70% tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình.

Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT……….

TRƯỜNG THCS………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN GDCD 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Từ câu 1 đến câu 20, ở mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “…….. là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra”.

A. Quản lí thời gian hiệu quả.
B. Xây dựng kế hoạch học tập.
C. Xác định mục tiêu học tập.
D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.

Câu 2. Để quản lí thời gian hiệu quả, mỗi người cần

A. xây dựng kế hoạch thực hiện các công việc.
B. đề ra mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân.
C. không thay đổi kế hoạch trong bất kì trường hợp nào.
D. thực hiện kế hoạch một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc.

Câu 3. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã quản lí thời gian thiếu hiệu quả?
Trường hợp. Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn C chỉ xem bài qua loa một chút rồi lại chơi điện tử đến tận khuya, cuối tuần, thường đi chơi cùng các bạn. Thấy vậy, chị V nhắc nhở V cần cố gắng hơn. Khi được chị gái góp ý, bạn C trả lời: “Còn hai tuần nữa em mới thi, chẳng có gì phải vội”.

A. Bạn C.
B. Chị V.
C. Bạn C và chị V.
D. Không có nhân vật nào.

Câu 4. “Lập danh sách các công việc, nhiệm vụ cần hoàn thành: liệt kê tất cả những công việc phải làm theo ngày, tuần, tháng,...” - là nội dung của bước nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?

A. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
B. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.
C. Xác định mục tiêu công việc.
D. Điều chỉnh kế hoạch sát với thực tế.

Câu 5. “Lựa chọn cách thức hoàn thành công việc phù hợp với đặc điểm bản thân, lưu ý đến thời điểm, thói quen làm việc hiệu quả nhất của bản thân để lựa chọn cách thức hiệu quả nhất” - đó là nội dung của bước nào trong quá trình lập kế hoạch quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định ý tưởng quản lí thời gian.
B. Xác định mục tiêu công việc.
C. Lập kế hoạch quản lí thời gian.
D. Thực hiện kế hoạch quản lí thời gian.

Câu 6. Dựa vào các dữ liệu dưới đây, em hãy xác định thứ tự các bước quản lí thời gian hiệu quả.

(1) Lập kế hoạch.
(2) Thực hiện kế hoạch.
(3) Xác định mục tiêu công việc.

A. (3) → (1) → (2).
B. (1) → (2) → (3).
C. (2) → (1) → (3).
D. (3) → (2) → (1).

Câu 7. Quản lí thời gian hiệu quả không đem lại tác dụng nào sau đây?

A. Giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống.
B. Khiến năng suất lao động, học tập giảm sút.
C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.
D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.

Câu 8. Đầu năm học lớp 9, bạn P và bạn K đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn P và bạn K đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn. Trong trường hợp trên, nếu là bạn thân của P và K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên hai bạn bỏ cuộc, vì có cố gắng cũng không đạt kết quả gì.
C. Chỉ trích, phê bình các bạn gay gắt vì không biết sắp xếp, quản lí thời gian.
D. Khuyên hai bạn nên xây dựng kế hoạch rèn luyện và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.

Câu 9. Những thay đổi đến từ môi trường có thể xảy ra với mỗi cá nhân và gia đình là

A. thiên tai, biến đổi khí hậu.
B. mất mát người thân; thay đổi chỗ ở.
C. thay đổi chỗ ở; thay đổi thu nhập.
D. sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Câu 10. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với nỗi đau mất mát người thân; sự xáo trộn do thay đổi chỗ ở, thay đổi nguồn thu nhập,… - đó là những thay đổi đến từ phía

A. môi trường.
B. gia đình.
C. chính sách pháp luật.
D. khoa học - công nghệ.

Câu 11. Mỗi cá nhân có thể phải đối mặt với những thay đổi nào đến từ sự phát triển của khoa học - công nghệ?

A. Thiên tai (bão lụt…).
B. Biến đổi khí hậu.
C. Máy móc tự động hóa.
D. Sức khỏe suy giảm.

Câu 12. Nội dung nào sau đây là biện pháp ứng phó với thay đổi trong cuộc sống?

A. Hoảng loạn trước sự thay đổi.
B. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.

Câu 13. Khi bị ngã xe, anh B thấy chân trái của mình sưng tấy và đau nhức rất nhiều. Ngay lúc đó, anh cố gắng trấn an bản thân, nhờ người đi đường dìu lên vỉa hè để gọi điện thoại cho người bạn thân. Trong lúc chờ bạn đến đưa đi bệnh viện, anh B đã tìm cách cố định chân và hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Trong tình huống trên, khi đối mặt với sự thay đổi, anh B đã ứng phó như thế nào?

A. Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu.
B. Giữ sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
C. Giải quyết vấn đề theo hướng tiêu cực.
D. Bỏ cuộc, buông xuôi, phó mặc cho số phận.

Câu 14. Do kinh doanh thua lỗ, nên gia đình anh V lâm vào tình trạng nợ nần. Buồn chán và nghe theo lời dụ dỗ của nhóm bạn xấu, anh V vướng vào tệ nạn lô đề, cờ bạc với hi vọng “gỡ gạc” được chút tiền về trả nợ. Mặt khác, anh V cũng trở nên cục cằn, thô bạo hơn. Nhiều lần, trong bữa ăn, anh V đã mượn rượu để đánh đập và mắng chửi vợ mình (chị A). Nếu là người thân của chị A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. An ủi và khuyên chị nên thông báo sự việc với những người tin cậy.
B. Khuyên chị A hãy mạnh mẽ đánh lại anh V nếu bị anh V tấn công.
C. Mặc kệ, không quan tâm vì việc này không liên quan đến mình.
D. Khuyên chị A nên nhín nhịn, giữ kín kẻo người ngoài chê cười.

Câu 15. P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy cẳng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Nói dối rằng đã bán chiếc vòng tay để lấy tiền ủng hộ các bạn khó khăn.
B. Kiên quyết dấu diếm, không nói chuyện bị mất vòng tay với bố mẹ.
C. Bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn.
D. Nói dối bố mẹ rằng: chiếc vòng tay đã bị kẻ xấu ăn cắp.

Câu 16. Mấy tuần nay, K luôn cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn nói xấu mình trên mạng xã hội; thậm chí, còn có người lạ mặt nhắn tin đe dọa sẽ chặn đánh K trên đường đi học. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Ở trong phòng một mình, không tâm sự với ai.
B. Kiên quyết không đi học để phòng tránh rủi ro.
C. Bình tĩnh, tìm sự giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo.
D. Nhắn tin lại cho người lạ mặt kia với thái độ thách thức.

Câu 17. Hành vi tiêu dùng nào sau đây chưa hợp lí, chưa khoa học?

A. Mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm.
B. Lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt.
C. Lựa chọn sản phẩm phù hợp với cá nhân.
D. Chỉ mua những sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp.

Câu 18. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

A. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Câu 19. Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây khuyên con người cần tiết kiệm?

A. Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.
B. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy/ Ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
C. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
D. Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.

Câu 20. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”. Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.

Từ câu 21 đến câu 22, trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 21. Các quan điểm sau đây giải thích đúng hay sai về việc quản lí thời gian hiệu quả?

a) Làm được càng nhiều việc càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
b) Luôn dành thời gian cho những việc mình muốn làm.
c) Chủ động sắp xếp công việc hợp lí và biết mình cần hoàn thành những công việc gì, có bao nhiêu thời gian.
d) Luôn sắp xếp lịch trình làm việc một cách cố định, tuân thủ nghiêm ngặt và không thay đổi vì bất cứ lí do gì.

Câu 22. Xác định tính đúng/ sai của các nhận định sau:

a) Tất cả những thay đổi có khả năng xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình đều là thay đổi tiêu cực.
b) Khi thay đổi xảy ra, chúng ta cứ duy trì cuộc sống như hiện tại, không nhất thiết phải thích ứng.
c) Sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, vượt qua sự sợ hãi, bi quan là một trong những biện pháp quan trọng để thích ứng.
d) Hãy coi những sự thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống là cơ hội, động lực để rèn luyện bản thân và trưởng thành.

PHẦN II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là tiêu dùng thông minh? Việc tiêu dùng thông minh sẽ đem đến những lợi ích nào?

Câu 2 (1,5 điểm). Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp sau đây.

Trường hợp 1. Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái (10 tuổi) đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra giấy những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.

Trường hợp 2. Bạn D rất thích các món chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.

Trường hợp 3. Bạn P gửi cho C thông tin về loại áo chống nắng phù hợp với lứa tuổi học sinh, đang được giảm giá 20% nếu mya từ 2 áo trở lên. P rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 9

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

Từ câu 1 đến câu 20: mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-A

4-C

5-C

6-A

7-B

8-D

9-A

10-B

11-C

12-B

13-B

14-A

15-C

16-C

17-D

18-B

19-C

20-C

Từ câu 21 đến câu 22:

- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Học sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

Nhận định a)

Nhận định b)

Nhận định c)

Nhận định d)

Câu 21

Sai

Sai

Đúng

Sai

Câu 22

Sai

Sai

Đúng

Đúng

............

Xem đầy đủ nội dung trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm