Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo - Tuần 5 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4

Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 5, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 4 hệ thống lại kiến thức cần nhớ trong tuần, luyện giải phiếu bài tập để củng cố kiến thức tuần vừa qua thật tốt.

Với các dạng bài tập về biểu thức có chứa chữ, tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, các em sẽ nắm thật chắc kiến thức tuần 5, để ngày càng học tốt môn Toán 4 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, có thể tham khảo trọn bộ Bài tập cuối tuần Toán 4 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Kiến thức cần nhớ Toán 4 Tuần 5

* Biểu thức có chứa chữ: Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức.

* Tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

* Tính chất kết hợp của phép cộng: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và thứ ba.

Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Tuần 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Biểu thức nào sau đây là biểu thức có chứa hai chữ?

A. m – n + 2
B. m – 10
C. 10 – n
D. n - 2

Câu 2. Giá trị của biểu thức a + b x 4 với a = 3, b = 5 là:

A. 60
B. 32
C. 30
D. 23

Câu 3. Giá trị của biểu thức: a + b x c với a= 2, b = 10, c = 8 là:

A. 20
B. 36
C. 80
D. 82

Câu 4. Cho biểu thức ( 24 + b) x 3. Với b = 3 thì biểu thức có giá trị là:

A. 30
B. 72
C. 81
D. 90

Câu 5. Cho: 345 + 294 = …. + 345. Số điền vào chỗ chấm là:

A. 294
B. 345
C. 639
D. 693

Câu 6. Cho: 2 022 + 2023 ….. 2 023 + 2 020. Dấu điền vào chỗ chấm là:

A. >
B. <
C. =
D. Không có dấu phù hợp

Câu 7. Với a = 5, b = 7, biểu thức nào có giá trị bé nhất?

A. a + b x 8
B. a x 5 + b x 2
C. (a + b ) x 2
D. a x 5 + b

Câu 8. Cho biểu thức: A = a + b. Nếu tăng mỗi số hạng lên 21 đơn vị thì giá trị biểu thức A tăng lên bao nhiêu đơn vị?

A. 20
B. 21
C. 40
D. 42

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

m

100

50

204

15

Biểu thức

m - 2

m x 3 - 78

(m – 50 ) x 2

30 : (m - 5)

Giá trị của biểu thức

… ………….

… ………….

… ………….

… ………….

Bài 2: Tính giá trị biểu thức.

a. m – n – p với m = 192, n = 12, p = 25

b. m x n – p với m = 15, n = 24, p = 58

Bài 3: Với a = 5 nối các biểu thức có giá trị bằng nhau.

Bài 3

Bài 4: Quãng đường MNPQ gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây:

Bài 3

Hãy tính độ dài quãng đường MNPQ với:

a. m = 12 km, n = 9 km

b. m = 11 km; n = 6 km

Bài 5: Tính bằng cách thuận tiện.

a. 98 + 3 + 97 + 2

……………………………………………..

……………………………………………..

……………………………………………..

b. 237 + 357 + 763

……………………………………………..

……………………………………………..

……………………………………………..

Đáp án Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Tuần 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu12345678
Đáp ánADDCAACD

II. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1:

m 1005020415
Biểu thức m - 2m x 3 - 78(m – 50 ) x 230 : (m - 5)
Giá trị của biểu thức 98 72 308 3

Bài 2:

a) m – n – p với m = 192, n = 12, p = 25

m – n – p = 192 – 12 – 25

= 180 – 25

= 155

b) m x n – p với m = 15, n = 24, p = 58

m x n – p = 15 x 24 - 58

= 360 – 58

= 302

Bài 3:

Bài 3

Bài 4:

Bài giải

a. Độ dài quãng đường MNPQ với m = 12 km, n = 9 km là:

10 + 12 + 9 = 31 (km)

b. Độ dài quãng đường MNPQ với m = 11 km, n = 6 km là:

10 + 11 + 6 = 27 (km)

Đáp số: a. 31 km; b. 27 km

Bài 5:

a. 98 + 3 + 97 + 2

= (98 + 2) + (97 + 3)

= 100 + 100

= 200

b. 237 + 357 + 763

= (237 + 763) + 357

= 1000 + 357

= 1 357

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm