Văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Ông Một (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7
Văn bản Ông Một trích từ “Phía Tây Trường Sơn” được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn lớp 7, sách Chân trời sáng tạo, tập 1.
Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt văn bản Ông Một, bao gồm 5 mẫu tóm tắt, mời tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Tóm tắt văn bản Ông Một
Tóm tắt văn bản Ông Một - Mẫu 1
Khi rời căn cứ, con voi u rũ vì nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Hằng ngày, nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ. Có bận, con voi còn bỏ ăn. Hiểu lòng con voi, người quản tượng thả nó về rừng. Hằng năm, khi sang thu, con voi lại xuống làng. Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ giữa sân. Ông còn dắt nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Đến khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Con voi biết người quản tượng không còn, buồn bã ra đi. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.
Tóm tắt văn bản Ông Một - Mẫu 2
Sau khi khởi nghĩa thất bại, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ vì nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc. Người quản tượng hiểu lòng con voi nên đã thả nó về rừng. Hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Người quản tượng gặp lại con voi như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Kể từ đó, mấy năm, con voi mới xuống làng một lần, thăm căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.
Tóm tắt văn bản Ông Một - Mẫu 3
Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Người quản tượng hiểu lòng con voi, ông quyết định thả nó về rừng. Không biết nó đi đâu, nhưng hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Dân làng cùng người quản tượng nô nức ra đón nó về. Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ giữa sân. Thấy con vật luyến chủ, người quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.
Tóm tắt văn bản Ông Một - Mẫu 4
Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp con voi (mà ông trân trọng gọi nó là Ông Một) của Đề đốc Lê Trực - một lãnh tụ quan trọng trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào cuối thế kỉ XIX. Sau khi bị vây hãm, nghĩa quân dần tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về người quản tượng và con voi. Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ nhưng chỉ khuây khỏa lúc làm việc, có bận nó còn bỏ ăn. Người quản tượng hiểu lòng con voi, ông quyết định thả nó về rừng. Không biết nó đi đâu, nhưng hằng năm khi sang thu, nó lại xuống làng. Dân làng cùng người quản tượng nô nức ra đón nó về. Con voi theo người quản tượng về mái nhà cũ, quỳ giữa sân. Thấy con vật luyến chủ, người quản tượng như trẻ lại. Ông dẫn nó đi tắm, rồi đưa nó lên nương - thiết đãi nó những bữa no nê. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng không thấy người chủ cũ ra đón, nó rảo bước về nhà, quỳ xuống giữa sân, rống gọi. Biết người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã ra đi, chạy khắp làng tìm chủ. Từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.
Tóm tắt văn bản Ông Một - Mẫu 5
Rời căn cứ, con voi trở nên buồn bã vì nhớ ông Đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, làm kéo gỗ. Nhưng khi rảnh việc, con voi lại buồn bã, có bận còn bỏ ăn. Sau này, vì muốn con voi được tự do, người quản tượng đã thả nó về rừng. Hàng năm khi sang thu, con voi lại về làng thăm người chủ cũ. Được mười năm, ông quản tượng qua đời. Con voi trở về làng không thấy người quản tượng thì buồn bã. Kể từ đó, mấy năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ bỏ đi.