Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm Dàn ý & 32 bài văn mẫu lớp 7
Eballsviet.com giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Tài liệu sẽ bao gồm dàn ý và 32 bài văn mẫu hay nhất. Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
- Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.
b. Bàn luận
- Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
- Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
c. Lật lại vấn đề
Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý kiến.
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Mẫu số 1
Có ai đó đã từng nói rằng: “Cái ta biết chỉ là giọt nước. Cái ta chưa biết là cả một đại dương mênh mông”. Việc học tập không bao giờ là kết thúc. Bởi thế mà nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Và Lê-nin cũng có một lời khuyên sâu sắc: “Học, học nữa, học mãi”.
Đầu tiên học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức.
Học tập không ngừng đem lại cho con người nhiều lợi ích. Kiến thức trong xã hội là vô tận, nhưng hiểu biết của con người là vô hạn. Học tập chính là con đường để tiếp thu được những kiến thức đó. Chỉ có học tập mới có thể đem lại cho người ta hiểu biết nhiều hơn. Việc học tập cũng giúp thỏa mãn những ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. Học tập cũng là con đường ngắn nhất để đến với thành công. Trong xã hội hiện đại, nếu bạn không chịu học hỏi những cái mới bạn chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu. Điều đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bản thân mỗi người. Quan trọng nhất là những hiểu biết từ việc học tập, chúng ta sẽ đạt được những điều mà mình mong muốn cũng như được những người xung quanh kính trọng, ngưỡng mộ và yêu quý.
Dù là một nhà bác học thiên tài như Newton, Einstein, Thomas Edison thì họ vẫn luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân mình. Chính vì vậy, khi xã hội ngày càng phát triển, các bạn trẻ hãy ý thức được tầm quan trọng của việc học hỏi với con đường vươn tới thành công. Tuy nhiên, bên cạnh những bạn trẻ đang ngày đêm nỗ lực học tập chăm chỉ, tranh thủ từng thời gian để tích lũy kiến thức và kỹ năng nền tảng. Thì vẫn còn không ít những bạn trẻ lãng phí thời gian vào các trò chơi điện tử vô bổ, vào các mạng xã hội như: facebook, zalo… Chắc hẳn những con người ấy sẽ chẳng có ước mơ hay khao khát và cũng chẳng thể đạt được thành công.
Tuy nhiên vẫn có một số bạn trẻ có ý thức học tập nhưng lại học những thứ viển vông, cao siêu, xa rời thực tế. Điều ấy cũng gây lãng phí thời gian, tiền bạc cho gia đình và bản thân. Điều quan trọng nhất vẫn là tự ý thức được đam mê của bản thân và cố gắng học hỏi rèn kiến thức và rèn luyện kỹ năng để biến đam mê đó thành hiện thực. Khi còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi vẫn luôn nỗ lực học tập chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng cho bản thân.
Tóm lại, lời khuyên của Lê-nin đã để lại cho mỗi người bài học thật ý nghĩa. “Học, học nữa, học mãi” - học hỏi luôn là công việc suốt đời cần phải làm để vươn tới thành công.
Mẫu số 2
Từ lâu, truyền thống biết ơn đã được nêu cao trong cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam. Điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã để lại cho con cháu.
Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ con người cần phải có tấm lòng biết ơn trong cuộc sống. Chúng ta h ãy luôn biết ơn những người lao động - đem đến cuộc sống ấm no cho chúng ta.
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm bị triều đình phong kiến phương Bắc đô hộ. Các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung là những con người có công với đất nước. Họ được nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn cứu nước. Đó chính là một biểu hiện của tấm lòng biết ơn. Đến với cuộc sống hiện đại, truyền thống tốt đẹp đó của ông cha ta lại càng được phát huy. Những chuyến viếng thăm lại chiến trường xưa, thăm hỏi các thương binh, lễ dân hương các liệt sĩ… đều thể hiện được tấm lòng biết ơn của nhân dân ta đối với những con người góp phần đem lại nền hòa bình cho dân tộc.
Đối với mỗi học sinh, việc thể hiện lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng đơn giản: lễ phép với ông bà, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, chăm chỉ học tập, tích cực rèn trau dồi đạo đức... Tuy hành động nhỏ bé nhưng lại vô cùng cần thiết. Ông bà, bố mẹ, thầy cô chính là những người mà chúng ta cần phải biết ơn bởi:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hay:
“Không thầy đó mày làm nên”
Mỗi người hãy luôn t ự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hy sinh của các vị anh hùng dân tộc. Đồng thời, biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn. Đặc biệt, chúng ta cần tích cực rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.
Như vậy, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta vô cùng đáng quý. Mỗi một con người sống trên mảnh đất Việt Nam hãy luôn ghi nhớ câu tục ngữ này như một lời khuyên quý giá cho chính mình.
Mẫu số 3
Thời đại công nghệ với sự ra đời của nhiều mạng xã hội đã phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội đang gây ra những ảnh hưởng đến người dùng, đặc biệt là đối tượng học sinh.
Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram , Youtube,... được rất nhiều người sử dụng. Mạng xã hội giúp cho chúng ta có thể giao lưu, kết bạn dễ dàng. Các bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin, kiến thức một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là nơi để học sinh chia sẻ, thể hiện bản thân hay giải trí sau mỗi giờ học tập căng thẳng.
Một số trang mạng xã hội còn những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy,… ảnh hưởng không tốt đến nhân cách, đạo đức của học sinh. Không gian mạng xã hội cũng là không gian mở, ít chịu sự kiểm duyệt và giám sát. Từ đó dẫn đến hiện tượng một số người sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp trên mạng xã hội. Nhiều người sử dụng một cách tùy tiện, thậm chí “sáng tạo” ra những từ ngữ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Không chỉ vậy, việc sử dụng còn không đúng mục đích, đối tượng khiến cho người tham gia trực tiếp hay người đọc bên ngoài không thể hiểu được nội dung. Việc sử dụng những từ ngữ thiếu chuẩn mực để công kích, bôi nhọ hay mắng chửi người khác cũng xảy ra rất nhiều.
Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải có biện pháp quản lí trong việc sử dụng mạng xã hội của học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tỉnh táo trong việc sử dụng các trang mạng xã hội.
Mẫu số 4
Nơi lạnh lẽo nhất là nơi không có tính yêu thương. Con người cần biết yêu thương, chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Tình yêu thương có một sức mạnh vô cùng lớn lao.
Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi cả cuộc đời mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng. Trong cuộc sống, rất nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Bởi vậy mà mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Đặc biệt hơn cả, khi chúng ta giúp đỡ người khác sẽ khiến bản thân cảm thấy hạnh phúc, thanh thản. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Những năm qua, dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.
Đối với một học sinh như tôi, tôi hiểu được rằng cần phải biết sống sẻ chia, yêu thương với những người xung quanh. Đồng thời, tôi cũng tránh được lối sống vô cảm, thờ ơ với cộng đồng.
Có thể thấy, nơi nào có yêu thương, nơi đó có hạnh phúc. Sức mạnh của tình yêu thương thật lớn lao. Mỗi người hãy luôn giữ được một trái tim biết yêu thương, sẻ chia.
Mẫu số 5
Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.
Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.
Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.
“Học, học nữa, học mãi” - điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.
Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.
Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.
Mẫu số 6
Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Người biết tự học có thể lĩnh hội tri thức một cách chủ động. Kiến thức mà chúng ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Việc tự học còn nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân, giúp tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian.
ối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
Với bản thân, tôi luôn cố gắng tự học tập, rèn luyện. Tôi tích cực đọc sách nhiều hơn, tìm hiểu kiến thức trên mạng xã hội. Không chỉ vậy, tôi còn học hỏi ở bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh.
Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
Mẫu số 7
Bạo lực học đường là hành vi đánh đập gây tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm; cố tình tẩy chay,cô lập xảy ra với người học ở các cơ sở, tổ chức giáo dục.
Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang diễn biến phức tạp. Hằng năm, trên cả nước xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Tôi có thể kể đến vụ bạo lực xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Tối ngày 29 tháng 10 năm 2023, một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội. Trong đoạn clip, một bạn học sinh đang đứng túm tóc, đánh liên tục vào mặt và đầu của một bạn khác. Được biết, nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn là do bạn học sinh bị đánh nhặt được 500.000 đồng của bạn học sinh kia. Dù bạn học sinh này có đòi nhiều lần nhưng không được nên đã giải quyết bằng việc đánh bạn.
Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị thương, thậm chí bị nguy hiểm về tính mạng. Không chỉ vậy, người bị bạo lực sẽ gặp ám ảnh về tâm lí, luôn trong trạng thái lo lắng và sợ hãi, từ đó trở nên ngại tiếp xúc, trò chuyện với mọi người xung quanh. Tình trạng kể trên nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, cũng như sự phát triển trong tương lai. Những người phải chứng kiến hành vi bạo lực luôn cảm thấy lo sợ bản thân có thể trở thành nạn nhân tiếp theo. Bạo lực học đường khiến cho cơ sở, tổ chức giáo dục xảy ra bị suy giảm uy tín, không khí luôn trong tình trạng căng thẳng. Những giá trị về đạo đức, chuẩn mực xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do n hà trường, giáo viên còn lơ là, không quan tâm đến học sinh. Việc giáo dục kĩ năng sống trong trường học cũng chưa được phổ biến. Phụ huynh không quan tâm đến con cái. Học sinh trong độ tuổi còn thiếu chín chắn, thích chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè lôi kéo, kích động nên có hành vi sai trái.
Chính vì vậy, cần có biện pháp để chung tay đẩy lùi bạo lực học đường. Nhà trường, thầy cô và phụ huynh cần sát sao trong việc dạy dỗ học sinh. Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa bạo lực học đường cần được đẩy mạnh. Học sinh cần ý thức rèn luyện đạo đức, biết lựa chọn bạn tốt để chơi, khi phát hiện có hành vi bạo lực cần phải báo ngay cho nhà trường, thầy cô và phụ huynh.
Chúng ta hãy chung tay để xây dựng một môi trường học tập thân thiện, hạnh phúc. Nói không với bạo lực học đường!
Mẫu số 8
Lời răn dạy của thế hệ trước thường được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Và câu “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá giúp chúng ta học được nhiều điều bổ ích.
Câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Về nghĩa đen, “Uống nước nhớ nguồn” hiểu đơn giản là khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng, “uống nước” có nghĩa là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Ý nghĩa của câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người cần phải biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng.
Lòng biết ơn được coi là một điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và dân tộc Việt Nam vốn sống thủy chung, tình nghĩa. Ở quá khứ, lòng biết ơn thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội mừng lúa mới, thờ thành hoàng làng… Ở hiện tại, lòng biết ơn được thể hiện qua những hành động nhỏ bé nhưng giá trị. Hằng năm, các cuộc viếng thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ vẫn được tổ chức. Trong đại dịch Covid-19, chúng ta dành sự biết ơn cho các bác sĩ - những người nơi tuyến đầu chống dịch. Hoặc đôi khi lòng biết ơn được thể hiện rất đơn giản qua việc nói với lời cảm ơn, sống có ích hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lại có lối sống vô ơn, bội bạc. Họ chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất, sống một cách ích kỉ hẹp hòi. Đối với học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải tránh xa thái độ trên, trau dồi phẩm chất đạo đức để xứng đáng với thế hệ đi trước.
Như vậy, câu “Uống nước nhớ nguồn” đã gửi gắm một truyền thống tốt đẹp. Thế hệ trẻ cần phải ghi nhớ và phát huy để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh hơn.
Mẫu số 9
Một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người chính là rừng. Bởi vậy mà bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Hiểu một cách đơn giản thì rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Có thể khẳng định rằng, rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.
Ở nước ta, ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là điều vô cùng cần thiết. Trước hết, rừng là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động, thực vật. Nếu như rừng bị phá hoại, môi trường sống của chúng sẽ bị phá hủy. Không chỉ vậy, rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại giúp thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu. Khi những cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn như hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Bảo vệ rừng, chính là đang bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu thiên tai gây hại đến nhân loại.
Bên cạnh đó, những cánh rừng cũng đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Ông cha ta có câu “rừng vàng, biển bạc” chính vì vậy. Trong rừng có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Những cây thuốc quý có giá trị trong công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra, rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn với con người. Bảo vệ rừng, sẽ góp phần để xây dựng phát triển kinh tế.
Tầm quan trọng của rừng đôi khi còn gắn liền với lợi ích quốc gia. Nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới tự nhiên, bảo vệ rừng chính là bảo vệ an ninh quốc phòng. Trong chiến tranh, rừng giúp bộ đội ngụy trang, tránh khỏi kẻ thù… Bảo vệ rừng có ý nghĩa to lớn về mặt chiến lược đối với đất nước.
Từ đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. Một số hành động như trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.
Tóm lại, chúng ta cần hiểu được vai trò của rừng, và cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Điều đó thật sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nhân loại.
Mẫu số 10
Bạn bè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Bởi vậy mà có người đã từng nói rằng: “Không thể sống thiếu tình bạn”.
Trước hết, hiểu đơn giản, tình bạn là tình cảm gắn bó giữa những người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Một người bạn chân chính luôn sẵn sàng chia sẻ với chúng ta mọi niềm vui, nỗi buồn hay khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, vai trò của tình bạn là vô cùng quan trọng.
Chẳng ai sinh ra có thể sống mãi trong cô đơn. Con người luôn cần có ít nhất một người bạn để chia sẻ. Thử tưởng tượng một ngày nào đó không có bạn bè ở bên thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao. Không ai cùng đi chơi, không ai cùng trò chuyện, không ai cùng ăn uống. Cuộc sống lúc đó sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Một người bạn có thể cùng chúng ta trải nghiệm mọi thứ.
Người bạn tốt có thể sẽ sẵn sàng ở bên động viên, giúp đỡ trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Khi bạn cảm thấy mất phương hướng, họ sẽ đưa ra một lời khuyên chân thành, hướng đến điều tích cực. Một người bạn chân chính đôi khi lại chính là người thầy của chúng ta.
Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một chỗ dựa cho con người. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều bạn bè. Nhưng không phải tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người thực sự thấu hiểu và chia sẻ được cho nhau mới trở thành những người bạn thân thiết. Tình bạn khi đó đáng trân quý biết bao.
Chúng ta đã từng biết đến tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, hay giữa Lý Bạch và Đỗ Phủ. Họ không màng công danh, vật chất mà đối xử với nhau bằng tấm chân tình, sự đồng điệu về tâm hồn. Những tình bạn đáng thật đáng ngưỡng mộ.
Để giữ gìn tình bạn, mỗi người cần học cách tôn trọng bạn bè. Trong tình bạn không có chỗ cho sự dối trá, hay lợi dụng. Chỉ có thể dùng trái tim chân thành mới đổi lại được những người bạn tốt. Những người bạn cũng cần thẳng thẳn để giúp bạn nhận ra đúng sai, hướng đến điều đúng đắn nhất.
Có thể khẳng định rằng, câu nói “Không thể sống thiếu tình bạn” là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vậy, mỗi người hãy biết trân trọng tình bạn mà bản thân đang có.
Mẫu số 11
Khi xã hội ngày càng phát triển, con người dễ chạy theo những giá trị vật chất, thích phô trương cuộc sống xa hoa. Giản dị là một
Trước tiên, giản dị có thể hiểu là lối sống đơn giản, bỏ qua mọi sự cầu kì và không phô trương. Những người sống giản dị thường sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bản thân, không chạy theo xu hướng hay sống xa vời thực tại.
Lối sống giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện. Giản dị trong cuộc sống hằng ngày được biểu hiện ra bên ngoài từ nơi ở, trang phục, ăn uống… Hay giản dị trong công việc, lời nói và mối quan hệ với mọi người.
Người sống giản dị có cách ăn mặc đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với từng hoàn cảnh. Nơi ở của họ luôn ngăn nắp, sạch sẽ cũng như đơn giản nhưng vẫn có tính thẩm mĩ. Việc ăn uống hằng ngày sẽ theo chế độ dinh dưỡng, phù hợp với cơ thể. Giản dị trong lời nói hay hành động, không cần phải sử dụng ngôn từ hoa mĩ, người giản dị vẫn khiến mọi người xung quanh bị thuyết phục bởi phong thái nhẹ nhàng, đơn giản…
Sống giản dị giúp con người sống tiết kiệm. Chúng ta không cần đầu tư tiền bạc, tâm sức vào thứ vật chất xa xỉ. Sống giản dị giúp con người dễ hòa nhập hài hòa với thế giới xung quanh, làm cho người với người thân thiện hơn và có thêm nhiều mối quan hệ cao đẹp trong cuộc sống. Giản dị còn tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.
Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Hằng ngày, bữa ăn của Người có vài ba món hết sức đơn giản. Đó là các món ăn dân tộc không chút cầu kì như kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Cách ăn mặc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ áo nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Lối sống giản dị của Bác Hồ thật đáng ngưỡng mộ, noi theo.
Mẫu số 12
Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Thời gian là vàng”. Bởi vậy, chúng ta hãy cần phải biết quý trọng thời gian.
Trước hết, thời gian là một khái niệm trừu tượng. Nó không đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng. Bởi vậy, nếu thời gian đã qua đi, sẽ không thể quay lại. Và cho dù có rất nhiều tiền bạc cũng không thể mua được thời gian. Bởi vậy, chúng ta cần học cách trân trọng thời gian.
Trong cuộc sống, thời gian có một vai trò quan trọng. Thời gian giúp con người làm được nhiều thứ. Nó giúp con người ta trưởng thành hơn, nếm trải đủ mọi khó khăn, hạnh phúc trong cuộc sống, giúp cho con người ta thay đổi mọi mặt từ thể chất đến tinh thần. Đôi khi, thời gian trở thành “một liều thuốc quý giá” giúp chữa lành mọi vết thương dù nó từng đau đớn đến nhường nào. Xuân Diệu - ông hoàng thơ tình đã từng bộc lộ nỗi khát khao được sống tận hưởng, tận hiến với thời gian:
“Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”
(Giục giã)
Lời thơ của Xuân Diệu với mong muốn có thể sống tận hưởng, tận hiến trọn vẹn khoảng thời gian của tuổi trẻ. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với lối sống gấp, sống vội trong cuộc sống hôm nay. Con người không nên để bản thân sống như một cỗ máy. Mà chúng ta cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và quan tâm đến những người xung quanh. Vậy nhưng, hiện nay vẫn còn không ít người sống lãng phí thời gian. Họ chỉ biết chạy theo những cuộc ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội rồi lãng phí cuộc đời của chính mình.
Với một học sinh, quý trọng thời gian tức là quý trọng từng giây phút còn được gắn bó với bạn bè, thầy cô và mái trường. Cũng như tôi luôn cố gắng để học tập thật tốt, trau dồi những kỹ năng để chuẩn bị hành trang thật tốt cho tương lai.
Mỗi người hãy tận hưởng trọn vẹn khoảng thời gian mà mình có được, sống có ích và trọn vẹn cuộc đời.
Mẫu số 13
Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của nhân loại. Có người chạy theo những giá trị vật chất mà không chú ý tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ được lối sống giản dị, thanh bạch.
Hiểu đơn giản, lối sống giản dị là bỏ qua mọi sự cầu kì và không phô trương. Những người sống giản dị thường sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bản thân, không chạy theo xu hướng hay sống xa vời thực tại. Họ không quá coi trọng giá trị vật chất, vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Họ chú trọng đến phát triển bản thân, tu dưỡng tâm hồn và nhân cách tốt đẹp. Sống giản dị biểu hiện ở nhiều phương diện. Chúng ta sống giản dị từ trong cuộc sống hằng ngày như cách ăn, mặc hay ở. Cũng có thể sống giản dị được biểu hiện qua cách làm việc, nói chuyện.
Việc sống giản dị đem lại nhiều giá trị cho con người. Đầu tiên, chúng ta sẽ trở nên tiết kiệm hơn, khi không đầu tư tiền bạc, tâm sức vào những điều phù phiếm, xa xỉ. Sống giản dị giúp con người hòa nhập với thế giới xung quanh, mối quan hệ giữa con người cũng trở nên hài hòa, thân thiện hơn. Đồng thời, lối sống này cũng góp phần làm sáng lên nhân cách của chúng ta. Người sống giản dị luôn được kính trọng và yêu mến. Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống vội vã của cuộc sống hiện tại.
Tấm gương sáng về lối sống giản dị trong xã hội xưa như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi. Họ đều là những người yêu nước thương nguyện, nguyện tránh xa chốn quan trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương tiêu biểu của lối sống giản dị. Dù là một vị lãnh tụ nhưng từ cách ăn mặc, làm việc hay lời nói của Bác đều giản dị.
Có thể khẳng định rằng, lối sống giản dị vô cùng giá trị. Bởi vậy, mỗi người hãy học cách sống giản dị để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Mẫu số 14
Có ai đó đã từng nói rằng: “Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều”. Sách có vai trò quan trọng đối với con người, nhưng đọc sách như thế nào mới đúng đắn và hiệu quả.
Đầu tiên, khi đọc sách không quan trọng là bạn đọc được bao nhiêu cuốn.Trong một ngày, quỹ thời gian của con người là có hạn, là không đủ cho việc học tập, làm việc hay vui chơi. Nhiều người không còn khoảng thời gian cho công việc đọc sách. Mà số lượng những cuốn sách là vô hạn. Nên việc lựa chọn ra những cuốn sách có ích cho bản thân để đọc và tìm hiểu sẽ tiết kiệm thời gian và công việc sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Việc đọc sách không phải là để xem ai đọc được nhiều hơn ai, mà vì đọc sách sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. Nếu rơi vào trường hợp đọc quá nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, không đem lại lợi ích gì.
Chính vì vậy, đọc sách thì cần lựa chọn sách sao cho phù hợp, đọc làm sao cho cẩn thận, thẩm thấu hết được ý nghĩa của cuốn sách đó. Không xét đến việc đọc sách để giải trí, thì khi đọc sách để nghiên cứu và học tập, việc chọn lựa sách phải thực sự tinh tường. Người đọc cần làm rõ mục đích đọc cuốn sách, tìm hiểu kĩ nội dung sách và tác giả cuốn sách đó để lựa chọn những cuốn sách phù hợp và thực sự bổ ích. Các nhà khoa học, họ không thể trở nên uyên bác nếu không đọc sách mỗi ngày. Các nhà văn nhà thơ, họ không thể viết hay nếu như không đọc sách để tìm tòi ra cái hay và sáng tạo ra cái mới. Đọc được bao nhiêu lại tùy thuộc vào tốc độ đọc của mỗi người. Nhưng cách đọc thì phải thực sự có hiệu quả. Đọc sách phải không chỉ là lật giở từng trang, đọc con chữ trong đó. Mà đọc sách cần có sự suy nghĩ và chiêm nghiệm về nội dung cuốn sách đó. Bản thân người đọc khi đọc một cuốn sách có thể kết hợp ghi chép, thống kê lại những nội dung chính và những nhánh nội dung nhỏ theo một hệ thống mà bản thân cảm thấy dễ hiểu nhất. Việc ghi chép lại cũng thực sự hữu ích khi bạn ghi nhớ. Với những người đọc sách để nghiên cứu, việc đọc lại nhiều lần cuốn sách cũng giúp cho người đọc hiểu rõ hơn, mỗi lần đọc là một lần vỡ ra nhiều điều mới mẻ. Nếu như đọc một cuốn sách thực sự hiệu quả, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Vì mỗi cuốn sách chính là một kho tri thức. Trong lịch sử, chúng ta có thể kể đến nhiều bậc hiền tài như vua Lê Thánh Tông "Trống dời canh còn đọc sách”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, "tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh giường, quanh tường”. Đó đều là những con người kiệt xuất nhưng vẫn luôn ý thức trau dồi bản thân nhờ đọc sách.
Trong thế giới ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, văn hóa đọc sách đang rơi vào tình trạng đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ những con người luôn nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ. Đọc sách dường như không còn là sở thích của nhiều người nữa. Chính vì vậy, chúng ta cũng cần phải có biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng mô hình cà phê sách, các hội sách diễn ra thường niên… Việc đọc sách đối với học sinh, sinh viên - những chủ nhân của đất nước là vô cùng quan trọng, bởi sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại.
Như vậy, một cuốn sách hay thì cần phải có một phương pháp đọc đúng đắn. “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” - hãy biết trân trọng nó giống như trân trọng người bạn thân của mình.
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
Mẫu số 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng của dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau nhiều lời khuyên quý giá. Một trong số đó chính là câu:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Hồ Chủ tịch đã khẳng định trong cuộc sống, không có bất kì việc gì là khó khăn. Điều duy nhất khiến con người không thể thành công là không có sự kiên trì. Hình ảnh “đào núi” và “lấp biển” tượng trưng cho những công việc lớn lao, vĩ đại. Bác mượn hai hình ảnh trên để khẳng định vai trò của ý chí, nghị lực sẽ dẫn dắt chúng ta “làm nên” - có nghĩa là thành công. Trong kho tàng tục ngữ của dân tộc cũng có nhiều câu có lời khuyên giống với của Bác như: “Có chí thì nên”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”... Có thể thấy tầm quan trọng to lớn của sự quyết tâm, của ý chí trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cuộc sống là một hành trình vô tận với thật nhiều khó khăn, thử thách. Nếu như con người không đủ bản lĩnh thì khi phải đương đầu với chúng, họ sẽ dễ dàng bỏ cuộc, chán nản rồi rơi vào thất bại. Nhưng nếu có được quyết tâm, một ý chí mạnh mẽ cùng lòng kiên trì thì mọi thử thách chỉ là bước đệm để vươn tới thành công. Chắc hẳn không ai là không biết đến vị cố tổng thống nước Mỹ, Abraham Lincoln - là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Bố mẹ của ông đều là những người nông dân thất học và mù chữ. Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng. Cho đến bây giờ, cái tên Abraham Lincoln luôn được xem là một nhà chính trị tiêu biểu sánh ngang với vị tổng thống khai quốc huyền thoại - George Washington. Có ai mà không biết đến Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện viết và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ.
Một học sinh - việc hiểu được ý nghĩa trong lời khuyên của Hồ Chủ tịch sẽ đem đến những bài học ý nghĩa. Hãy luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn… Xung quanh tôi, có nhiều bạn dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn vươn lên cố gắng học tập và đạt thành tích tốt…
Như vậy, lời khuyên của Bác Hồ là vô cùng quý giá. Mỗi người hãy lấy đó làm lời nhắc nhở cho bản thân để không ngừng cố gắng vươn tới thành công bởi không có thành công nào là dễ dàng.
Mẫu số 2
Có ai đó đã từng nói rằng: “Những người bạn tốt thật sự khó tìm, khó rời xa và không thể quên”. Quả thật, tình bạn đem đến cho con người những điều thật tuyệt vời. Và không ai có thể sống thiếu tình bạn.
Trước hết, hiểu đơn giản, tình bạn là tình cảm gắn bó giữa những người có cùng chung sở thích, lí tưởng, hoàn cảnh. Một người bạn chân chính luôn sẵn sàng chia sẻ với chúng ta mọi niềm vui, nỗi buồn hay khó khăn trong cuộc sống. Bởi vậy, vai trò của tình bạn là vô cùng quan trọng.
Chẳng ai sinh ra có thể sống mãi trong cô đơn. Con người luôn cần có ít nhất một người bạn để chia sẻ. Thử tưởng tượng một ngày nào đó không có bạn bè ở bên thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao. Không ai cùng đi chơi, không ai cùng trò chuyện, không ai cùng ăn uống. Cuộc sống lúc đó sẽ trở nên vô vị, nhàm chán. Một người bạn có thể cùng chúng ta trải nghiệm mọi thứ.
Người bạn tốt có thể sẽ sẵn sàng ở bên động viên, giúp đỡ trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Khi bạn cảm thấy mất phương hướng, họ sẽ đưa ra một lời khuyên chân thành, hướng đến điều tích cực. Một người bạn chân chính đôi khi lại chính là người thầy của chúng ta.
Tình bạn tồn tại giữa cuộc đời như một chỗ dựa cho con người. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có rất nhiều bạn bè. Nhưng không phải tình bạn nào cũng đáng trân trọng. Chỉ có những người thực sự thấu hiểu và chia sẻ được cho nhau mới trở thành những người bạn thân thiết. Tình bạn khi đó đáng trân quý biết bao.
Chúng ta đã từng biết đến tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, hay giữa Lý Bạch và Đỗ Phủ. Họ không màng công danh, vật chất mà đối xử với nhau bằng tấm chân tình, sự đồng điệu về tâm hồn. Những tình bạn đáng thật đáng ngưỡng mộ.
Để giữ gìn tình bạn, mỗi người cần học cách tôn trọng bạn bè. Trong tình bạn không có chỗ cho sự dối trá, hay lợi dụng. Chỉ có thể dùng trái tim chân thành mới đổi lại được những người bạn tốt. Những người bạn cũng cần thẳng thẳn để giúp bạn nhận ra đúng sai, hướng đến điều đúng đắn nhất.
Có thể khẳng định rằng, câu nói “Không thể sống thiếu tình bạn” là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vậy, mỗi người hãy biết trân trọng tình bạn mà bản thân đang có.
Mẫu số 3
Có ai đó đã từng nói rằng: “Thời gian đã mất không bao giờ quay lại được”. Bởi vậy mà con người cần biết trân trọng thời gian.
Thời gian là một khái niệm trừu tượng. Nó không đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng. Thời gian đã qua đi, sẽ không thể quay lại. Và cho dù có rất nhiều tiền bạc cũng không thể mua được thời gian. Bởi vậy, chúng ta cần học cách trân trọng thời gian.
Thời gian của vạn vật tự nhiên thì vô hạn. Còn thời gian của con người lại hữu hạn. Chúng ta sống theo quy luật của sinh - lão - bệnh - tử. Chính vì lẽ đó, trân trọng thời gian là điều vô cùng cần thiết.
Nhờ có thời gian, con người sẽ càng trưởng thành hơn. Chúng ta sẽ tích lũy cho bản thân kiến thức và kinh nghiệm để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Không chỉ vậy, thời gian còn giúp chúng ta xoa dịu mọi nỗi đau - là liều thuốc quý giá giúp con người vượt qua nghịch cảnh.
Ông cha ta có câu: “Thời gian là vàng”. Có thể thấy, “vàng” là một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế cao mà con người luôn muốn sở hữu. Cách so sánh “thời gian” - một khái niệm vô hình, trừu tượng với “vàng” để giúp chúng ta cảm thấy dễ hình dung hơn về thời gian cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc sống.
Xuân Diệu là nhà thơ có ý thức sâu sắc về giá trị của thời gian. Trong các tác phẩm của mình, ông luôn thể hiện khao khát được sống tận hưởng, tận hiến để không lãng phí một giây phút nào:
“Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi, tình non đã già rồi”
(Giục giã)
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,”
(Vội vàng)
Hãy biết quý thời gian - một lời khuyên ngắn gọn, nhưng vô cùng sâu sắc. Cũng như Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định rằng: “Nếu thời gian là thứ đáng giá nhất, phí phạm thời gian hẳn phải là sự lãng phí ngông cuồng nhất”.
Mẫu số 4
Người ta thường nói: “Sức khỏe là vàng”. Tài sản quý giá nhất của con người chính là sức khỏe. Hàng trăm triệu năm qua, nhờ tiến bộ của y học, chúng ta đã đẩy lùi được những đại dịch nguy hiểm như dịch hạch, sốt rét, thổ tả. Thế nhưng, có một thứ gây hại cho sức khỏe mà đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp, đó là hút thuốc lá.
Hút thuốc lá đang là vấn nạn xảy ra ở bất kỳ quốc gia, xã hội nào. Trong thuốc lá có chất gây nghiện, một khi đã quá lệ thuộc vào nó thì rất khó bỏ. Thuốc lá chính là kẻ giết người thầm lặng bởi nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết ngay mà cũng không say bê bết như người uống rượu.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá hiện nay đang có xu hướng tăng cao. Việt Nam cũng là một trong những nước có số người hút thuốc lá nhiều. Ra ngoài đường, đi bộ trong công viên, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chú, các bác trên tay phì phèo điếu thuốc. Hút xong, họ còn thản nhiên vứt mẩu thuốc lá xuống đường. Không chỉ người trung tuổi, nhiều thanh niên hiện nay cũng “tập tành” hút thuốc vì đua đòi theo người khác, thể hiện mình đã lớn, đã trưởng thành. Họ biện hộ cho lý do hút thuốc rằng để xả stress, giảm căng thẳng nhưng thực tế đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết cụ thể về tác hại của thuốc lá, sự hạn chế của các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Hút thuốc lá có tác hại đầu tiên đối với sức khỏe của người hút. Trong thuốc lá có nhiều chất độc hại, chất gây ung thư mà đặc biệt nguy hiểm là nicotin. Chất này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp và cả da. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích tụ lâu ngày dẫn đến các bệnh về tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản. Những người hút thuốc lâu ngày đều có biểu hiện như người xanh xao, gầy gò, sâu răng, rụng tóc, da vàng... Hiện nay, trên 80% những người mắc ung thư vòm họng và ung thư phổi đều là do thuốc lá. Không chỉ với người hút, khói thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cả những người hít phải luồng khói độc. Khi hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai, cái thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Bố và anh hút thuốc lá còn nêu gương xấu cho con trẻ. Không có tiền hút thuốc thì đi trộm cắp, từ đó mà bước chân vào con đường phạm pháp.
Vì sức khỏe của chính chúng ta và mọi người, hãy bỏ thuốc lá từ ngay hôm nay. Với những người còn đang hút hãy giảm hút thuốc lá, cai nghiện thuốc, kiên quyết nói không với thuốc lá khi bị rủ rê, lôi kéo. Để môi trường xung quanh không còn khói thuốc lá, chúng ta đừng hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc, nơi công cộng, đừng hút thuốc trước mặt trẻ em, đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền cần cấm hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, tăng mức thuế đối với thuốc lá, không bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, nhắc nhở, khuyên bảo người khác không hút thuốc lá, tăng cường các chiến dịch vận, động mọi người bỏ thuốc, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đến từng thành viên, từng gia đình.
Vì một xã hội không còn khói thuốc, tất cả chúng ta hãy cùng chung tay hành động. Mỗi khi muốn hút một điếu thuốc, hãy nghĩ cho sức khỏe của chính bản thân ta và tất cả mọi người.
Mẫu số 5
Albert Camus đã từng nói: “Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật”. Câu nói trên đã gợi cho người đọc những suy tư về tác hại của lời nói dối.
“Nói dối” là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Có hai khía cạnh của nói dối: lời nói dối với mục đích xấu và lời nói dối với mục đích tốt. Những lời nói dối với mục đích xấu xa thường mang tính vụ lợi cho bản thân người nói. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật Bá Kiến đã dùng những lời nói dối trá để đối phó Chí Phèo - lúc này vừa mới ở tù ra. Bá Kiến giở giọng đường mật, nhận chí là họ hàng. Trách mắng Lý Cường - con trai của mình trước mặt Chí với mục đích vỗ về hắn. Sau đó, còn sai người giết gà, mua rượu thiết đãi và cho thêm đồng bạc để Chí về uống rượu. Chỉ như vậy, Bá Kiến đã thành công mua chuộc Chí thành tay sai cho mình.
Nhưng không phải lời nói dối nào cũng bất hảo. Đôi khi, lời nói dối lại xuất phát từ một tấm lòng yêu thương che chở. Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” vì thương con, và để con cảm nhận được tình yêu của cha dành cho con, Vũ Nương đã lấy cái bóng của mình để chỉ cho con trai đây là cha nó. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều vị bác sĩ tuyến đầu đã phải rời xa gia đình trong suốt nhiều tháng. Khi trò chuyện với những đứa con của mình, họ luôn nghe được những câu hỏi như: “Bao giờ bố/mẹ về?”. Và không ít lần, họ đã trả lời rằng “Hết dịch bố/mẹ sẽ về” mà trong lòng không biết bao giờ dịch bệnh sẽ được đẩy lùi. Thì ra, đôi khi, những lời nói dối cũng đem đến hạnh phúc cho người khác. Nhưng chỉ khi lời nói ấy được xuất phát từ một trái tim yêu thương chân thành.
Trong cuộc sống hiện đại, dường như nói dối đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Chồng nói dối vợ để đi nhậu với bạn bè… Đó đều là những lời nói dối đem đến những hậu quả xấu. Những lời nói dối sẽ khiến cho những người xung quanh không còn tin tưởng vào chúng ta. Mỗi người cần nhận thức được rằng: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”.
Đối với một học sinh như tôi, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của sự thật và tác hại của thói giả dối. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng trung thực trong những việc làm nhỏ nhất. Để tương lai có thể trở thành một người có ích đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mẫu số 6
Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Sách có một vai trò vô cùng quan trọng với con người. Chính vì vậy, chúng ta cần phải lựa chọn sách để đọc.
Sách trước hết là một dạng văn bản được in ra thành quyển, trong cuốn sách đó có chứa đựng những thông tin chính cần đề cập tới, đó là những kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu, kinh nghiệm, của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả.
Sách cung cấp cho con người những nguồn thông tin, kiến thức phong phú. Nhưng không chỉ đơn thuần có vậy, sách còn giống như một người bạn vậy. Khi đọc được một quyển sách tốt, bạn không chỉ học hỏi được những kiến thức mà còn bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
Để đọc một cuốn sách thật sự hiệu quả cần phải biết lựa chọn sách để đọc. Trước hết, khi đọc sách cần xác định mục đích rõ ràng. Không có mục đích thì việc đọc là vô ích bởi phương pháp đọc sách phụ thuộc vào mục đích đọc sách. Bạn cần phải biết mình đọc sách để làm gì, tiếp đến là cần đọc những gì và cuối cùng là đọc như thế nào. Có như vậy, bạn mới có động lực đọc sách và không thấy mệt mỏi hay chán nản. Đồng thời từ đó mà biết cách lựa chọn một cuốn sách phù hợp với mục đích của mình.
Khi đọc sách cũng không cần phải quá quan trọng việc mình đã đọc được bao nhiêu cuốn, đó là nhiều hay ít. Vì việc đọc sách không phải là một cuộc chạy đua đuổi theo số lượng. Mà cần phải chú trọng vào chất lượng. Việc có thời gian nghiên cứu kĩ một cuốn sách sẽ đem lại hiệu quả hơn là việc đọc cuốn sách một cách hời hợt, đọc xong mà không hiểu được gì.
“Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, chính vì vậy hãy trân trọng sách, lựa chọn và có phương pháp đọc thật đúng đắn.
Mẫu số 7
“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí ô-xi và thải ra khí các-bon-níc. Và nơi cung cấp khí ô-xi chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điều hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm. Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí ô-xi mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy. Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, lâm tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa. Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình.
Mẫu số 8
Thuốc lá giống như một thứ ôn dịch. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của con người, thậm chí là ảnh hưởng đến cả tính mạng.
Hiện nay, tỉ lệ hút thuốc trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn còn khá cao, đặc biệt là ở nam giới. Trong đó, tỉ lệ hút thuốc của đối tượng là các bạn trẻ đang ngày càng tăng. Điều này đã gây ra một tình trạng đáng báo động.
Bởi khói thuốc lá có nhiều chất độc khi thấm vào cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ như lông rung của những tế bào niêm mạc ở ở vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt, gây ra ho hen, sau nhiều năm có thể gây viêm phế quản; chất hắc ín thấm vào tế bào gây ra ung thư. Các chất ô-xít các-bon bám chặt vào máu, hồng cầu không có chúng tiếp cận với ôxi. Chất ni-cô-tin trong khói thuốc lá làm cho các động mạch co thắt lại, gây ra các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Không chỉ bản thân người hút, mà khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh cũng bị nhiễm độc, viêm phế quản, ung thư, gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai, ảnh hưởng đến thai nhi… Thật là độc ác nếu một người hút thuốc, mà còn khiến cho nhiều người xung quanh bị ảnh hưởng.
Không chỉ vậy, việc người lớn hút thuốc, sẽ khiến cho người trẻ em học theo thói xấu. Tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh niên hiện nay đang ngày càng gia tăng. Điều đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều bạn trẻ ăn trộm hoặc nói đối để lấy tiền của cha mẹ để đi mua thuốc lá… Điều đó thực sự gây huy hiểm cho sự phát triển của một đất nước.
Các nước phát triển sớm đã có những biện pháp quyết liệt, nhưng ở nước ta thì chưa có biện pháp mạnh mẽ. Điều đó đặt ra vấn đề cần có sự đồng lòng từ các cấp chính quyền đến người dân địa phương để chung tay xây dựng một xã hội không có khói thuốc. Việc ban hành những quy định về xử lí pháp luật là vô cùng cần thiết.
Mẫu số 9
Một trong năm điều Bác Hồ dạy học sinh là: “Học tập tốt, lao động tốt”. Đó là một lời răn dạy giàu giá trị.
Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ học sinh cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để tương lai có thể trở thành người có ích cho xã hội.
Có thể khẳng định rằng, lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một đại dương mênh mông. Để có được hiểu biết, chúng ta chỉ có tích cực học tập mới có thể trang bị hành trang vững chắc cho tương lai, hoàn thiện bản thân và gặt hái thành công. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời. Từ khi còn nhỏ, Bác đã kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, mà tích cực học tập. Cho đến khi trưởng thành, trong suốt ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Bác vẫn không ngừng học hỏi để tích lũy một vốn kiến thức phong phú. Bác thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga…
Cùng với học tập tốt, học sinh cần lao động để rèn luyện sức khỏe, tính tự lập trong cuộc sống. Bản thân Bác Hồ cũng là một con người yêu lao động. Bác luôn chủ động làm việc. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều không cần người khác giúp đỡ. Bởi vậy, xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc.
Chúng ta hãy học tập Bác Hồ, tích cực học tập và lao động để trang bị cho bản thân hành trang bước vào tương lai. Biết tự giác trong học tập, lao động sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.
Như vậy lời dạy “Học tập tốt, lao động tốt” của Bác đã để lại bài học ý nghĩa và giá trị cho học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung.
Mẫu số 10
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”. Vậy cần có phương pháp đọc sách như thế nào mới đúng đắn?
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh... Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sĩ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất ba mươi phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính mình.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Hãy biết trân trọng từng quyển sách.
Mẫu số 11
“Đoàn kết là sức mạnh vô địch” - đó là lời khẳng định hết sức có giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đoàn kết vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Ý nghĩa của câu nói là nhờ có sự đoàn kết sẽ tạo ra một sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Con người là tổng hòa của những mối quan hệ trong xã hội. Mỗi chúng ta khi sống trong một tập thể thì cần phải biết bỏ qua cái tôi cá nhân, cùng nhau đoàn kết vì lợi ích của tập thể. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết lại càng quan trọng hơn đối với một quốc gia. Kho tàng tục ngữ, ca dao đã có rất nhiều câu nói thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lưng đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”...
Lịch sử của đất nước Việt Nam trải qua bao nhiêu năm là gắn với bấy nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ đất nước. Nhưng cho dù trong bất cứ thời đại nào, nhân dân ta cũng đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù xâm lược. Đối với cuộc sống ở hiện tại, tinh thần đó vẫn được phát huy. Các phong trào, các chương trình từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh gặp khó khăn vẫn luôn được duy trì và phát triển trong cộng đồng như chương trình “Trái tim cho em” dành cho các bệnh nhi bị tim bẩm sinh, chương trình “Lục lạc vàng” trao tặng bò cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phấn đấu vươn lên, chương trình “Cặp lá yêu thương” hay các đợt từ thiện giúp cho đỡ đồng bào miền Trung chống lũ…
Chúng ta cũng cần ý thức được rằng, không chỉ đoàn kết trong một quốc gia. Mà tinh thần đó cần phải phát huy trong mỗi tập thể từ nhỏ đến lớn. Đối với học sinh, thì chúng ta cần đoàn kết với bạn bè để cùng nhau xây dựng trường lớp tốt đẹp hơn.
Như vậy, câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta hãy ghi nhớ để có thể giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc.
Mẫu số 12
Thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Bởi vậy mà có ý kiến khẳng định rằng: “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người”.
Thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi… Còn “bạn” là những người có cùng chung tính cách, sở thích, mục tiêu… “Bạn tốt” là những người đem đến cho chúng ta nguồn năng lượng tích cực, cũng như luôn sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống. Cách so sánh “thiên nhiên là bạn tốt của con người” đã cho thấy sự gắn bó, vai trò tích cực của thiên nhiên đối với con người.
Đầu tiên, thiên nhiên đã cung cấp cho con người những tài nguyên phục vụ cho cuộc sống. Không khí để con người có thể hô hấp. Đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng trọt và chăn nuôi lương thực, thực phẩm. Nguồn nước dùng trong tắm rửa, sinh hoạt và sản xuất. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh.
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã cấp cho con người những giá trị mĩ quan, phục vụ cho đời sống tinh thần. Những bãi biển, núi rừng hay cánh đồng… trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đem lại lợi nhuận về kinh tế. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa. Nhiều nhà thơ, nhà văn đã gửi tình yêu thiên nhiên vào các tác phẩm của mình. Nhà thơ Lý Bạch của Trung Quốc có bài thơ Xa ngắm thác núi Lư để nói về vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây:
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác nước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có những vần thơ viết về vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Thiên nhiên có vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay con người lại đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng từ đất đai, không khí đến nguồn nước. Chúng ta cần hiểu được tầm ảnh hưởng to lớn của thiên nhiên đối với cuộc sống của nhân loại, để từ đó có những biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Những việc làm tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ đem lại kết quả tích cực như: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng bao bì ni-lông…
Như vậy, lời khẳng định “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người” là vô cùng đúng đắn. Mỗi người cần tích cực bảo vệ thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Mẫu số 13
Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn.
Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất.
Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho.
Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng.
Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh.
Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.
.......Xem chi tiết tại file tải dưới đây........
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Thùy LinhThích · Phản hồi · 31 · 08/03/23
- Thuỷ Tiên LêThích · Phản hồi · 12 · 02/04/23
-
- bien phamThích · Phản hồi · 21 · 12/02/23
- ThoagiapThích · Phản hồi · 11 · 15/02/23
- thành nguyễnThích · Phản hồi · 6 · 13/03/23
- Van nhieu PhanThích · Phản hồi · 2 · 13:13 27/02
- Ngan LeThích · Phản hồi · 0 · 15:37 12/05