Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi 5 đoạn văn mẫu lớp 7
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi gửi gắm bài học giá trị về cách xem xét, đánh giá cuộc sống. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.
Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi, gồm 5 đoạn văn mẫu. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi.
Viết một đoạn văn ngắn rút ra bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi
Bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi - Mẫu 1
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đã đem đến nhiều giá trị. Truyện được xây dựng với tình huống đơn giản, hài hước. Năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã ngồi tán gẫu với nhau. Họ phàn nàn rằng không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người nói có voi đi qua, cả năm đã chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Các thầy, mỗi người chỉ sờ duy nhất một bộ phận của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, không ai chịu nhường ai, thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Đằng sau câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về cách nhìn trong cuộc sống. Con người cần tránh cái nhìn phiến diện, một chiều như cách xem voi. Mỗi người chỉ sờ một bộ phận của con voi thì không thể nhìn nhận, đánh giá được toàn bộ về con voi. Qua đây, tác giả muốn khuyên nhủ rằng khi tìm hiểu, xem xét và đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. Truyện Thầy bói xem voi tuy ngắn gọn, nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc.
Bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi - Mẫu 2
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn giá trị. Đằng sau câu chuyện về cách xem voi của năm ông thầy bói, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học ý nghĩa. “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, chỉ cảm nhận được bộ phận mà mình sờ, không có cái nhìn toàn diện về hình dáng của con voi. C hính sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Qua truyện năm ông thầy xem voi, tác giả dân gian muốn phê phán những người có cái nhìn phiến diện, từ đó khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện, đa chiều.
Bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi - Mẫu 3
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” đã gửi gắm một bài học giá trị dưới góc nhìn hài hước. Truyện kể về việc xem voi của năm ông thầy bói nhưng ẩn sau trong đó muốn nói về cách nhìn cuộc sống của con người. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Có thể thấy rằng chính sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Qua việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, tác giả dân gian muốn khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. Thầy bói xem voi là một truyện ngắn gọn nhưng giàu giá trị.
Bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi - Mẫu 4
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn gửi gắm bài học sâu sắc. Qua câu chuyện năm ông thầy bói xem voi, tác giả dân gian muốn nói về cách nhìn cuộc sống của con người. Vào một buổi ế hàng, năm ông thầy bói chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Cả năm thầy đều cho rằng mình đúng, tranh cãi đến đánh nhau toác đầu chảy máu. Mỗi thầy bói chỉ sờ một bộ phận, nhưng lại có đánh giá về toàn bộ con voi. Đó là cách nhìn phiến diện, hạn hẹp. Qua truyện năm ông thầy xem voi, tác giả dân gian muốn p hê phán những người có cái nhìn phiến diện, từ đó khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện, đa chiều.
Bài học từ câu chuyện Thầy bói xem voi - Mẫu 5
Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn hài hước nhưng giá trị. Đằng sau câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về cách nhìn trong cuộc sống. Con người cần tránh cái nhìn phiến diện, một chiều như cách xem voi. Mỗi người chỉ sờ một bộ phận của con voi thì không thể nhìn nhận, đánh giá được toàn bộ về con voi. Với câu chuyện này, ông cha ta đã cũng muốn khuyên nhủ rằng khi tìm hiểu, xem xét và đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. Có thể thấy rằng, truyện ngụ ngôn này tuy ngắn gọn, nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc.