Toán lớp 4 Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 72, 73, 74, 75
Giải bài tập Toán lớp 4 Bài 78: Ôn tập cuối năm - Ôn tập số tự nhiên với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 72, 73, 74, 75. Qua đó, giúp các em ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán.
Giải Toán 4 chi tiết, còn giúp các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của Bài 78. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 4 Ôn tập số tự nhiên và các phép tính sách Chân trời sáng tạo
Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 72, 73, 74 - Luyện tập
Bài 1
Làm theo mẫu:
Phương pháp giải:
- Đọc số hoặc viết số: Ta tách số thành từng lớp. Dựa vào cách đọc hoặc viết số có tới ba chữ số để đọc hoặc viết lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn đến lớp đơn vị.
- Xác định giá trị của mỗi chữ số rồi viết số đã cho thành tổng
Lời giải:
Ba trăm hai mươi lăm nghìn sáu trăm linh bảy:
325607 = 300000 + 20000 + 5000 + 600 + 7
Bốn trăm mười lăm triệu chín trăm linh một nghìn hai trăm bảy mươi sáu:
415901276 = 400000000 + 10000000 + 5000000 + 900000 + 1000 + 200 + 70 + 6
Bảy triệu không trăm hai mươi nghìn ba trăm linh một:
7020301 = 7000000 + 20000 + 300 + 1
Bài 2
Cho biết dân số của khu vực Đông Nam Á năm 2020 là: 668619840 người
a) Đọc số dân của khu vực Đông Nam Á năm 2020.
b) Trong số 668619840: Lớp triệu gồm các chữ số nào? Chữ số 4 thuộc hàng nào, lớp nào? Các chữ số 8 kể từ trái sang phải, lần lượt có giá trị là bao nhiêu?
c) Làm tròn số dân khu vực Đông Nam Á năm 2020 đến hàng nghìn.
Phương pháp giải:
a) Đọc số: Ta tách số thành từng lớp. Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số để đọc và đọc lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn đến lớp đơn vị.
b) Xác định hàng, lớp, giá trị của các chữ số theo yêu cầu đề bài
c) Làm tròn số đến hàng nghìn: Nếu chữ số hàng trăm là 1, 2, 3, 4 thì giữ nguyên chữ số hàng nghìn; Nếu chữ số hàng trăm là 5, 6, 7, 8, 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng nghìn. Sau khi làm tròn thì chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0.
Lời giải:
a) Sáu trăm sáu mươi tám triệu sáu trăm mười chín nghìn tám trăm bốn mươi
b) Lớp triệu gồm: 668
Chữ só 4 thuộc hàng chục lớp đơn vị
Các chữ số 8 kể từ trái sang phải, lần lượt có giá trị là: 8000000; 800
c) 668620000
Bài 3
Câu nào đúng, câu nào sai?
a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị
b) 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên nào lớn nhất
c) 90; 100; 110 là ba số tròn trăm liên tiếp
Phương pháp giải:
Đọc rồi xác định tính đúng, sai của mỗi câu.
Lời giải:
a) Đúng
b) Đúng
c) Sai
Bài 4
Quan sát bảng sau
a) Trong bốn thành phố, thành phố nào nhiều dân nhất, thành phố nào ít dân nhất?
b) Kể tên bốn thành phố theo thứ tự từ nhiều dân đến ít dân.
Lời giải:
a) Thành phố Hồ Chí Minh nhiều dân nhất, Thành phố Huế ít dân nhất
b) Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế
Bài 5
a) Có bao nhiêu số có một chữ số? Có hai chữ số?
b) Dùng cả năm chữ số 2,5,3,0,7 để viết:
- Số lớn nhất có năm chữ số.
- Số bé nhất có năm chữ sổ.
Lời giải:
a) Có 10 số có một chữ số, 100 số có hai chữ số
b) Ta viết như sau:
- Số lớn nhất có năm chữ số: 75 320
- Số bé nhất có năm chữ số: 20 357
Bài 6
a) Thay ... bằng chữ thích hợp
b) Chọn kết quả thích hợp với mỗi phép tính
Lời giải:
a) Ta thay như sau:
- a + b = b + a
- (a+b) + c = a + (b+ c)
- a x b = b x a
- (a x b ) x c = a x (b x c)
- a x (b +c) = a x b + a x c
b) Chọn kết quả như sau:
- a + 0 = a
- a - 0 = a
- a -a = 0
- a x 1 = a
- a : 1 = a
- a : a = 1 (a khác 0)
- a x 0 = 0
- 0 : a = 0 (a khác 0)
Bài 7
Tính:
a) 47 000 + 8 000 + 3 000
250 000 - 5 x 10 000
20 x 3 x 5 x 7
b) (3 075 - 75) : 3
8 x (700 + 300)
92 x 753 - 82 x 753
Lời giải:
a) 47 000 + 8 000 + 3 000 = (47 000 + 3 000) + 8 000 = 50 000 + 8 000 = 58 000
250 000 - 5 x 10 000 = 200 000
20 x 3 x 5 x 7 = 2100
b) (3 075 - 75) : 3 = 1 000
8 x (700 + 300) = 8 000
92 x 753 - 82 x 753 = 7530
Bài 8
Đặt tính rồi tính:
a) 25 432 + 1938
b) 78 509 - 39 462
c) 714 x 53
d) 13 498 : 32
Lời giải:
a) 25 432 + 1938 = 27 370
b) 78 509 - 39 462 = 39 047
c) 714 x 53 = 37 842
d) 13 498 : 32 = 421 dư 26
Bài 9
Tính giá trị của các biểu thức:
a) 205 730 - 531 x 62
b) 7 368 : 24 x 84
c) 92 456 x (170 : 34 - 5)
Lời giải:
a) 205 730 – 531 × 62 = 205 730 – 32 922 = 172 808
b) 7 368 : 24 × 84 = 307 × 84 = 25 788
c) 92 456 × (170 : 34 – 5) = 92 456 × (5 – 5) = 92 456 × 0 = 0
Bài 10
Số?
a) ... - 948 = 6142
b) 162 : ... = 27
c) 36 815 - ... = 0
Lời giải:
Em cần nhớ các quy tắc để tìm thành phần chưa biết trong một phép tính:
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
a) 7090 – 948 = 6 142
b) 162 : 6 = 27
c) 36 815 – 36 815 = 0
Bài 11
Nhà trường tổ chức cho học sinh khối lớp 4 đi du lịch bằng tàu hỏa. Các bạn ngồi trên các toa tàu được thiết kế có 2 dãy ghế, mỗi dãy ghế gồm 16 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu toa tàu như thế để chở hết 175 học sinh khối lớp 4?
Lời giải:
Mỗi toa tàu có đủ chỗ ngồi cho số học sinh là:
2 × 16 × 2 = 64 (chỗ ngồi)
Để chở hết học sinh khối lớp 4 cần số toa tàu là:
175 : 64 = 2 (toa tàu) (dư 47 học sinh)
Vậy, cần phải có ít nhất 3 toa tàu tương tự mới có thể chở hết 175 học sinh khối lớp 4.
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
