Toán 3 Bài 42: Ôn tập biểu thức số Giải Toán lớp 3 trang 116, 117 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1
Giải Toán lớp 3 trang 116, 117 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 42: Ôn tập biểu thức số của Chủ đề 7: Ôn tập học kì 1.
Giải SGK Toán 3 trang 116, 117 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 3 Ôn tập biểu thức số sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Luyện tập Toán lớp 3 trang 116 Kết nối tri thức
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức
a) 47 + 36 – 50 | b) 731 – 680 + 19 |
c) 85 : 5 x 4 | d) 63 x 2 : 7 |
Gợi ý đáp án:
a) 47 + 36 – 50 = 83 – 50 = 33 | b) 731 – 680 + 19 = 51 + 19 = 70 |
c) 85 : 5 x 4 = 17 x 4 = 68 | d) 63 x 2 : 7 = 126 : 7 = 18 |
Bài 2
Tính giá trị của biểu thức
a) 14 x 6 - 29 | b) 192 – 23 x 4 |
c) 96 : 8 +78 | d) 348 + 84 : 6 |
Gợi ý đáp án:
a) 14 x 6 – 29 = 84 – 29 = 55 | b) 192 – 23 x 4 = 192 – 92 = 100 |
c) 96 : 8 +78 = 12 + 78 = 90 | d) 348 + 84 : 6 = 348 + 14 = 362 |
Bài 3
Mỗi bao gạo cân nặng 30 kg, mỗi bao ngô cân nặng 45 kg. Hỏi 3 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Gợi ý đáp án:
Ba bao gạo nặng số kg là:
30 x 3 = 90 (kg)
Cả hai bao nặng số kg là:
90 + 45 = 135 (kg)
Đáp số: 135 kg
Bài 4
Những biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn hơn 80?
Gợi ý đáp án:
A: 30 x 2 + 20 = 60 + 20 = 80 B: 50 + 100 : 2 = 50 + 50 = 100 C: 60 : 3 + 70 = 20 + 70 = 90 | D: 30 + 40 x 2 = 30 + 80 = 120 E: 20 x 5 – 30 = 100 - 30 = 70 |
Những biểu thức có giá trị lớn hơn 80 là: B: 50 + 100 : 2 và D: 30 + 40 x 2
Bài 5
Đố em!
Chọn dấu phép tính “+; -” thích hợp thay cho dấu “?”.
5 ? 5 ? 5 = 5
Gợi ý đáp án:
Em có thể thực hiện các phép tính:
5 + 5 - 5 = 10 – 5 = 5
5 - 5 + 5 = 0 + 5 = 5
Luyện tập Toán lớp 3 trang 117 Kết nối tri thức
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức
a) 45 + (62 + 38) | b) 182 – (96 – 54) |
c) 64 : (4 x 2) | d) 7 x (48 : 6) |
Gợi ý đáp án:
a) 45 + (62 + 38) = 45 + 100 = 145 | b) 182 – (96 – 54) = 182 – 42 = 140 |
c) 64 : (4 x 2) = 64 : 8 = 8 | d) 7 x (48 : 6) = 7 x 8 = 56 |
Bài 2
Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức dưới đây:
Gợi ý đáp án:
Em thực hiện các phép tính:
Cá heo A: 4 × (54 – 44) = 4 × 10 = 40
Cá heo B: (33 + 67) : 2 = 100 : 2 = 50
Cá heo C: 52 + 24 × 2 = 52 + 48 = 100
Cá heo D: (25 + 45) × 3 = 70 × 3 = 210
Bài 3
Tính giá trị của biểu thức
a) 27 + 34 + 66 | b) 7 x 5 x 2 |
Gợi ý đáp án:
a) 27 + 34 + 66 = 27 + (34 + 66) = 27 + 100 = 127 | b) 7 x 5 x 2 = 7 x (5 x 2) = 7 x 10 = 70 |
Bài 4
Người ta đóng 288 bánh xe ô tô vào các hộp, mỗi hộp 4 bánh xe. Sau đó đóng các hộp vào các thùng, mỗi thùng 8 hộp. Hỏi người ta đóng được bao nhiêu thùng bánh xe như vậy?
Gợi ý đáp án:
Số hộp xe được đóng là:
288 : 4 = 72 (hộp)
Số thùng xe được đóng là:
72 : 8 = 9 (thùng)
Đáp số: 9 thùng
Bài 5
Đố em!
Chọn dấu phép tính “+; -; x; :” thích hợp thay cho dấu “?” để được biểu thức có giá trị bé nhất
6 x (6 ? 6)
Gợi ý đáp án:
Em tính giá trị các biểu thức:
6 x (6 + 6) = 6 x 12 = 72
6 x (6 x 6) = 6 x 36 = 216
6 x (6 - 6) = 6 x 0 = 0
6 x (6 : 6) = 6 x 1 = 6
Vì 0 < 6 < 72 < 216 nên Biểu thức có giá trị bé nhất là: 6 x (6 - 6)
Em chọn dấu “-“ để điền vào dấu ?.