Hình thức | Đặc điểm | Đại diện |
Thụ tinh ngoài | - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước) - hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng. | cá, ếch nhái,... |
Thụ tinh trong | - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. - hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con. | Bò sát, chim và thú. |
Đẻ trứng | Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (thụ tinh ngoài) hoặc trứng được thụ tinh và đẻ ra ngoài (thụ tinh trong) → Phát triển thành phôi → con non. | cá, ếch, nhái, chim, thằn lằn, rắn... |
Đẻ con | Trứng được thụ tinh trong cơ quan sinh sản (thụ tinh trong) tạo hợp tử → phát triển thành phôi → con non → đẻ ra ngoài. | - các loài động vật có vú đều đẻ con, trừ thú mỏ vịt đẻ trứng - Vài loài cá sụn (cá mập xanh, cá đầu búa) và vài loài bò sát cũng đẻ con. |
Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật Bài tập Sinh học 11
Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật là một trong những kiến thức trọng tâm nằm trong chương trình Sinh học lớp 11 chương trình mới.
So sánh các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật mang đến cho các bạn câu trả lời hay chính xác nhất về điểm giống và khác nhau của 2 hình thức này. Qua đó giúp các bạn nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng vào giải bài để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm: phân biệt ứng động và hướng động, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật 65,6 KB 05/02/2024 Download
Các phiên bản khác và liên quan:
Sắp xếp theo