Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chương 3 Kết nối tri thức (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 3 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích tổng hợp 60 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức chương Sinh trưởng và phát triển ở thực vật với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

File trắc nghiệm Sinh 11 chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đáp án giải chi tiết kèm theo sẽ giúp các bạn học sinh lớp 11 làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Vậy dưới đây là câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 chương 3 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi.

Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 19

I. Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 19

Câu 1: Sinh trưởng là gì?

A. Quá trình tăng kích thước và tuổi của vật
B. Quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể
C. Quá trình tăng trọng lượng và tuổi tác của vật
D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2: Phát triển là gì?

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là?

A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào
B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao
C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng
D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Tuổi thọ của sinh vật là?

A. Thời gian tán tỉnh bạn tỉnh của sinh vật
B. Thời gian sinh con của sinh vật
C. Thời gian mà sinh vật chết
D. Thời gian sống của sinh vật

Câu 5: Khía cạnh tế bào, Ở sinh vật sinh sản vô tính, cá thể mẹ…. để sinh ra cá thể con. Điền vào chỗ chấm.

A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Nảy chồi
D. B và C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.
B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.
C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.
D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.

Câu 7: Một cây vừa mới được trồng xuống đất, thì đâu là dấu hiệu của sự phát triển?

A. Cây chết khô dần
B. Cây ra rễ, ra lá, ra hoa
C. Lá cây bắt đầu rụng
D. Rễ cây bắt đầu thối dần

Câu 8: Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt ➞ ……. ➞ ……. ➞ …….. ➞ ……..

A. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây trưởng thành -> Ra hoa kết quả.
B. Hạt nảy mầm -> Ra hoa kết quả -> Cây non -> Cây trưởng thành
C. Hạt nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây con
D. Hạt nảy mầm -> Cây con -> Cây non -> Cây trưởng thành

Câu 9: Đâu là ứng dụng về hiểu biết sinh trưởng và phát triển

A. Diệt muỗi trong giai đoạn ấu trùng
B. Tưới nước đều đặn cho cây phát triển rễ
C. Cho gà mái ấp trứng để nở ra gà con
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?

A. Di truyền
B. Chế độ ăn
C. Lối sống lành mạnh
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:

A. tăng chiều dài cơ thể
B. tăng về chiều ngang cơ thể
C. tăng về khối lượng cơ thể
D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 12: Vòng đời là gì?

A. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi
B. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới, già rồi chết đi
C. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới.
D. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra và chết đi.

Câu 13: Muỗi sống được khoảng bao nhiêu lâu?

A. 3 – 6 tháng
B. 1 – 3 tháng
C. 1 năm
D. Cả A, B và C

Câu 14: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Cơ thể thực vật ra hoa
B. Cơ thể thực vật tạo hạt
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

Câu 15: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?

A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.

Câu 16: Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

A. chứng minh cây có sự sinh sản.
B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.
C. chứng minh cây có sự phát triển.
D. chứng minh cây có sự cảm ứng.

Câu 17: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 18: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

A. Con gà đi bắt sâu và bới giun
B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
C. Con gà gáy vào buổi sáng
D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 19: Tuổi thọ của sinh vật do cái gì quyết định?

A. Protein
B. Gene
C. mRNA
D. Amino acid

Câu 20: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

A. Cơ thể thực vật ra hoa
B. Cơ thể thực vật tạo hạt
C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

II. Đáp án trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19

1B2D3A4D5C
6B7B8A9D10D
11D12B13B14C15A
16B17B18B19B20B

Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 20

I. Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20

Câu 1: Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật?

A. Diệp lục b
B. Carotenoit
C. Phitocrom
D. Diệp lục a

Câu 2: Hoocmon thực vật có tính chuyên hóa:

A. cao hơn hoocmon ở động vật bậc cao
B. thấp hơn hoocmon ở động vật bậc cao
C. vừa phải
D. không có tính chuyên hóa

Câu 3: Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này

A. chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày
B. chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C. ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
D. ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối

Câu 4: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:

A. tăng chiều dài cơ thể
B. tăng về chiều ngang cơ thể
C. tăng về khối lượng cơ thể
D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 5: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì

A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp
D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm

Câu 6: Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích

A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ

Câu 7: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:

A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí
D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ

Câu 8: Khi nói về vai trò điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự phân hóa giới tính của hoa liên quan đến hàm lượng hoocmon trong cây
B. Ở cây non nhiều rễ phụ thì đa phần sẽ phát triển thành cây đực
C. Cây có rễ nhiều lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực và hoa cái bằng nhau, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng
D. Cây có nhiều rễ và ít lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực bằng hoa cái, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng

Câu 9: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 10: Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở

A. Chồi nách
B. Lá
C. Đỉnh thân
D. Rễ

Câu 11: Gibêrelin có vai trò

A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

Câu 12: Người ta xác định tuổi của cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?

A. Lá thứ 14
B. Lá thứ 15
C. Lá thứ 12
D. Lá thứ 13

Câu 13: Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của hai cây hướng dương, sau đó bôi một lớp bột chứa axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của môt trong hai cây. Quan sát sự sinh trưởng, phát triển của 2 cây trong một thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều kiện ngoại cảnh khác của hai cây trên là giống nhau. Chỉ ra phát biểu sai về thí nghiệm trên?

A. Cây được bôi một lớp chứa axit AIA có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
B. Một trong hai cây có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại
C. AIA là một loại chất kích thích sinh trưởng
D. Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhằm mục đích loại bỏ nguồn sản xuất auxin

Câu 14: Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật
B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên
C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín
D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm

................

II. Đáp án trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20

1C2B3B4D5A
6B7B8B9A10B
11A12A13A14B15C
16A17B18B19A20B

............

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Sinh học 11 chương 3 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Tìm thêm: Sinh học 11
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm