Kế hoạch dạy học STEM 8 năm 2024 - 2025 Phân phối chương trình STEM lớp 8
Kế hoạch dạy học STEM 8 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp giáo viên thuận tiện tham khảo, xây dựng phân phối chương trình cho môn học.
Giáo dục STEM lớp 8 đang được triển khai và ứng dụng rộng rãi trong chương trình chính khóa. Đây là hình thức học tập kiểu mới, giúp ích cho quá trình tiếp thu kiến thức của các em được chủ động và hiệu quả hơn. Vậy dưới đây là Phân phối chương trình STEM 8 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm giáo án STEM Toán 8.
Phân phối chương trình STEM 8 năm 2024 - 2025
TT | TÊN BÀI HỌC STEM | NỘI DUNG | MÔN HỌC CHỦ ĐẠO | MẠCH/CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | GỢI Ý THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC DẠY HỌC (Khi học xong nội dung bài học trong SGK) | |||
KẾT NỐI | CHÂN TRỜI | CÁNH DIỀU | |||||||
1 | Chế tạo xe phản lực | HS làm mô hình xe phản lực từ chai nhựa, bóng bay và ống hút | Khoa học tự nhiên 8 | Khối lượng riêng và áp suất | - Thực hiện được thí nghiệm để chứng tỏ tồn tại áp suất khí quyển và áp suất này tác dụng theo mọi phương. - Giải thích được một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống. | Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển (Phần Áp suất khí quyển) | Bài 18. Áp suất trong chất khí | Bài 17. Áp suất trong chất lỏng và chất khí (Phần Áp suất trong chất khí) | |
2 | Thiết kế mạch điện chiếu sáng cho mô hình nhà ở | HS xây dựng mô hình mạch điện chiếu sáng cho mô hình nhà ở | Khoa học tự nhiên 8 | Điện | Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn. | Bài 22. Mạch điện đơn giản | Bài 23. Mạch điện đơn giản | Bài 21. Mạch điện | |
3 | Chế tạo mô hình bếp năng lượng mặt trời | HS làm mô hình bếp năng lượng mặt trời | Khoa học tự nhiên 8 | Nhiệt | - Nêu được khái niệm về năng lượng nhiệt. - Lấy được ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt. - Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt giải thích một số hiện tượng đơn giản. | Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Bài 28. Sự truyền nhiệt | Bài 26. Năng lượng nhiệt và nội năng Bài 27. Sự truyền nhiệt | Bài 24. Năng lượng nhiệt Bài 25. Truyền năng lượng nhiệt | |
4 | Mô hình mô phỏng hệ tiêu hoá ở người | HS làm mô hình mô phỏng sự di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hoá ở người từ giấy bìa, ống nhựa,… | Khoa học tự nhiên 8 | Sinh học cơ thể người | Trình bày được chức năng của hệ tiêu hoá; kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hoá, nêu được chức năng của mỗi cơ quan,… | Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người | Bài 32. Hệ tiêu hoá ở người | Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hoá ở người | |
5 | Pha chế nước muối sinh lí | Học sinh pha chế được nước muối sinh lí có nồng độ 9% | Khoa học tự nhiên 8 | Phản ứng hoá học | - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. - Nêu được định nghĩa nồng độ phần trăm. - Tính được nồng độ phần trăm của một chất theo công thức. - Pha chế được dung dịch theo nồng độ cho trước. | Bài 4. Dung dịch và nồng độ dung dịch | Bài 7. Nồng độ dung dịch | Bài 6. Nồng độ dung dịch | |
6 | Chế tạo son môi chất liệu tự nhiên | Học sinh chế tạo được son môi từ củ dền | Khoa học tự nhiên 8 | Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | - Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). | Bài 9. Base - Thang pH | Bài 11. Thang pH | Bài 10. Thang pH | |
7 | Mô phỏng trò chơi “Vượt chướng ngại vật” bằng phần mềm Scratch | HS lập trình trò chơi “Vượt chướng ngại vật” bằng phần mềm Scratch | Tin học 8 | Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | - Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được một chương trình đơn giản. - Hiểu được dãy lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán. - Thể hiện được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp ở chương trình trong môi trường lập trình trực quan. - Chạy thử, tìm lỗi và sửa được lỗi cho chương trình. | Bài 15. Gỡ lỗi | Bài 15. Gỡ lỗi chương trình | Bài 7. Thực hành tổng hợp | |
8 | Xây dựng biểu đồ thể trạng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) | HS xây dựng biểu đồ biểu đồ thể trạng theo chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng phần mềm bảng tính | Tin học 8 | Ứng dụng tin học | - Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế. - Thực hiện được các thao tác lọc, sắp xếp dữ liệu của phần mềm bảng tính. - Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ của phần mềm bảng tính. | Bài 7. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ | Bài 7. Tạo, chỉnh sửa biểu đồ | Bài 4. Thực hành tạo biểu đồ | |
9 | Chế tạo giác kế laser | HS làm giác kế laser | Toán 8 | Hình đồng dạng | - Nhận biết được hai tam giác đồng dạng. - Giải thích được định lí về trường hợp đồng dạng đặc biệt của hai tam giác. | Bài 23. Hai tam giác đồng dạng | Bài 1. Hai tam giác đồng dạng (Phần Hình học và đo lường) | Bài 5. Tam giác đồng dạng | |
10 | Mô hình hệ thống tưới cây tự động | HS thiết kế mô hình hệ thống tưới cây tự động | Công nghệ 8 | Kĩ thuật điện | Lắp ráp được các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng mô đun cảm biến độ ẩm | Bài 16. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến | Bài 11. Thực hành lắp mạch điện điều khiển | Bài 14. Lắp ráp mạch điều khiển cơ bản sử dụng mô đun cảm biến | |
11 | Chế tạo máy chiếu phim 3D | HS chế tạo mô hình máy chiếu phim 3D | Toán 8 | Tứ giác | - Mô tả khái niệm hình thang cân và các yếu tố của chúng. - Giải thích các tính chất về góc kề một đáy, cạnh bên và đường chéo của hình thang cân. | Bài 11. Hình thang cân | Bài 3. Hình thang - Hình thang cân (Phần Hình học và đo lường) | Bài 3. Hình thang cân (Chương Tam giác. Tứ giác) |
..............
Xem đầy đủ nội dung trong file tải về
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)