Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6 Kế hoạch bài dạy STEM lớp 6
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6 mang tới Kế hoạch bài dạy STEM lồng ghép, tích hợp các môn học với nhiều chủ đề STEM Khoa học tự nhiên lớp 6 đa dạng, giúp thầy cô có thêm tài liệu tham khảo khi xây dựng Bài giảng STEM lớp 6 năm 2023 - 2024.
Kế hoạch bài dạy STEM lớp 6 môn Khoa học tự nhiên, còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, công sức khi soạn giáo án STEM lớp 6 năm học 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6: Nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi
Môn học: KHTN lớp 6
Thời lượng 3 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn.
- Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu,…)
- Vận dụng kiến thức đã học để làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực Khoa học tự nhiên: biết được một số vai trò và ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn.Vận dụng được hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu,…). Biết làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha).
2.2. Năng lực chung:
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS trình bày ý tưởng, làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi (trà Kombucha) và tạo ra sản phẩm nước trái cây lên men.
3. Phẩm chất: Trung thực: tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và đảm bảo các qui tắc an toàn thực phẩm trong thực nghiệm.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh ảnh một số vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.
- Bìa giấy A4, mỗi nhóm HS 1 tờ
- Trái cây, vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha đã lên men.
- Dụng cụ đựng sản phẩm (Chai, bình, lọ thủy tinh…), cốc thủy tinh, ống đong.
- SGK KHTN 6.
- Video https://www.youtube.com/watch?v=cpdEfwe1hho (Gửi vào zalo lớp, HS xem trước quy trình làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn có lợi)
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Xác định vấn đề yêu cầu vận dụng vai trò có lợi của vi khuẩn trong đời sống, làm nước trái cây lên men. (15 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn.
- Xác định nhiệm vụ “Làm nước trái cây lên men từ vi khuẩn mồi SCOBY hoặc trà Kombucha”
b) Tổ chức thực hiện
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu các hình ảnh sau yêu cầu HS quan sát, thảo luận cặp đôi nêu ngắn gọn vào vở ít nhất 3 điều đã biết về vi khuẩn.
- GV quy định thời gian hoạt động 2 phút.
..................
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6: Các thể cơ bản của chất
KHBD STEM KHOA HỌC: BÀI 8: CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT
Môn học: Khoa học tự nhiên; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...).
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.
- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...).
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát.
- Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
- Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất.
- Vận dụng:
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị
1.1. Thiết bị công nghệ, phần mềm: Laptop, màn hình tivi, internet, điện thoại thông minh, Zalo.
1.2. Thiết bị dạy học khác:
2. Học liệu
2.1. Học liệu số: File trình chiếu Powerpoint, đường link video….
2.2. Học liệu khác:
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề. (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu:
- Xác định được nhu cầu của việc lọc nước ngọt từ nước biển và các vấn đề cần giải quyết.
b) Nội dung:
- Nêu được cách lọc nước biển thành nước ngọt.
c) Sản phẩm: kết quả thảo luận của HS
d) Tổ chức thực hiện
2. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs quan sát mẫu nước biển (hoặc nước muối) đã chuẩn bị sẵn và trả lời câu hỏi:
- Tại sao người ta không thể sử dụng nước biển để ăn uống?
- Có cách nào thu được nước ngọt từ nước biển hay không?
3. Thực hiện nhiệm vụ: HS tập trung quan sát mẫu nước và trả lời câu hỏi.
4. Báo cáo, thảo luận:
- GV huy động tinh thần xung phong của HS; gọi 1-2 HS có dự đoán đúng phát biểu tại chỗ.
5. Kết luận, nhận định:
GV đặt vấn đề: Với hiện tượng biến đổi khí hậu, lượng mưa ngày càng ít và khô hạn kéo dài, tình hình thiếu nước trở nên gay gắt. Trước viễn cảnh không còn đủ nước để uống, em đề xuất giải pháp và thiết kế ý tưởng của bản thân để biến nước biển hoặc nước bẩn thành nước ngọt.
...................
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6: Sự kì diệu của thực vật
I. TÊN CHỦ ĐỀ: SỰ KÌ DIỆU CỦA THỰC VẬT
II. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
1. Sản phẩm
- Biết được các bước chuẩn bị, thiết kế, thực hành làm một số đồ chơi, đồ dùng từ các cơ quan của thực vật.
2. Thời gian trên lớp: 02 tiết
- Tiết 1: Tuần 30, Sáng ngày 09/04/2022. Hoạt động 1, 2: Nhận nhóm và phân công nhiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền, Thống nhất Tiêu chí đánh giá sản phẩm làm đồ chơi, đồ dùng từ cơ quan của thực vật.
- Tiết 2: Tuần 31, Sáng ngày 16 /04/2022 (Hoạt động 4,5: Tiến hành làm một số đồ chơi từ các cơ quan của thực vật do nhóm lựa chọn từ nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Thuyết trình sản phẩm, chia sẻ, đánh giá, bình chọn sản đẹp có giá trị sử dụng
Địa điểm: Tại phòng bộ môn Hóa Sinh.
Môn chủ đạo: Khoa học tự nhiên 6
Các môn và GV hỗ trợ: Môn Toán (Cô Trang), Môn Hóa (cô Lưu), môn Lý (Cô Trịnh Thoa), Tin học (cô Hệ).
3. Thời gian ở nhà
- Thời gian: 01 tuần, từ sau tiết 1 tuần 30 đến tiết 2 tuần 31 .
- Thực hiện Hoạt động 3 (thảo luận lựa chọn nguyên liệu, đồ chơi, cách bước tiến hành làm và chuẩn bị thử nghiệm tại phòng học bộ môn);
- HS hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
- Trao đổi, thảo luận, nhận sự trợ giúp của GV và các bạn trong nhóm.
III. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Vận dụng được kiến thức trong các môn học:
- Môn khoa học tự nhiên: Chọn nguyên liệu, tìm hiểu ứng dụng thực tiễn của các cơ quan của thực vật, ứng dụng về cân bằng lực trong tạo đồ chơi.
- Môn Toán: Tính toán ước lượng nguyên liệu cần chuẩn bị, kích thước nguyên liệu, đồ chơi chế tạo
- Môn Công nghệ: Nghiên cứu cách bảo quản nguyên liệu sơ chế sản phẩm tạo ra.
Tìm hiểu công dụng, vật liệu của các thiết bị có ở gia đình để chuẩn bị làm
Tìm hiểu các mẫu đồ chơi đẹp, có ích và thực hiện chế tạo được
- Môn Tin học: Làm video, tra cứu thông tin, tài liệu liên quan trên mạng Internet. Sử dụng các phần mềm tích hợp với điện thoại.
Để hoàn thành việc chế tạo đồ chơi từ các cơ quan của thực vật.
......................
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 6!