Giáo án Mĩ thuật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật lớp 10 năm 2024 - 2025
Giáo án Mĩ thuật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 10 Kết nối tri thức theo chương trình mới.
KHBD Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Mĩ thuật 10 KNTT. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Công nghệ, Lịch sử. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức:
Giáo án Mĩ thuật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT (16 tiết)
BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được một số khái niệm liên quan đến ngành Lịch sử mĩ thuật.
- Hiểu được sự kết nối giữa ngành Lịch sử mĩ thuật và ngành Khảo cổ trong nghiên cứu mĩ thuật cổ.
- Có kĩ năng và hiểu biết ban đầu về tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mĩ thuật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
● Có khả năng thiết lập được các danh mục tài liệu nghiên cứu lịch sử mĩ thuật (sách, tạp chí, trang thông tin điện tử,…).
● Có hiểu biết nhất định về một trường đại học có mã ngành Lí luận và Lịch sử mĩ thuật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
● Bước đầu làm quen với một số quan điểm trong tìm hiểu nghệ thuật/ mĩ thuật của một số học giả, nhà phê bình.
● Trên cơ sở các hướng tiếp cận di sản mĩ thuật theo quan điểm mĩ thuật học, xã hội học, triết học, mĩ học, HS lựa chọn được quan điểm tìm hiểu lịch sử mĩ thuật mình yêu thích để hình thành năng lực biện luận, thuyết trình.
3. Phẩm chất
- Yêu thích khám phá các di sản mĩ thuật.
- Chủ động lựa chọn hướng tiếp cận di sản mĩ thuật phù hợp để khai thác những giá trị nghệ thuật điển hình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Một số tư liệu, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có liên quan đến chủ đề bài học Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Bài thuyết trình.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS hiểu biết về những kiến thức về lịch sử mĩ thuật.
- HS nắm bắt được mối quan hệ giữa lịch sử mĩ thuật và mối quan hệ giữa tính khách quan của thời đại, lý thuyết nghiên cứu và tính chủ quan của nghệ sĩ sáng tác.
b. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến:
- Lịch sử mĩ thuật là gì?
- Những dấu mốc liên quan đến nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình và hình minh họa phù hợp.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho HS giấy A0 và phân công nhiệm vụ, thứ tự các nhóm lên trình bày:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật và đối tượng nghiên cứu của ngành Lịch sử mĩ thuật.
+ Nhóm 2: Trình bày những dấu mốc quan trọng của ngành Lịch sử mĩ thuật ở Việt Nam.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh có liên quan đến lịch sử mĩ thuật:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân công nhiệm vụ nghiên cứu và thuyết trình cho các thành viên trong nhóm.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên 2 nhóm.
...
>> Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Mĩ thuật 10 Kết nối tri thức