Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Kinh tế và Pháp luật 10 (Chủ đề 1, 2, 3)
Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH.
Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 10. Hi vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
KHBD Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
- Tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội: nêu được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế; tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực riêng:
· Nhận thức chuẩn mực, hành vi: Nếu được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Các hình ảnh, tranh vẽ, câu truyện ngắn, bài báo, bài viết liên quan đến các hoạt động kinh tế.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học.
b. Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK trang 6 và nhận biết các hoạt động đang diễn ra trong tranh.
c. Sản phẩm học tập: nêu được các hoạt động kinh tế trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Trong thời gian 1 phút, HS mô tả và nhận biết các hoạt động diễn ra trong tranh.
- GV đưa ra yêu cầu: Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh (SGK trang 6) và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời và các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học:
Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phần tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người. Bài học này giúp các em nhận thức được vai trò của các hoạt động kinh tế và trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 7
c..Sản phẩm học tập: trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm (nhóm 4HS) thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh, đọc trường hợp và thảo luận các câu hỏi: Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội? “Anh D quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trống lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh với quy mô 450 gốc. Không chỉ chăm sóc tỉ mỉ, anh D còn tích cực học hỏi các kĩ thuật trồng trọt, áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, hạn chế sử dụng phân hoá học, ưu tiên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh làm cho cây bưởi ngày càng sai quả. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây sả, gừng, vừa tạo cho khu vườn không gian 2 tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. | 1. Hoạt động sản xuất - Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo và sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. - Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhát của con người, quyết định đến các hoạt động phản phải trao đổi, tiêu dùng. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động phân phối – trao đổi
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động phân phối trao đổi trong đờisống, xã hội
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp 1, 2 và trả lời câu hỏi trong SGK trang 7,8.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint\
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp 1, 2 SGK và thảo luận các câu hỏi: Trường hợp 1. - Nhận xét về quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong trường hợp trên. - Nêu vai trò của hoạt động phân phối đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Trường hợp 2. - Nêu vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng. - Hãy kể tên các hình thức trao đổi, mua bán trực tuyến khác mà em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV gợi ý cho HS: Trường hợp 1 là hoạt động phân phối; trường hợp 2 là hoạt động trao đổi. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm và tổng kết những ý kiến phù hợp. | 2. Hoạt động phân phối – trao đổi - Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. - Trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. - Hoạt động phân phối – trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. + Hoạt động phân phối đóng vai trò phân chia các yếu tổ của quá trình sản xuất. Phân phối phù hợp sẽ góp phần vào sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng. + Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bản được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu dùng
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 8.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp và thảo luận các câu hỏi: · Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với các năm trước. · Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối-trao đổi? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Mời đại diện từng nhóm thuyết trinh phần bài làm của nhóm. + Các nhóm cùng quan sát, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Hoạt động tiêu dùng - Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất đề thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tiêu dùng là mục đích của sản xuất. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế
a. Mục tiêu: nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vàocác hoạt động kinh tế.
b. Nội dung: Đọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nếu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào cáchoạt động kinh tế.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K? + Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào? + Em có nhận xét gì về hoạt động của doanh nghiệp Q? + Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế – xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. | 4. Trách nhiệm của công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế + Trường hợp 1: Việc dùng nguồn nguyên liệu không đảm bảo, gây ảnh hưởng sức khoẻ cho người tiêu dùng là việc làm sai và đáng bị lên án. Hãy là người kinh doanh có đạo đức, trách nhiệm. + Trường hợp 2: Phương châm kinh doanh của doanh nghiệp Q cùng với hành động cụ thể để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường là việc làm tốt, thể hiện được ý thức, trách nhiệm, đáng được tuyên dương, ủng hộ. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến
A. Mục tiêu: HS xác định được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do.
b. Nội dung: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào (SGKtrang10)? Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: HS chọn được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem yêu cầu trong SGK trang 10.
Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tỉnh hoặc không đồng tỉnh với ý kiến nào, Giải thích vì sao.
Chỉ khi kinh doanh hàng hoá mới tạo ra lợi ích về kinh tế, từ đó thúc đẩy và phát triểnkinh tế quốc gia.
Hoạt động tiêu dùng là căn cứ để xác định số lượng, chất lượng hàng hoá.
Hạn chế hoạt động sản xuất là biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.
Phân phối – trao đổi đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc các ý kiến trong SGK, bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình và giải thích lí do.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 4 HS xung phong phát biểu ý kiến.
Theo đó, hai ý kiến a, c là hai ý kiến chưa hợp lí; hai ý kiến b, d là hợp lí.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ 3: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của bản thân khi tham gia vào các hoạt độngkinh tế phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được vai trò của bản thân khi tham gia vào các hoạt động kinhtế phù hợp với lứa tuổi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Gia đình M chuyên trồng và cung cấp sản phẩm rau hữu cơ cho thị trường. Sau giờ học, M thường giúp bố mẹ đóng gói sản phẩm. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, bố mẹ giao cho M nhiệm vụ trực điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng của khách hàng. M còn tìm tòi, giới thiệu sản phẩm của gia đình qua mạng xã hội, để mọi người biết đến nhiều hơn.
- M đã tham gia hoạt động nào cùng gia đình? Em có ý kiến như thế nào về việclàm của M?
- Em sẽ làm gì để tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời câu hỏi.
M đã tham gia hoạt động phân phối – trao đổi cùng gia đình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ 4: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
a, Mục tiêu: HS bày tỏ ý kiến, thái độ ứng xử phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
b. Nội dung: Đọc tình huống, suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK trang 11.
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Khu vực nhà B sinh sống có nhiều hộ sản xuất kinh doanh làm sợi bún, phở. Thấy hộ kinh doanh P thường xuyên để bún dưới đất, B về nhà nói chuyện với mẹ:
- Mẹ ơi, hộ kinh doanh P không che đậy bún để ruối bọ bay vào, rất mất vệ sinh at
Mẹ B thở dài:
– Vậy thôi, từ mái nhà mình không mua bún ở đó nữa.
B nói thêm:
– Hay là mình báo chính quyền mẹ như
Nghe vậy, mẹ của B bảo:
Nhưng cũng là tình làng nghĩa xóm. Khó nghĩ quá.
- Em có đồng tình với hành động của B không? Vì sao?
- Nếu là B, em sẽ nói như thế nào với mẹ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong, trình bày đáp án: Hành động lên án, báo chính quyền" của B là phù hợp.
Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Hành động
a. Mục tiêu: HS thực hiện kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm và trình bày trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy cùng các bạn lên ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh 1 mặt hàng phù hợp với đối tượng người mua là học sinh trung học phổ thông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm để lên kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 hoặc 3 lên chia sẻ kế hoạch kinh doanh, các HS khác lứa tuổi.
Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, đánh giá, động viên HS tìm tòi, học hỏi và tham gia hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
Nhiệm vụ 2: Tuyên truyền
a. Mục tiêu: HS tuyên truyền được về trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
b. Nội dung: HS thảo luận cặp đối với bạn bên cạnh và trình bày trước lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên đểtuyên truyền về trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh, thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên, trình bày trước lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, thực hiện được bài giới thiệu một sản phẩm từ thiên nhiên và trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, động viên HS thực hiện trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế, đặt biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau.
- GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập.
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 1
- Hoàn thành bài tập được giao
Xem trước nội dung bài 2: Các chủ thể của nền kinh
............
Tải file tài liệu để xem thêm Kế hoạch bài dạy Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10