Hóa 11 Bài 3: pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base Giải bài tập Hóa 11 Cánh diều trang 20, 21, 22, 23, 24, 25

Giải Hoá 11 Bài 3: pH của dung dịch Chuẩn độ acid - base là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 20, 21, 22, 23, 24, 25.

Soạn Hóa 11 Cánh diều Bài 3 được trình bày khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là giải Hóa 11 pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi vận dụng Hóa 11 Bài 3

Vận dụng 1 trang 22

Vì sao có thể dùng thuốc muối NaHCO3 khi điều trị bệnh thừa acid trong dạ dày?

Gợi ý đáp án

Dịch vị dạ dày của con người có chứa acid HCl với pH dao động khoảng 1,5 đến 3,5. Khi nồng độ acid trong dạ dày tăng cao con người sẽ bị đau dạ dày. Thuốc muối chứa NaHCO3 sẽ phản ứng với HCl giúp làm giảm nồng độ HCl trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O.

Vận dụng 2 trang 22

Em hãy tìm hiểu giá trị và ý nghĩa của chỉ số pH ở một số bộ phận trong cơ thể con người.

Gợi ý đáp án

Trong cơ thể của con người, máu và các dịch dạ dày, mật, … đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột, không nằm trong giới hạn cho phép thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí, cần phải đi khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân.

Vận dụng 3 trang 24

Nước ép bắp cải tím có nhiều màu sắc phụ thuộc vào pH. Em hãy thiết lập bảng màu của nước ép bắp cải tím theo pH bằng cách sử dụng giấy chỉ thị pH và acid, base thích hợp.

Gợi ý đáp án

Chuẩn bị:

- Bắp cải tím thái nhỏ (khoảng 100 g).

- Cốc thuỷ tinh 250 mL, nước sôi, đũa thuỷ tinh, lưới/ vải lọc.

- Các cốc (đã được dán nhãn) đựng các acid và base thích hợp.

- Giấy pH hoặc máy đo pH.

Tiến hành:

– Ngâm khoảng 100 g bắp cải tím đã được chuẩn bị vào 100 mL nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bằng lưới lọc hoặc vải lọc, thu được dung dịch. Dung dịch này được sử dụng làm chất chỉ thị.

– Dùng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH của các dung dịch acid, base đã chuẩn bị.

- Cho vài giọt chất chỉ thị lần lượt vào các dung dịch acid, base đã chuẩn bị và khuấy đều. Quan sát sự đổi màu của các dung dịch.

Từ đó thiết lập được bảng màu của nước ép bắp cải tím theo pH như sau:

Giải bài tập Hóa 11 trang 25

Bài 1 trang 25

Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên.

Gợi ý đáp án

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ta có: VHCl. CHCl = VNaOH. CNaOH

\Rightarrow C_{HCl}=\frac{V_{NaOH}.C_{NaOH}  }{V_{HCl} }=\frac{20.0,1}{10}=0,2M\(\Rightarrow C_{HCl}=\frac{V_{NaOH}.C_{NaOH} }{V_{HCl} }=\frac{20.0,1}{10}=0,2M\)

Bài 2 trang 25

Sưu tầm thông tin về ý nghĩa thực tiễn của pH trong đời sống và trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Gợi ý đáp án

Chỉ số pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn, pH có liên quan đến sức khoẻ con người, sự phát triển của động vật, thực vật, …

Trong cơ thể của con người, máu và các dịch của dạ dày, mật, … đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột, không nằm trong giới hạn cho phép thì có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí, con người cần được khám để tìm ra nguyên nhân.

Một số động vật sống dưới nước cần có pH thích hợp, ví dụ tôm và cá ưa sống trong môi trường nước có pH khoảng 7,5 – 8,5 do đó cần thường xuyên theo dõi pH của nước để đảm bảo điều kiện sống thích hợp cho cá, tôm … đảm bảo hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản …

Một số loại thực vật chỉ phát triển tốt trong đất có giá trị pH thích hợp, do đó cần cải tạo đất có pH phù hợp với loại cây đang trồng để đem lại hiệu quả kinh tế cao …

Trong đời sống hàng ngày, các sản phẩm như dầu gội, xà phòng, kem dưỡng da … cũng đều cần có giá trị pH trong một khoảng nhất định để an toàn với người sử dụng.

Bài 3 trang 25

Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ; còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh.

a) Giải thích vì sao khi vắt chanh vào nước luộc rau muống thì màu xanh của nước lại bị nhạt đi.

b*) Vì sao khi luộc bánh chưng, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm cho lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn?

Gợi ý đáp án

Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ; còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh.

a) Khi vắt chanh vào nước luộc rau muống đã tạo môi trường acid cho nước luộc rau muống do đó màu xanh của nước luộc rau muống bị nhạt đi.

b) Trong nước, muối NaHCO3 bị thuỷ phân tạo môi trường base (kiềm):

NaHCO3→ Na++ HCO3

HCO3+H2O⇌H2CO3+OH

Do đó, khi luộc bánh chưng, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm cho lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn.

Bài 4 trang 25

Bình thường, chỉ số pH của nước tiểu ở người dao động trong khoảng 4,5 – 8,0. Nếu pH của nước tiểu giảm xuống dưới 4,5 thì có nghĩa là bị dư acid, còn cao hơn 8,0 thì có nghĩa là bị dư kiềm. Sỏi thận là khối khoáng chất nhỏ có thể tích tụ trong thận, gây đau khi ngăn cản dòng nước tiểu từ thận xuống liệu quản. Một trong các dấu hiệu của bệnh sỏi thận và nước tiểu bị dư acid hoặc dư kiềm. Đề xuất cách làm đơn giản để có thể tiên lượng bệnh sỏi thận.

Gợi ý đáp án

Để biết giá trị pH gần đúng của dung dịch, có thể sử dụng giấy chỉ thị pH.

Cách làm đơn giản để có thể tiên lượng bệnh sỏi thận:

Sử dụng giấy chỉ thị pH (có thể mua dễ dàng ở hiệu thuốc, cửa hàng hoá chất, shopee …) nhúng vào nước tiểu (ngay sau khi đi vệ sinh) sau đó tra với thang pH của giấy chỉ thị từ đó xác định được pH gần đúng của nước tiểu.

Nếu thấy pH của nước tiểu giảm xuống dưới 4,5 thì có nghĩa là bị dư acid, còn cao hơn 8,0 thì có nghĩa là bị dư kiềm

Chia sẻ bởi: 👨 Songotenks
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm