GarageBand và Audacity: Phần mềm sản xuất nhạc nào tốt hơn?
GarageBand và Audacity là hai phần mềm sản xuất nhạc được ưa chuộng nhất hiện nay. Thế nhưng, lựa chọn nào phù hợp nhất với bạn? Hãy cùng Eballsviet.com tìm hiểu nhé.
Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó giúp mọi người thư giãn, giải tỏa căng thẳng và yêu đời hơn. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, không khó để bạn có thể tự tay sản xuất ra những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời nhờ các phần mềm chuyên dụng. Nổi bật trong số đó là GarageBand và Audacity.
GarageBand và Audacity hiện được hàng nghìn nhạc sĩ, nhà sản xuất nhạc trên thế giới tin dùng. Cả hai đều nhận được đánh giá cao về sự tiện dụng và mang tới hàng loạt tính năng hấp dẫn để tạo ra tất cả thể loại nhạc phổ biến từ Rock, Capella, Electronica, Hiphop… Điều tuyệt vời nhất khi sử dụng cả hai phần mềm này là chúng đều miễn phí, thích hợp với cả người dùng không chuyên. Tuy nhiên, chúng vẫn có vài điểm khác biệt. Nếu vẫn đang phân vân nên chọn GarageBand hay Audacity thì đánh giá dưới đây có thể hữu ích với bạn.
Ưu & nhược điểm của Audacity
Đầu tiên, Audacity là phần mềm chỉnh sửa âm thanh kỹ thuật số, không phải một kênh radio online. Nó được thiết kế chủ yếu để xử lý dữ liệu âm thanh thay vì giúp người dùng sắp xếp từng phần audio khác nhau thành một tác phẩm mạch lạc mặc dù bạn chắc chắn có thể làm việc đó nếu muốn.
Phần mềm miễn phí, mã nguồn mở Audacity ra mắt từ năm 2000. Tính tới nay, nó đã gây dựng được cộng đồng người dùng lớn nhờ sự hữu ích và không ngừng cải tiến, hoàn thiện tính năng.
Xét về tổng thể, Audacity kém ổn định hơn GarageBand. Dù hầu hết người dùng không gặp phải vấn đề gì với nó nhưng đôi khi, trong những trường hợp khó, lỗi crash hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là lúc mở rộng Audacity bằng plugin bên thứ ba.
Tuy Audacity là công cụ sản xuất nhạc mạnh mẽ nhưng bạn cần đọc hướng dẫn trước khi sử dụng. Giao diện của nó đơn giản, dễ chọn nhưng số lượng hiệu ứng và cài đặt phong phú có thể khiến bạn bối rối nếu thiếu kiến thức nền tảng về kỹ thuật âm thanh. Bạn cần dành ít nhất vài ngày để làm quen với Audacity.
Nếu cần điều khiển âm thanh, Audacity là lựa chọn tuyệt vời. Nó cung cấp gần như tất cả công cụ thiết yếu: thước đo mức độ, ghi âm nhiều bản nhạc, sample rate lên tới 384 KHz và chiều sâu 32-bit, xuất tác phẩm ở định dạng lossless như AIFF, FLAC, hoàn tác & làm lại không giới hạn, tạo âm thanh theo quy trình, thay đổi độ cao & nhịp độ, loại bỏ nhiễu tiếng ồn và hàng chục hiệu ứng tích hợp khác. Nó cũng cho phép người dùng tinh chỉnh bản nhạc nhiều hơn GarageBand (ví dụ áp dụng các bộ lọc vào một vùng nhất định thay vì toàn bộ bản nhạc).
Nhược điểm lớn nhất của Audacity là không hỗ trợ các bản ghi MIDI. Người dùng chỉ có thể nhập, chỉnh sửa và xuất file MIDI.
Việc kết hợp nhiều nguồn âm thanh và bản nhạc có thể rối mắt trên giao diện nguyên thủy của Audacity. Khác GarageBand, Audacity không cung cấp bất kỳ tính năng ghi âm trước nào (ví dụ: loops) để giúp người mới làm nhạc bắt đầu dễ dàng hơn. Thế nhưng nếu chỉ định thu lại từng bản nhạc (ví dụ: giọng hát, nhạc cụ) và sắp xếp chúng gần nhau mà không cần phải chỉnh sửa nhiều, Audacity là lựa chọn hoàn hảo.
Cuối cùng, Audacity là phần mềm chỉnh sửa nhạc đa nền tảng nên bạn có thể xử lý cùng một dự án trên bất kỳ thiết bị Windows, Mac, Linux. Tính năng này cực hữu ích trong cộng tác, làm việc nhóm hay muốn tạo bộ sưu tập đa phong cách.
Ưu & nhược điểm của GarageBand
Phần tuyệt nhất và cũng là tệ nhất khi nhắc tới GarageBand là nó chỉ hỗ trợ nền tảng Mac & iOS. Bạn có thể tải GarageBand miễn phí trên App Store nếu thiết bị chưa có. Đây là phần mềm chỉnh sửa âm thanh tuyệt vời bởi chất lượng cao, miễn phí nhưng bạn nhất định cần phải sở hữu một máy tính Mac hoặc iPhone.
GarageBand là một kênh âm thanh kỹ thuật số, không phải công cụ chỉnh sửa âm thanh số hóa. Bên cạnh việc thu và chỉnh sửa tất cả các loại âm thanh, nhiệm vụ chính của GarageBand là giúp người dùng sắp xếp, kết hợp toàn bộ nguồn audio riêng lẻ thành một file audio duy nhất. Tất nhiên, nó vẫn hữu ích trong lĩnh vực sản xuất nhạc.
Không giống như Audacity - mã nguồn mở và được chỉnh sửa bởi cộng đồng người dùng, GarageBand thuộc sở hữu và toàn quyền kiểm soát bởi Apple. Như vậy, nếu Apple ngừng hỗ trợ nó, bạn buộc phải sử dụng phần mềm thay thế GarageBand khác.
Ưu điểm tuyệt vời của GarageBand là chạy mượt mà và chuyên nghiệp bởi nó được thiết kế và lập trình dành cho hệ điều hành có độ bảo mật cao. Lỗi crash hiếm xảy ra khi chạy phần mềm này.
Mặt khác, GarageBand dễ sử dụng hơn Audacity. Rào cản lớn nhất với người thiếu kinh nghiệm là giao diện, khá trực quan nhưng hơi phức tạp. Sau khi vượt qua những khó khăn ban đầu đó, mọi việc đều trở nên dễ dàng hơn.
Bởi nó do hãng công nghệ nổi tiếng thế giới Apple "nhào nặn", bạn sẽ cảm thấy quen thuộc với thiết kế ứng dụng Macbook đặc trưng. Nếu muốn chia sẻ và làm việc trên các dự án âm thanh không phải trên MacBook, GarageBand không phải lựa chọn dành cho bạn.
Không giống Audacity, GarageBand hỗ trợ bản ghi MIDI, chỉnh sửa chuyên sâu và rất nhiều tính năng cấu hình loop và synth trước khi thu âm. Bạn có thể dùng chúng để tạo nhạc, thậm chí không cần tới nhạc cụ.
Nhìn chung, GarageBand tiện lợi khi bạn dự định sử dụng nhiều chuỗi lặp âm thanh và đoạn nhạc.
Tổng kết
- GarageBand là lựa chọn đơn giản cho người mới sản xuất nhạc. Nó không chỉ hỗ trợ ghi và chỉnh sửa MIDI mà còn là cách dễ nhất để bắt đầu sản xuất âm thanh miễn là bạn có bàn phím MIDI. Nó còn đi kèm rất nhiều tính năng ghi âm trước và hướng dẫn xuyên suốt toàn bộ quá trình thực hiện để người dùng sản xuất nhạc tốt hơn.
- Audacity mạnh mẽ hơn về lĩnh vực điều khiển âm thanh nhưng không dễ sắp xếp nhạc và các đoạn lặp. Bạn nên sử dụng nó cho các phần audio dài, ít đoạn nhạc hơn chẳng hạn như podcast, diễn văn, sách âm thanh, lồng tiếng, bài bình luận… Nó cũng là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn chỉnh sửa audio không phải trên máy Mac.
Có thể bạn quan tâm
-
Cách biến hình của Lux Nguyên Tố Tối Thượng trong LMHT
-
Hướng dẫn chơi và tải game Đấu Trường Chân Lý
-
Văn khấn cúng sang mộ - Văn khấn cúng sang cát (bốc mộ)
-
Cách đăng ký tài khoản Đột Kích (CrossFire) mới nhất
-
Cách thả biểu tượng cảm xúc "thương thương" trên Facebook
-
10 cách nhận vòng quay miễn phí trong Coin Master
-
Rise Of Civilizations: Cách chơi, mẹo, cheat & chiến thuật cần biết
-
Những câu thả thính, Status thả thính hay
-
Cách chơi Liên Minh Huyền Thoại cho người mới bắt đầu
-
Lời chúc đám cưới ý nghĩa - Câu chúc mừng đám cưới