Đoạn văn cảm nhận văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt 6 đoạn văn mẫu lớp 7
Tháng giêng, mơ về trăn non rét ngọt trích trong Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt.

Tài liệu bao gồm 6 đoạn văn mẫu lớp 7. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Đoạn văn cảm nhận văn bản Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 1
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 2
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 3
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 4
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 5
- Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 6
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 1
“Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là bài đầu tiên trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng. Khi đọc bài viết, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Ngoài ra, tác giả còn diễn tả những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. Mở đầu, nhà văn đã đưa ra một lời khẳng định về tình cảm dành cho mùa xuân. Đến đoạn tiếp theo, tôi cảm nhận được toàn bộ vẻ đẹp của sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân. Tác giả còn bộc lộ cảm xúc yêu mến, say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân đầy khéo léo, tinh tế. Bài viết cũng đã giúp tôi thấy được sự gắn bó, yêu quý Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng.
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 2
“Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là một bài viết giàu cảm xúc. Vũ Bằng đã miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp của không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên với nét đẹp riêng biệt. Mùa xuân của miền Bắc mang những nét đẹp riêng, đặc trưng mà chỉ có ở đây. Tác giả đã khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp mà còn qua những hình ảnh so sánh độc đáo. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Bài viết của Vũ Bằng giúp tôi thêm yêu hơn vẻ đẹp của Hà Nội, của miền Bắc khi xuân về.
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 3
Văn bản “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Vẻ đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng được nhà văn khắc họa vô cùng sinh động. Qua bài viết này, tác giả cũng bộc lộ những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. khi xuân về. Bài viết được mở đầu bằng một lời khẳng định về tình cảm dành cho mùa xuân: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân”. Những đoạn văn tiếp theo, nhà văn miêu tả vẻ đẹp sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được tình yêu của tác giả trong từng câu văn. Ở đoạn cuối, Vũ Bằng khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Đọc bài viết, tôi đã thấy được tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà văn Vũ Bằng với Hà Nội.
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 4
“Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là một tác phẩm giàu cảm xúc. Mở đầu bài viết, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng được tác giả Vũ Bằng khắc họa vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Mùa xuân miền Bắc với những nét đặc trưng không thể nào lẫn: có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. Bên cạnh câu văn miêu tả thiên nhiên, tác giả còn khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp. Cụm từ “Tôi yêu…” như một lời khẳng định về tình cảm đó. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, tôi thêm yêu hơn mùa xuân.
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 5
Khi đọc “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng, tôi đã cảm nhận được những nét đẹp của mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng. Không chỉ vậy, qua bài viết này, tác giả đã diễn tả những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời. Mở đầu, nhà văn đã đưa ra một lời khẳng định: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân” để cho thấy rằng tình yêu dành cho mùa xuân dường như đã trở thanh một lẽ dĩ nhiên. Đến đoạn tiếp theo, sắc xuân, cảnh xuân và tình xuân được diễn tả đan xen, hoà quyện cùng nhau. Cùng với đó, tác giả cũng khéo léo bộc lộ cảm xúc yêu mến, say mê trước vẻ đẹp của mùa xuân. Cuối cùng, bức tranh thiên nhiên mùa xuân sau rằm tháng giêng hiện lên vô cùng sinh động, đẹp đẽ. Bài viết cũng đã giúp tôi thấy được sự gắn bó, yêu quý Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng.
Cảm nhận Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Mẫu 6
“Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” của Vũ Bằng đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Mở đầu bài viết, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên với nét đẹp riêng biệt. Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng... Tác giả đã khéo léo bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân không chỉ một cách trực tiếp: “tôi yêu…” mà còn qua những hình ảnh so sánh độc đáo: “thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống ”. Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Ông đã phát hiện ra những chuyển biến dù là nhỏ nhất của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm. Và mùa xuân ấy sẽ mãi lắng đọng mãi, ngân nga trong lòng người.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
-
Phân tích bài Đất rừng phương Nam (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 8: Phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ (8 mẫu)
-
Dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (12 mẫu)
-
Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT - Hướng dẫn mới về sửa đổi hồ sơ mời thầu qua mạng (E-HSMT)
-
Tả bác bảo vệ trường em - 3 Dàn ý & 17 bài văn tả người lớp 5 hay nhất
-
Phân tích truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Đề kiểm tra 45 phút môn tiếng Anh lớp 8 Chương trình mới (Có đáp án)
-
Đoạn văn tiếng Anh viết về món ăn yêu thích (Gợi ý + 35 mẫu)
-
Đơn xin việc nhân viên bán hàng - 6 Mẫu đơn xin việc nhân viên bán hàng
Mới nhất trong tuần
-
Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc
10.000+ -
Ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước
100+ -
Phân tích bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lý Bạch (12 mẫu)
100.000+ -
Cảm nghĩ về người bà kính yêu của em
100.000+ 5 -
Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
10.000+ -
Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong truyện Bầy chim chìa vôi (8 mẫu)
100.000+ 2 -
Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền quê em
100.000+ 6 -
Đoạn văn ngắn về thầy cô và mái trường
100.000+ 1 -
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (2 Dàn ý + 19 mẫu)
100.000+ 1 -
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim (Dàn ý + 18 mẫu)
100.000+ 1