Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo bao gồm phạm vi ôn tập kèm theo 2 đề thi minh họa. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG THPT ……….

BỘ MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: VĂN, KHỐI 12

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Kiến thức đọc hiểu chung

- Các phương thức biểu đạt

- Các thao tác lập luận

- Các thể thơ thường gặp

- Các biện pháp tu từ

- Các phép liên kết

- Phương thức xây dựng đoạn văn (cách thức trình bày đoạn văn)

- Nhận diện các phong cách ngôn ngữ.

- Xác định đề tài, chủ đề, nội dung chính của văn bản

- Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

- Tìm thông điệp có nghĩa trong văn bản.

2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản theo thể loại

a. Văn bản nghị luận

Nhận biết và phân tích được nội dung, mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận; xác định được mục đích, quan điểm của người viết và thể hiện được quan điểm cá nhân về nội dung của văn bản.

b. Truyện truyền kì và truyện ngắn hiện đại

- Phân tích, đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản

- Phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kỳ trong sự so sánh với truyện cổ dân gian

- Nhận biết được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học

c. Hài kịch

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức (ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,...) của hài kịch

- Phân tích và đánh giá được tác động của tác phẩm hài kịch đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

d. Nhật kí, phóng sự, hồi kí

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết,... trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm.

- Đánh giá được tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

II. PHẦN LÀM VĂN

Ôn tập và luyện kĩ năng:

- Viết bài văn/đoạn văn nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí.

- Viết bài văn/ đoạn văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm