Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 12 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều bao gồm các dạng câu hỏi được biên soạn bám sát theo đề minh họa 2025. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

TRƯỜNG THPT ……….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2024 – 2025

MÔN LỊCH SỬ 12

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là

A. Hội Quốc liên.

B. Đại hội đồng.

C. khối Đồng minh.

D. khối Hiệp ước.

Câu 2. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?

A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.

D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.

Câu 3. Đâu là một trong những vai trò mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Cân bằng quyền lực các nước.

B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.

C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Thực hiện quyền tự do hàng hải.

Câu 4. Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?

A. Tuyên bố về Liên hợp quốc.

B. Thành lập khối Liên minh.

C. Xóa bỏ hệ thống thuộc địa.

D. Chấm dứt chiến tranh lạnh

Câu 5. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại

A. hội nghị Tam cường I-an-ta.

B. hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

C. hội nghị Bàn Môn Điếm.

D. hội nghị Véc xai - Oasington.

Câu 6. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc được quy định bởi văn kiện quan trọng nào?

A. Hiến chương .

B. Hiến pháp.

C. Tuyên ngôn.

D. Hiệp định.

Câu 7. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới?

A. Đại hội đồng.

B. Ban thư ký

C. Hội đồng bảo an.

D. Tòa án quốc tế.

Câu 9. Một trong những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc là

A. toà án quốc tế.

B. Tổng thư ký.

C. ban thư ký.

D. đại hội đồng.

Câu 10. Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?

A. Chống nạn thất nghiệp.

B. Quyền tự do chính trị.

C. Chống bạo lực gia đình.

D. Chất lượng giáo dục.

Câu 11. Hiện nay, một trong những cuộc xung đột trên thế giới mà Liên hợp quốc vẫn chưa giải quyết được là ở

A. En Xan-va-do.

B. Goa-tê-ma-la

C. Trung Đông.

D. Mô-dăm-bích.

Câu 12. Cơ quan nào của Liên hợp quốc là tập hợp đại diện của tất cả các nước thành viên?

A. Đại hội đồng.

B. Ban thư ký.

C. Hội đồng bảo an.

D. Toà án quốc tế.

Câu 13. Một trong những quốc gia Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là

A. Nhật.

B. Đức.

C. Anh.

D. Bi.

Câu 14. Quốc gia nào sau đây từng có công dân là Tổng thư ký Liên hợp quốc?

A. Hàn Quốc.

B. Trung Quốc.

C. Việt Nam.

D. Nhật Bản.

Câu 15. Tổng thư ký là người đứng đầu cơ quan nào của Liên hợp quốc?

A. Ban thư ký.

B. Đại hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Tòa án quốc tế.

Câu 16. Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề ở Biển Đông?

A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

B. Sự nhất trí của các nước thường trực Hội đồng bảo an.

C. quyền bình đẳng giữa các thành viên Liên hợp quốc.

D. không đe doạ dùng vũ lực tấn công các quốc gia khác.

Câu 17. Đâu là ý nghĩa của việc Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong các năm 2008 và 20197

A. Nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc.

B. Tình hình an ninh - chính trị tương đối ổn định.

C. Việt Nam đã xoá bỏ được tình trạng tham nhũng.

D. Vị thế, uy tin được nâng cao trên trường quốc tế.

Câu 18. Mối quan hệ hợp tác của Liên hợp quốc với Việt Nam hiện nay là

A. hợp tác theo hướng ngày càng sâu rộng và hiệu quả.

B. giúp đỡ giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh.

C. viện trợ không hoàn lại để phát triển kinh tế, văn hóa.

D. thúc đẩy cải cách thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Câu 19. Hội nghị I-an-ta (2-1945) đã thông qua quyết định nào?

A. Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của Đồng minh.

B. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.

C. Thành lập tổ chức Hội quốc liên để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, Á giữa các nước Đồng minh.

Câu 20. Quyết định nào của hội nghị I-an-ta (2-1945) đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?

A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

B. Anh, Mỹ mở đường cho Pháp chiếm lại Đông Dương.

C. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

D. Quân đội Trung Hoa Dân quốc giải giáp phát xít Nhật.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG - SAI

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những chuyển biến quan trọng. Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe đồng minh chống phát xít. Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh ngày càng trở nên cấp bách. Chiến tranh diễn ra cảng khốc liệt thì ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hòa bình thế giới càng rõ nét."

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7)

a. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra từ 1939 đến 1945 giữa phe liên minh và phát xít.

b. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thắng lợi thuộc về phe đồng minh chống phát xít.

c. Để tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, Liên Xô, Mỹ, Anh đã triệu tập hội nghị 1-an-ta

d. Tổ chức quốc tế được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai gọi là Hội quốc liên..

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ngày 1-1-1942, đại diện 26 nước chống phát xít đã ký bản tuyên bố về Liên hợp quốc, cam kết thành lập một tổ chức quốc tế vì hoà bình và an ninh sau chiến tranh....

Tại hội nghị Tê-hê-ran (Iran, từ 28-11 đến 1-12-1943), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc. Tại hội nghị 1-an-ta (Liên Xô, tháng 2- 1945), ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc và đồng ý triệu tập hội nghị để thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

Từ ngày 25-4-1945 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc."

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 7)

a. Liên hợp quốc được thành lập nhằm liên minh các lực lượng để chống phát xít.

b. Mục tiêu chỉnh của Liên hợp quốc là nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

c. Tại hội nghị Xan Phran-xi-xcô, Hiến chương Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực.

d. Liên hợp quốc ban đầu có 26 thành viên, năm 1945 là 50, năm 2020 là hơn 200.

........

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 1 Lịch sử 12

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm