Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) Ôn tập Công nghệ 8 giữa học kì 1 sách KNTT, CD, CTST
Đề cương giữa kì 1 Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1 lớp 7. Tài liệu bao gồm đề cương sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều và Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Công nghệ 7 giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 1 Công nghệ 7, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương giữa kì 1 Công nghệ 7 năm 2023 - 2024
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức
I. Giới hạn kiến thức ôn thi giữa kì 1
- Sơ đồ hóa được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 5.
- Giới thiệu về trồng trọt
- Làm đất trồng cây
- Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng
- Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
- Nhân giống vô tính cây trồng
- Vẽ sơ đồ tư duy các bài học từ bài 1 đến bài 5.
II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 1 Công nghệ 7
Câu 1: Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm hoa, cây cảnh?
A. Cây lạc (đậu phụng).
B. Mùng tơi.
C. Cây hoa hồng.
D. Cây điều
Câu 2: Nội dung nào sau đây mô tả đúng phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên:
A. Trên 25% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Trên 50% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
C. Trên 75% công việc trong quy trình trồng trọt được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
D. Mọi công việc trong quy trình trồng trọt đều được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
Câu 3: Một trong những mục đích của việc cày đất là:
A. san phẳng mặt ruộng.
B. thuận lợi cho việc chăm sóc.
C. làm tăng độ dày lớp đất trồng.
D. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Câu 4: Một trong những ưu điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu hại cây trồng là:
A. tiết kiệm công lao động.
B. hiệu quả nhanh kể cả khi sâu đã phát triển mạnh.
C. đơn giản, dễ thực hiện.
D. có tác dụng lâu dài.
Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là một trong các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Hái.
B. Nhổ.
C. Cắt.
D. Bổ.
Câu 6: Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Thu hoạch đúng thời điểm.
B. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
C. Thu hoạch càng sớm càng tốt.
D. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng.
Câu 7: Việc sử dụng thùng xốp đã qua sử dụng để trồng rau an toàn có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp cây nhanh lớn.
B. Hạn chế nguồn sâu bệnh.
C. Thuận lợi cho việc chăm sóc.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 8: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây rau?
A. Cà phê, lúa, ngô.
B. Xu hào, cải bắp, cà chua.
C. Khoai lang, khoai tây, mía.
D. Bông, cao su, cà phê.
Câu 9. Cây trồng phân loại theo mục đích sử dụng là:
A. Cây lương thực
B. Cây công nghiệp
C. Cây ăn quả
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?
A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu
Câu 11. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây rau?
A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu
Câu 12 Vai trò của cây trồng:
A. Cung cấp lương thực
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Trồng trọt ngoài tự nhiên:
A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.
C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Trồng trọt kết hợp:
A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.
C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Kĩ sư bảo vệ thực vật:
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận
Câu 1: Trình bày vai trò của ngành trồng trọt ở Việt Nam.
Câu 2: Ở địa phương em có những nhóm cây trồng nào phổ biến? Những phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt được áp dụng ở địa phương em như thế nào?
Câu 3. Nêu thành phần và vai trò của đất trồng
Câu 4. Trong làm đất trồng cây có những công việc chính gì?
Câu 5. Nêu ưu nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Câu 6. Nêu cách tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng.
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 7 Cánh diều
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai, rau, củ, quả thể hiện vai trò nào của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
B. Cung cấp thực phẩm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
D. Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng?
A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap).
B. Theo mô hình VAC.
C. Theo mô hình RVAC.
D. Chuyên canh cây trồng.
Câu 3: Trong lĩnh vực trồng trọt, nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng gọi là nghề
A. nhà trồng trọt.
C. nhà bệnh học thực vật.
B. nhà nuôi cấy mô.
D. kĩ thuật viên lâm nghiệp.
Câu 4: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây
A. lương thực.
C. ăn quả.
B. lấy củ.
D. công nghiệp.
Câu 5: Phương thức trồng trọt nào sau đây có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh?
A. Độc canh.
C. Luân canh.
B. Xen canh.
D. Tăng vụ.
Câu 6: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là
A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấ
B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp.
C. Cây dễ bị côn trùng gây hại.
D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê.
Câu 7: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng?
A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt.
B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào.
C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng.
D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại.
Câu 8: Quy trình chung giâm cành gồm các bước:
A. Chuẩn bị giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm.
B. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chuẩn bị cành giâm → Chăm sóc cành giâm
C. Chuẩn bị cành giâm → Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm
D. Chuẩn bị giá thể → Giâm cành vào giá thể → Chăm sóc cành giâm
Câu 9: Những loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành:
A. cây rau muống, rau khoai lang, cây ổi
B. cây rau muống, rau khoai lang, cây lá lốt
C. cây rau muống, cây lúa, cây hoa hồng
D. cây rau muống, rau khoai lang, rau ngót
Câu 10: Bộ phận nào của cây được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành?
A. Lá
B. Hoa
C. Quả
D. Cành
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trồng trọt có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của con người như thế nào?
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người: gạo, bắp, rau, củ, quả,...;
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: mía, cà phê, đay, bông,...;
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: bắp, khoai, sắn, rau xanh,...;
- Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu: gạo, cà phê, chè, tiêu,...; - Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động;
- Tạo môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 2: Hãy kể tên một số nhóm cây trồng phổ biến ở nước ta.
- Nhóm cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn, ...
- Nhóm cây lấy củ: khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, khoai môn,... - Nhóm cây ăn quả: bưởi, cam, xoài, vải, ...
- Nhóm cây rau: rau muống, mồng tơi, cải xanh, rau răm,.. và các loại đỗ (đậu): đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,...
- Nhóm cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, tiêu... - Nhóm cây hoa và cây cảnh: mai, đào, cúc, ...
.............
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ TRỒNG TRỌT
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm của trồng trọt như gạo, ngô, khoai thể hiện vai trò nào của trồng trọt?
A. Cung cấp lương thực
B. Cung cấp thực phẩm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
D. Tạo môi trường trong lành.
Câu 2: Hiện nay để tạo ra sản phẩm đạt chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, xu hướng canh tác nào ngày càng mở rộng?
A. Tạo ra sản phẩm an toàn (tiêu chuẩn VietGap).
B. Theo mô hình VAC.
C. Theo mô hình RVAC.
D. Chuyên canh cây trồng.
Câu 3: Trong lĩnh vực trồng trọt, nghiên cứu về giống cây trồng, kĩ thuật canh tác; chăm sóc cây trồng gọi là nghề
A. nhà trồng trọt.
B. nhà nuôi cấy mô.
C. nhà bệnh học thực vật.
D. kĩ thuật viên lâm nghiệp.
Câu 4: Cây cà phê, cây chè, cây điều, thuộc nhóm cây
A. lương thực.
B. lấy củ.
C. ăn quả.
D. công nghiệp.
Câu 5: Phương thức trồng trọt nào sau đây có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh?
A. Độc canh.
B. Xen canh.
C. Luân canh.
D. Tăng vụ.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam và cho ví dụ?
Câu 2. Thế nào là tăng vụ? Số vụ gieo trồng trong năm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao chúng ta cần chuẩn bị đất trước khi gieo trồng?
A. Giúp đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng.
B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm bệnh, sâu hại cây trồng.
C. Tạo tầng đất dày, chống ngập úng, dễ chăm sóc cây.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là
A. Cây còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.
B. Cây có nhiều lá, năng suất thấp.
C. Cây dễ bị côn trùng gây hại.
D. Cây ra trái nhiều, cành lá sum sê.
Câu 3: Cần lưu ý những vấn đề gì khi bón phân cho cây trồng?
A. Sử dụng phân bón hóa học càng nhiều càng tốt.
B. Có thể bón phân vào bất cứ thời điểm nào.
C. Cung cấp đúng loại phân, đúng thời điểm, đủ chất dinh dưỡng và cân đối phù hợp với cây trồng.
D. Liên tục phun thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu hại.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 7