Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học 7 cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học
Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học gồm 7 cách chuyển ý hay, nhanh nhất. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh biết cách chuyển ý khi làm bài văn nghị luận văn học hay, ấn tượng nhất.
Trong bài văn nghị luận văn học việc chuyển ý chuyển đoạn là vô cùng quan trọng. Bởi vì việc chuyển ý chuyển đoạn hay sẽ giúp câu văn chúng ta mượt mà hơn và giúp cho bài văn thêm sắc nét, uyển chuyển hơn bao giờ hết. Tuy nhiên việc chuyển ý khi viết văn là điều không hề dễ dàng đối với nhiều bạn học sinh. Chính vì thế hôm nay Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn 7 cách chuyển ý khi viết văn để bài viết của mình trở nên mượt mà, không bị đứt mạch. Ngoài ra các bạn xem thêm: các thể thơ thường gặp, mở bài phân tích nhân vật.
Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học
Cách chuyển ý khi viết văn nghị luận văn học
Khi viết bài văn nghị luận văn học, cách chuyển ý là rất cần thiết, giúp bài văn trở nên mượt mà, uyển chuyển hơn. Sau đây là một số cách chuyển ý:
Cách số 1
Sử dụng các cụm từ “trước tiên, trước hết, tiếp theo…”
Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả. Các từ nối chúng ta thường sử dụng như: Đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, hơn nữa, không chỉ vậy,... Hoặc chúng ta có thể nêu theo số thứ tự các ý: Thứ nhất/ Trước tiên, Thứ hai, thứ ba, cuối cùng,... sau đó đưa nội dung cần phân tích vào!
Ví dụ 1: Tiếp đó, tác giả đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên nền núi non hùng vĩ, hoang sơ:
Ví dụ 2:
Trước hết, trong mối quan hệ với chồng, Vũ Nương là người vợ thủy chung, tiết hạnh, yêu thương chồng.
(...)
Thứ hai, trong mối quan hệ với con, Vũ Nương là một người mẹ hết lòng yêu thương chiều chuộng con.
(...)
Thứ ba, trong mối quan hệ với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng dâu hiếu nghĩa, thảo hiền.
Ví dụ: Trước hết, tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được thể hiện qua chiều rộng địa lí.
Ví dụ 3:
Với Quang Dũng, chết không bao giờ là hết. Bằng việc sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu”, ông đã bi tráng hóa cái chết của con người, tráng lệ hóa sự hi sinh của người lính, “anh về đất” biến cái chết trở thành một sự nghỉ ngơi sau những quãng đường xông pha chiến trận làm không khí cả bài thơ bi nhưng không hề lụy. Cái chết của các anh, sự hy sinh của các anh luôn là sự nhắc nhớ trong trái tim đồng đội, đồng bào, sự hi sinh ấy lặng lẽ, âm thầm nhưng luôn cao cả và đáng trọng:
“Vui vẻ chết như như cày xong thửa ruộng.
Lòng khỏe nhẹ anh dân công vui sướng
Nằm trên liếp cỏ ngủ ngon lành"
(Tố Hữu)
Trở lại với những vần thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng không trốn tránh hiện thực mà đã khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên.
Cách số 2
Sử dụng phép lặp, nhắc lại nội dung tương đồng
Nhắc lại hoặc lặp lại một phần nội dung cũng là cách thông dụng để tạo tính liên kết. Tuy nhiên khi sử dụng cách này, các bạn cần chú ý viết khéo léo để không bị lặp từ. Thêm nữa, cụm từ hoặc nội dung lựa chọn để lặp cần hợp lý ở cả hai đoạn.
Cách số 3
Sử dụng một câu văn, câu thơ hay nhận định văn học.
Đây là cách nâng cao hơn một chút. Phần liên hệ mở rộng thường được đan cài trong các phân phân tích văn bản. Đối với các phần liên hệ nằm ở cuối đoạn phân tích, chúng mình hoàn toàn có thể sử dụng để bắt sang luôn phần viết tiếp theo. Cách này không phải lúc nào cũng sử dụng được, khi học văn bản, các bạn để ý để đan cài linh hoạt nhé!
Ví dụ 1: Tố Hữu đã từng khẳng định “Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và đích đến của văn học”. Bởi vậy, nếu ngòi bút của anh không chấm vào nghiên mực của cuộc đời thì tác phẩm không in đậm dấu ấn của cả của thời đại. Hơn ai khác, Kim Lân hiểu rất rõ điều đó. Nhà văn đã lấy bối cảnh âm u, xám xịt của bức tranh nông thôn Việt Nam những năm 1945 nơi đâu cũng toàn là đói khổ, cái đói như cơn lốc tố nhấn chìm con người vào cõi bi thương có âm cõi dương như hòa lại thành một. “Vợ nhặt” của Kim Lân xuất hiện như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm u tối đó.
Ví dụ 2: Trong truyện ngắn Trăng sáng, nhà văn Nam Cao viết: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Với cái nhìn hiện thực, nhà văn Kim Lân đã giúp người đọc thấy được tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Cách số 4
Sử dụng cấu trúc câu: “Hơn cả là…/không những… mà nếu ý sau có mức độ cao hơn mức trước”.
Đây là cách nâng cao hơn một chút! Cho nên cần nắm chắc kiến thức để có thể đạt được hiệu quả một cách tối đa. Với phương pháp này, chúng ta sẽ "tận dụng" sự tương đồng, khác biệt giữa các yếu tố liên quan đến nội dung cần phân tích để viết chuyển đoạn
Ví dụ: Nếu như trong bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu khắc họa hình ảnh người lính chống Pháp bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã dùng biện pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và sự hi sinh bi tráng của người lính.
Ví dụ: Không những hiện lên là một người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu mà bà cụ Tứ còn là người đã thắp sáng niềm tin cho các con về một tương lai tốt đẹp hơn.
Cách số 5
Sử dụng cấu trúc câu: “Do nên… dẫn đến/ Sở dĩ… là vì” nếu ý trước và sau có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Ví dụ: Sỡ dĩ Mị cởi trói cho A Phủ, là vì lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp trong Mị đã được đánh thức.
Cách số 6
Sử dụng cấu trúc câu: “Bên cạnh… còn có” nếu ý trước và ý sau có quan hệ ngang hàng.
Ví dụ: Bên cạnh vẻ đẹp bình dị của một người lao động, ông lái đò còn có vẻ đẹp tài hoa của một người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện qua cuộc vượt thác mà Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy cam go, kịch tính giống như một trận chiến.
Cách số 7
Sử dụng cấu trúc câu: “Nếu… thì…” nếu muốn tóm tắt ý và mở ra ý mới.
Khái quát lại nội dung của đoạn trên và trình bày, giới thiệu nội dung của đoạn tiếp theo. Với phương pháp này, chúng ta thường sử dụng các quan hệ từ: Nếu “nội dung đoạn 1” thì “nội dung đoạn 2” hay Không chỉ “nội dung 1”, mà còn “nội dung 2”, Bên cạnh “nội dung 1 “ còn có “nội dung 2”...
Ví dụ 1: Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Quang Dũng nói về nỗi nhớ của người lính Tây Tiến dành cho núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và đoàn quân Tây Tiến anh hùng, thì đến khổ thơ tiếp theo, tác giả đã tái hiện lại đêm vui liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
Ví dụ 2: Nếu hai câu đề làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
-
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
Mới nhất trong tuần
-
Tiếng Anh 12 Review 4: Skills
100+ -
Tiếng Anh 12 Review 4: Language
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Project
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Looking back
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Writing
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Listening
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Speaking
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Communication and Culture
100+ -
Tiếng Anh 12 Unit 10: Từ vựng
100+ -
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn
10.000+