Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 5 Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 sách KNTT, CTST, Cánh diều
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5 năm 2024 - 2025 gồm 5 đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.
Với 5 đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 27
1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
1.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
UBND HUYỆN .........
| ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cánh chim thiên nga
Mùa đông năm ấy, trời rất lạnh. Một đàn thiên nga trắng bay về phương Nam để trú đông. Trong đàn có một chú thiên nga nhỏ lần đầu tiên rời xa quê hương.
Khi đàn chim bay ngang qua một thành phố nhỏ, chú thiên nga non bỗng nhìn thấy một cô bé đang ngồi trên xe lăn trong sân nhà. Trên đôi mắt cô bé long lanh những giọt nước mắt. Không biết vì sao, chú thiên nga cảm thấy thương cô bé quá. Chú bay xuống thấp hơn và nhìn thấy một bức tranh dang dở trên tập giấy - đó là bức tranh về những cánh chim đang bay. Hóa ra cô bé là một họa sĩ nhí đang cố gắng vẽ những cánh chim tự do.
Không chần chừ, chú thiên nga bay xuống sân nhà cô bé. Cô bé ngạc nhiên lắm! Chú chim tinh nghịch nhẹ nhàng vẫy cánh, như đang làm mẫu cho cô bé vẽ. Cô bé mỉm cười hạnh phúc, nhanh tay phác họa hình ảnh chú chim. Từ đó, mỗi năm vào mùa đông, chú thiên nga đều ghé thăm cô bé. Tình bạn đẹp đẽ của họ đã trở thành câu chuyện được mọi người trong thành phố nhỏ truyền tai nhau.
Nhiều năm sau, khi cô bé đã trở thành một họa sĩ nổi tiếng với những bức tranh về thiên nga, cô vẫn nhớ mãi người bạn đầu tiên đã cho cô niềm tin và hy vọng để theo đuổi ước mơ của mình.
(Theo Nguyễn Thu Hương)
Câu 1 (0,5 điểm). Vì sao chú thiên nga nhỏ dừng lại ở thành phố?
A. Vì chú bị mệt và cần nghỉ ngơi.
B. Vì chú thấy thương cô bé ngồi xe lăn đang khóc.
C. Vì chú bị lạc đường trong chuyến di cư.
D. Vì chú muốn tìm nơi trú đông.
Câu 2 (0,5 điểm). Chi tiết nào cho thấy cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê?
A. Cô bé ngồi trên xe lăn trong sân nhà.
B. Cô bé khóc khi nhìn thấy đàn chim.
C. Cô bé đang vẽ những cánh chim đang bay.
D. Cô bé mỉm cười khi thấy thiên nga.
Câu 3 (0,5 điểm). Hành động nào của chú thiên nga thể hiện sự tinh tế và tốt bụng?
A. Bay cùng đàn về phương Nam.
B. Ghé thăm cô bé mỗi mùa đông.
C. Dừng lại ở thành phố nhỏ.
D. Vẫy cánh nhẹ nhàng làm mẫu cho cô bé vẽ.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Tình bạn đẹp có thể nảy sinh từ những điều giản dị nhất.
B. Con người cần biết yêu thương loài vật.
C. Mùa đông là mùa của những cuộc di cư.
D. Người khuyết tật vẫn có thể thành công.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Gạch chân danh từ trong các câu sau:
a. Con chim non đang học bay trên cành cây.
b. Bà nội đang nấu cơm trong nhà bếp.
c. Em trai tôi thích chơi đá bóng ở sân trường.
d. Những bông hoa hồng nở rộ trong vườn.
Câu 6 (2,0 điểm). Điền động từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Mẹ đang _____ cơm trong bếp. (nấu/ăn)
b. Em bé _____ những bước đi đầu tiên. (tập/ngồi)
c. Chim én _____ về phương nam. (bay/đứng)
d. Bạn Nam _____ bài rất chăm chú. (học/chơi)
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | C | D | A |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
a. Con chim, cành cây.
b. Bà nội, cơm, nhà bếp.
c. Em trai, đá bóng, sân trường.
d. Bông hoa hồng, vườn.
Câu 6 (2,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
a. Mẹ đang nấu cơm trong bếp.
b. Em bé tập những bước đi đầu tiên.
c. Chim én bay về phương nam.
d. Bạn Nam học bài rất chăm chú.
TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng. A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu hoàn cảnh được nghe/đọc câu chuyện: + Khi nào? Ở đâu? Ai kể? + Cảm xúc ban đầu khi nghe/đọc câu chuyện. - Giới thiệu khái quát về câu chuyện: + Tên truyện, nguồn gốc. + Nhân vật chính. + Chủ đề, thông điệp của câu chuyện. B. Thân bài (1,5 điểm) - Bối cảnh câu chuyện: + Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện. + Không khí, khung cảnh. + Giới thiệu các nhân vật. - Diễn biến câu chuyện (theo trình tự thời gian) * Mở đầu câu chuyện: + Tình huống mở đầu. + Thêm chi tiết miêu tả về nhân vật, khung cảnh. + Thêm lời thoại sinh động. * Phát triển câu chuyện: + Các sự việc chính. + Thêm các chi tiết miêu tả, đối thoại. + Diễn biến tâm lý nhân vật. + Tình huống xung đột/khó khăn. * Cao trào: + Tình huống căng thẳng nhất. + Cách giải quyết vấn đề. + Thêm chi tiết về cảm xúc, hành động của nhân vật. * Kết thúc: + Cách kết thúc gốc hoặc sáng tạo kết thúc mới. + Đảm bảo phù hợp với nội dung và ý nghĩa truyện. C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu ý nghĩa câu chuyện: + Bài học rút ra. + Giá trị nhân văn, giáo dục. - Cảm xúc, suy nghĩ cá nhân: + Nhận xét về nhân vật, tình huống. + Liên hệ với bản thân. + Bài học cho riêng mình. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được lí do chú thiên nga dừng lại ở thành phố. - Xác định đặc được chi tiết thể hiện cô bé trong câu chuyện là một người có ước mơ và đam mê. | 2 | C1, 2 | ||
Kết nối
| - Hiểu được hành động tinh tế và tốt bụng của chú thiên nga dành cho cô bé. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Nắm được thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm tới bạn đọc. | 1 | C4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được các danh từ trong câu. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu về động từ chọn được động từ phù hợp với nghĩa của câu văn. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo. - Kể được câu chuyện sáng tạo theo kiến thức đã được học. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn kể truyện sáng tạo theo đúng trình tự, bố cục. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trình bày sạch đẹp, có sáng tạo trong cách kể chuyện. | 1 | C7 |
2. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
2.2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Trường ……………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 90 - 95 chữ/phút trong các bài đọc đã cho và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi dưới bài
Mồ Côi xử kiện
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm. nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
- Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy.
Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả.
Mồ Côi bảo:
- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?
Bác nông dân đáp:
- Thưa có.
Mồ Côi nói:
- Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?
- Hai mươi đồng.
- Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.
Bác nông dân giãy nảy:
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đầu mà phải trả tiền ?
- Bác cứ đưa tiền đây.
Bác nông dân ấm ức:
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
- Cũng được.
Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:
- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy nghe nhé! Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.
Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhõm, còn ông chủ quán đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.
Truyện dân gian dân tộc Nùng
Câu 1. (0,5 điểm) Trong câu chuyện chàng Mồ Côi là người dân tộc nào?
A. Dân tộc Nùng.
B. Dân tộc Chăm.
C. Dân tộc Dao.
D. Dân tộc Kinh.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?
A. Vì mồ côi nhanh nhẹn nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
B. Vì mồ côi công tâm nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
C. Vì mồ côi rất hiền nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
D. Vì mồ côi nhanh nhẹn, công tâm nên người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
Câu 3. (0,5 điểm) Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?
A. Đòi tiền bác nông dân.
B. Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì đòi tiền bác nông dân vì bác nông dân đã hít mùi thơm thức ăn của quán.
C. Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì bác nông dân ngồi ăn trong quán.
D. Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì bác nông dân đi ngang quán.
Câu 4. (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?
A. Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là chưa hợp tình hợp lí.
B. Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là hợp tình hợp lí.
C. Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi rất công bằng và sáng tạo, vì bác nông dân không ăn mà chỉ hít hương thơm của các món ăn nên người chủ quán cũng chỉ được nghe tiếng bạc chứ không được nhận.
D. Em thấy cách phân xử của chàng Mồ Côi là không công bằng.
Câu 5. (0,5 điểm) Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì?
A. Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học ỏe đời không nên quá tham lam và sống có tình nghĩa.
B. Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học cần thông minh hơn trong khi buôn bán.
C. Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học là phải cần cù.
D. Theo em qua vụ kiện này người chủ quán học được bài học là phải chăm chỉ.
Câu 7. (0,5 điểm) Chọn cặp kết từ phù hợp thay cho hai ô □ ở trong câu sau:
□ chăm chỉ luyện tập □ đội bóng đá nữ của lớp 5A đã đoạt giải Nhất.
A. Tuy ... nhưng ...
B. Nếu ... thì ...
C. Nhờ ... nên ...
D. không những ... mà còn
Câu 8. (1,0 điểm) Tìm 2 thành ngữ, tục ngữ có nội dung nói về những biểu hiện của gia đình hạnh phúc.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 9. (1,0 điểm) Tìm đại từ trong đoạn văn sau và cho biết đại từ đó được dùng để làm gì?
“Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32, đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất trên bảng tổng sắp huy chương. Đó là thành tích rất đáng tự hào.”
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 10. (1,0 điểm) Đặt 1 câu có đại từ nghi vấn.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
KIỂM TRA VIẾT
Viết bài văn (10 điểm)
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo.
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
(Đã hướng dẫn trong đề kiểm tra)
II. Đọc thầm: 7 điểm
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 |
Đáp án | A | D | B | C | A | C |
Điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm | 0,5 điểm |
Câu 6. (1,0 điểm)
Qua câu chuyện Mồ Côi xử kiện , chúng ta có thể thấy được bài học về sự quan trọng của công lý, đạo đức, cũng như sự quyết tâm trong việc bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Câu 8. (1,0 điểm) Tìm đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Ví dụ: Trên thuận, dưới hoà.
Chị ngã, em nâng.
Câu 9. (1,0 điểm)
- Đại từ: Đó (0,5 điểm)
- Đại từ được dùng để thay thế cho “xếp thứ nhất trên bảng tổng sắp huy chương”. (0,5 điểm).
Câu 10. (1,0 điểm) Đặt câu đúng yêu cầu đạt 1 điểm.
Ví dụ: Ai đưa bạn đi học?
KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
- Trình bày dưới dạng viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo , câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài): 8 điểm.
+ Mở bài: 1 điểm
+ Thân bài: 4 điểm (Nội dung 1,5 điểm; Kĩ năng 1,5 điểm; Cảm xúc 1 điểm).
+ Kết bài: 1 điểm
+ Dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Sáng tạo: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Sai trên 5 lỗi chính tả trừ 1 điểm/bài viết.
* Lưu ý: Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày không đẹp, không đúng nội dung yêu cầu.
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Chủ đề | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 2 | 3 | 1 | 6 | |||
Câu số | 1, 2 | 3, 4, 5 | 6 | |||||
Số điểm | 1,0 | 1,5 | 1,0 | 3,5 | ||||
Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 10 | ||||
Số điểm | 0,5 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 3,5 | |||
Tổng số câu | 3 | 1 | 3 | 1 | 2 | 10 |
3. Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh diều
3.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
PHÒNG GD & ĐT ………………. TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 |
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cây bút chì thông minh
Trong một cửa hàng văn phòng phẩm nọ, có một cây bút chì mới tinh đang nằm trong hộp. Nó rất tự hào về vẻ ngoài của mình: thân bút màu vàng óng ánh, đầu bút nhọn hoắt, và phía trên còn có một cục tẩy hồng xinh xắn.
Một hôm, một bé gái mua nó về. Cây bút rất vui mừng khi được ra khỏi hộp và nghĩ rằng cuối cùng nó cũng có thể khoe khoang vẻ đẹp của mình với mọi người. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra. Bé gái bắt đầu gọt đầu bút, khiến nó đau đớn và tức giận: "Sao lại gọt tớ? Như vậy tớ sẽ ngắn đi và xấu xí mất!"
Người bạn tẩy bên cạnh đã an ủi: "Đừng buồn, bạn ạ! Có đau một chút để được gọt nhọn, bạn mới có thể viết được những nét chữ đẹp. Giống như con người vậy, đôi khi phải chịu khó rèn luyện mới trở nên giỏi giang hơn."
Cây bút chì hiểu ra và không còn phàn nàn nữa. Từ đó, mỗi lần được gọt, nó đều cố gắng chịu đựng để có thể viết những nét chữ thật đẹp. Dần dần, cây bút nhận ra rằng giá trị đích thực của nó không nằm ở vẻ bề ngoài, mà ở những điều tốt đẹp mà nó có thể tạo ra.
(Trích từ “Những câu chuyện về đức tính tốt” – NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm). Cây bút chì ban đầu tự hào về điều gì?
A. Khả năng viết đẹp của mình.
B. Vẻ ngoài đẹp đẽ của mình.
C. Được bày bán trong cửa hàng.
D. Được nhiều người khen ngợi.
Câu 2 (0,5 điểm). Ai là người an ủi và khuyên nhủ cây bút chì?
A. Bé gái.
B. Người bán hàng.
C. Cục tẩy.
D. Các bút chì khác.
Câu 3 (0,5 điểm). Cây bút chì đã thay đổi suy nghĩ như thế nào sau khi được khuyên nhủ?
A. Vẫn tức giận và không muốn bị gọt.
B. Quyết định không viết nữa.
C. Chấp nhận và cố gắng để viết đẹp.
D. Xin được trở về cửa hàng.
Câu 4 (0,5 điểm). Bài học em rút ra từ câu chuyện là gì?
A. Không nên phí phạm văn phòng phẩm.
B. Giá trị đích thực nằm ở vẻ bề ngoài.
C. Cần giữ gìn đồ dùng học tập.
D. Giá trị thật sự nằm ở những điều tốt đẹp ta tạo ra.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Điền kết từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Lan học giỏi _______ chăm chỉ.
b. Nam thích đọc sách _______ bạn ấy ngại đến thư viện.
c. Trời mưa _______ con không đi học được.
d. Bố _______ mẹ cùng đi làm.
Câu 6 (2,0 điểm). Dấu gạch ngang trong các đoạn văn dưới đây có tác dụng gì?
a. Mẹ hỏi Hoàng:
- Con đã làm bài tập về nhà cô giao ở tuần trước chưa/
- Dạ con làm rồi ạ.
b. Dưới đây là một số loài hoa mà bạn Lan yêu thích:
- Hoa hồng.
- Hoa lan.
- Hoa đào.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình.
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
3.3. Bản đặc tả đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 5
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 | 4 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được sự tin tin, niềm tự hào của cây bút chì về chính bản thân mình. - Xác định được ai là người an ủi, khuyên nhủ cây bút chì. | 2 | C1, 2 | ||
Kết nối | - Hiểu và nắm được sự thay đổi trong suy nghĩ của bút chì sau khi nghe lời khuyên nhủ. | 1 | C3 | |||
Vận dụng | - Nắm được nội dung và thông điệp mà bài đọc muốn truyền tải. | 1 | C4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nắm được kiến thức về kết từ để điền được từ ngữ phù hợp với ngữ nghĩa của câu văn. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu và nắm được các công dụng của dấu gạch ngang. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 7 | 1 | |||||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của bài văn tả người (Mở bài, Thân bài, Kết bài). - Miêu tả được người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn miêu tả. - Bài viết sử dụng từ ngữ gợi cảm, sinh động, câu văn trong sáng, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C7 |
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025
Link Download chính thức:
- Phương ThảoThích · Phản hồi · 6 · 31/12/22
- Huong VuThích · Phản hồi · 6 · 28/12/22
- nguyễn nhật hiếuThích · Phản hồi · 4 · 17/12/22
- Giang Hà TrịnhThích · Phản hồi · 2 · 02/01/23
- Ngân Hà HoàngThích · Phản hồi · 1 · 10:06 04/01
- Bảo Hà NguyễnThích · Phản hồi · 1 · 20:20 30/12
- trọng nhân võThích · Phản hồi · 1 · 04/01/23
- thang vietthangThích · Phản hồi · 1 · 02/01/23
- Ngân Hà HoàngThích · Phản hồi · 0 · 10:08 04/01
- Vuong DoanThích · Phản hồi · 0 · 29/12/23
- Hàn VũThích · Phản hồi · 1 · 30/12/23
-