Bộ câu hỏi về nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI 72 câu hỏi đáp Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc

Bộ câu hỏi về nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI gồm 72 câu hỏi, có đáp án kèm theo, giúp các bạn nắm chắc kiến thức xoay quanh Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.

Bộ câu hỏi về Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI được sử dụng cho việc học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đoàn trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Qua đó, giúp các bạn bổ trợ kiến  thức thật tốt. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Bộ câu hỏi về nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI

Câu 1.

Hỏi: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022 diễn ra khi nào, ở đâu?

Trả lời:

Thời gian: Từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 12 năm 2017.

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội.

Câu 2.

Hỏi: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI có những nhiệm vụ gì?

Trả lời:

1- Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2012-2017; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 - 2022;

2- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI, nhiệm kỳ 2017 - 2022;

3- Bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn và thông qua Điều lệ Đoàn sửa đổi, bổ sung.

Câu 3.

Hỏi: Có bao nhiêu đại biểu tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI? cơ cấu, thành phần như thế nào?

Trả lời:

Tham dự Đại hội có 999 đại biểu là những cán bộ, đoàn viên ưu tú đại diện cho hơn 6,4 triệu đoàn viên và gần 24 triệu thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Trong đó:

+ Đại biểu đương nhiên là các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X: 135 đồng chí (chiếm 13,6%).

+ Đại biểu được bầu tại Đại hội các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc: 814 đồng chí (chiếm 81,4%).

+ Đại biểu được chỉ định: 50 đồng chí (chiếm 5%).

+ Độ tuổi bình quân của đại biểu tham dự Đại hội là 30,7 tuổi, đại biểu trẻ nhất là 16 tuổi.

+ Đại biểu là nữ: 383 đại biểu (chiếm 38,3%).

+ Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 196 đại biểu (chiếm 19,6%).

+ Trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên: 313 đại biểu (chiếm 31,3%, trong đó có 1 Phó giáo sư, 28 tiến sĩ).

+ Trình độ lý luận chính trị trung, cao cấp và cử nhân: 690 đại biểu (chiếm 69%).

+ Đại biểu là đoàn viên, thanh niên ưu tú đang học tập, công tác ở ngoài nước: 03 đại biểu (Cu Ba, Nga và Trung Quốc).

Câu 4.

Hỏi: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI tổ chức mấy diễn đàn đối thoại với chủ đề gì? Tại đâu?

Trả lời:

8 diễn đàn gặp gỡ, đối thoại với Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ với các chủ đề sau:

+ Diễn đàn “Tuổi trẻ Việt Nam học tập, rèn luyện, sáng tạo vì ngày mai phát triển” tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Diễn đàn “Khởi nghiệp, việc làm” tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

+ Diễn đàn “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Diễn đàn “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

+ Diễn đàn về “Thanh niên với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

+ Diễn đàn “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” tại Bộ Quốc phòng.

+ Diễn đàn “Chính sách cho sự phát triển thanh niên” tại Bộ Nội vụ.

+ Diễn đàn “Thúc đẩy thanh niên sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Câu 5.

Hỏi: Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI ứng dụng những công nghệ nào trong công tác tổ chức Đại hội?

Trả lời:

- Triển khai phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động dành cho đại biểu tham dự đại hội (App điện thoại di động).

- Áp dụng thẻ QR trong điểm danh và quản lý đại biểu.

- Sử dụng công nghệ thực tế ảo, công nghệ 3D trong triển lãm ảnh “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Tự hào truyền thống, vững bước tương lai”.

- Kiểm phiếu bầu cử bằng máy.

Câu 6.

Hỏi: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát biểu chỉ đạo những trọng tâm gì đối với công tác đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và tuổi trẻ Việt Nam cần tập trung trong nhiệm kỳ 2017 - 2022?

Trả lời:

Một là, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ.

Hai là, chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức đoàn thực sự vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động.

Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động của Đoàn, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên, khẳng định vai trò của Đoàn trong đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.

Câu 7.

Hỏi: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn khóa XI gồm bao nhiêu đồng chí?

Trả lời:

Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI đã bầu 151 đồng chí vào Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI lần thứ nhất đã bầu:

+ 31 đồng chí vào Ban Thường vụ Trung ương Đoàn; 04 đồng chí vào Ban Bí thư Trung ương Đoàn khoá XI;

+ Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tái đắc cử Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI;

+ Các đồng chí Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X: Nguyễn Anh Tuấn, Bùi Quang Huy, Nguyễn Ngọc Lương tái đắc cử Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI;

+ Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đoàn khoá XI gồm 19 đồng chí, bầu đồng chí Bùi Quang Huy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá XI làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn.

Câu 8.

Hỏi: Tiêu đề Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa X trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI là gì?

Trả lời:

Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng; xây dựng Đoàn vững mạnh; đoàn kết, phát huy thanh niên xung kích, tình nguyện, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 9.

Hỏi: Khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ 2017 - 2022 là gì? nội dung ra sao?

Trả lời:

Khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, phát triển”.

+ Tiên phong hành động, xung kích, tình nguyện, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thử thách, đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

+ Bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc.

+ Đoàn kết sẻ chia, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; đoàn viên phải là người bạn thân thiết của thanh niên, cùng xây đắp ước mơ, hoài bão, khát vọng cống hiến, phát huy thế mạnh của mỗi thanh niên, chung sức trẻ vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Sáng tạo không ngừng, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, nỗ lực khởi nghiệp, lập nghiệp, tận dụng hiệu quả những thuận lợi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tự tin hội nhập, khẳng định trí tuệ, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

+ Phát triển toàn diện, tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội, Đội để trang bị, rèn luyện kỹ năng cần thiết, hoàn thiện bản thân, thúc đẩy sự phát triển của tuổi trẻ Việt Nam, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cả nước.

Câu 10.

Hỏi: Những kết quả cơ bản của công tác giáo dục trong nhiệm kỳ 2012 - 2017?

Trả lời:

Công tác giáo dục luôn được coi trọng, nội dung, phương thức tiếp tục được đổi mới.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, xác định nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng thanh thiếu nhi; đã tuyên dương hàng trăm nghìn điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp cơ sở, gần 25.000 điển hình tiên tiến cấp tỉnh và toàn quốc.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền, học tập các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn được triển khai với nhiều hình thức sáng tạo. Các đợt sinh hoạt chính trị “Con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”, “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”, “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” và Hội thi “Ánh sáng soi đường” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia.

Công tác giáo dục truyền thống được triển khai hiệu quả, thường xuyên, bám sát các sự kiện lịch sử, chính trị, văn hóa của đất nước. Nhiều đợt sinh hoạt truyền thống, cuộc thi, chương trình được tổ chức có hiệu quả, có sức lan tỏa. Các hoạt động tuyên truyền về biển, đảo thu hút gần 7,6 triệu lượt thanh thiếu nhi tham gia. “Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ” hàng năm được tổ chức tại tất cả các nghĩa trang liệt sỹ, thu hút hơn 4 triệu lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được triển khai thực hiện theo phương châm coi trọng việc xác định giá trị, tiêu chí, chuẩn mực trong hành vi, lối sống, ứng xử của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Cuộc vận động “Xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên Việt Nam thời kỳ mới” được triển khai trong toàn Đoàn góp phần tiếp tục định hình giá trị nhân ái, nghĩa tình, tinh thần trách nhiệm, chia sẻ với cộng đồng trong thanh niên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được triển khai thực hiện bằng nhiều phương thức sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến được quan tâm hơn với gần 10.000 đoàn xã, phường, thị trấn triển khai, giúp đỡ hơn 62.800 thanh thiếu niên chậm tiến.

Câu 11.

Hỏi: Phong trào “Xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã đạt được những kết quả cơ bản nào?

Trả lời:

Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế được thực hiện và đạt kết quả rõ nét trên các lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và các phong trào trong từng đối tượng thanh niên, với trên 455.000 công trình, phần việc thanh niên, hơn 2.200 dự án trong các lĩnh vực, mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao. Các hoạt động hội nhập quốc tế thanh niên được tăng cường, nâng cao kiến thức, kỹ năng hội nhập, tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam.

Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai sâu rộng với hình thức phong phú, đa dạng. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của xã hội, với trên 16 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Nội dung của phong trào được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và đồng bộ. Phương thức tổ chức phong trào được đổi mới theo hướng triển khai các chương trình, chiến dịch, hoạt động trong các đối tượng thanh niên.

Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các cấp bộ đoàn thường xuyên giáo dục đoàn viên, thanh niên về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo” được thực hiện hiệu quả. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Các hoạt động tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đạt kết quả rõ nét, thu hút trên 5 triệu lượt thanh thiếu nhi tham gia. Các phong trào trong thanh niên lực lượng vũ trang được triển khai liên tục, rộng khắp và hiệu quả.

Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ với nhiều hoạt động phong phú, nổi bật là các hoạt động “Sáng tạo trẻ” với hàng chục nghìn sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Các cuộc thi, giải thưởng sáng tạo trẻ tiếp tục được mở rộng, tạo môi trường, động lực cho thanh thiếu nhi thi đua sáng tạo. Hoạt động phát hiện, biểu dương, tôn vinh, hỗ trợ tài năng trẻ được quan tâm tổ chức ở các cấp.

Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động thiết thực, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội với hơn 5 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia. Các hoạt động vệ sinh môi trường được triển khai đa dạng. Nhiều mô hình can thiệp tại cộng đồng trong bảo vệ môi trường được nhân rộng. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đạt được một số kết quả cụ thể.

Câu 12.

Hỏi: Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã đạt được những kết quả cơ bản nào?

Trả lời:

Đồng hành với thanh niên trong học tập, tập trung triển khai và nâng cao hiệu quả các hoạt động giúp học sinh, sinh viên trang bị phương pháp học tập, kỹ năng thực hành, tư duy sáng tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học. Các quỹ khuyến học, giải thưởng, học bổng tiếp tục được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, đã cấp học bổng cho gần 780.000 lượt học sinh, sinh viên với tổng giá trị trên 792 tỷ đồng. Chương trình “Tiếp sức đến trường” hỗ trợ gần 500.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp, việc làm, các cấp bộ đoàn đã tư vấn, hướng nghiệp cho hơn 8 triệu lượt thanh niên, học sinh, tham gia dạy nghề cho hơn 420.000 thanh niên, giới thiệu việc làm cho hơn 2 triệu thanh niên. Hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển sản xuất được thực hiện hiệu quả. Xây dựng trên 14.000 mô hình thanh niên phát triển kinh tế giỏi, 356 hợp tác xã thanh niên và gần 1.200 tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế. Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” được triển khai với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần được triển khai rộng khắp. Phong trào thể thao quần chúng được tổ chức sôi nổi ở cơ sở. Các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh niên ngày càng được quan tâm. Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn được tổ chức, có sức lan tỏa. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao được nâng cao.

Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội với nhiều hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ nòng cốt về kỹ năng xã hội; tổ chức các lớp huấn luyện, trại huấn luyện kỹ năng xã hội cho thanh niên. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường để thanh niên rèn luyện kỹ năng thông qua các phong trào, chương trình, các hoạt động trải nghiệm thực tiễn.

Câu 13.

Hỏi: Những kết quả cơ bản của công tác xây dựng Đoàn trong nhiệm kỳ 2012 - 2017?

Trả lời:

Về nâng cao chất lượng đoàn viên, trong nhiệm kỳ kết nạp hơn 5 triệu đoàn viên mới. Hiện nay, toàn Đoàn có hơn 6,4 triệu đoàn viên. Chương trình “Rèn luyện đoàn viên” được sửa đổi phù hợp hơn với từng đối tượng, gắn rèn luyện đoàn viên với đánh giá chất lượng đoàn viên. Một số giải pháp về khuyến khích đoàn viên sinh hoạt nơi cư trú, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đoàn viên được triển khai. Tỷ lệ đoàn viên trung bình, yếu giảm 4,2% so với đầu nhiệm kỳ.

Về nâng cao chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở, các giải pháp xây dựng “Chi đoàn mạnh” đạt kết quả tích cực; nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn từng bước đổi mới. Tỷ lệ chi đoàn xếp loại vững mạnh tăng 3,92%, xếp loại yếu giảm 0,37%; chi đoàn cơ sở xếp loại yếu giảm 0,45% so với đầu nhiệm kỳ. Một số chủ trương mới được triển khai góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở như: thí điểm nhiệm kỳ đại hội đoàn tại một số khu vực đặc thù tại 19 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn tại địa bàn dân cư. Tỷ lệ đoàn cơ sở xếp loại xuất sắc tăng 5,1%, xếp loại yếu giảm 1,44% so với đầu nhiệm kỳ.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn Trả lời ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, các cấp bộ đoàn đã tăng cường phát huy dân chủ, quy hoạch cán bộ đúng tiêu chuẩn, khách quan. Công tác quản lý, sử dụng cán bộ đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành thường xuyên, thực hiện luân chuyển từ trên xuống, từ dưới lên, luân chuyển sang các ngành và các địa phương. 11.963 cán bộ đoàn đã được luân chuyển, bố trí công tác khác, 961 cán bộ đoàn được luân chuyển trong hệ thống. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được đổi mới theo hướng chuẩn hóa chức danh, thí điểm đào tạo lãnh đạo trẻ. Việc rèn luyện tác phong, thực hiện lề lối công tác của cán bộ đoàn với quy định 8 điều nên làm và 8 điều không nên làm bước đầu tạo chuyển biến tích cực.

Câu 14.

Hỏi: Mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 được mở rộng như thế nào?

Trả lời:

Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức, hướng tới nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của thanh niên, hỗ trợ, chăm lo cho thanh niên công nhân, thanh niên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo… được quan tâm, chú trọng hơn.

Cùng với sự phát triển số lượng đoàn viên, hiện nay, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có trên 9,9 triệu hội viên; Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam có gần 9.000 hội viên; Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam có trên 80.000 hội viên; đã thành lập câu lạc bộ Thanh niên Khuyết tật Việt Nam, câu lạc bộ Nghệ sỹ trẻ trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tỷ lệ tập hợp thanh niên đạt trên 53%.

Câu 15.

Hỏi: Kết quả nổi bật của công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2012 - 2017?

Trả lời:

Nhận thức của các cấp bộ đoàn và cán bộ đoàn về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên.

Nội dung kiểm tra, giám sát bám sát với thực tiễn công tác; hình thức kiểm tra, giám sát có đổi mới; quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ và khoa học hơn.

Công tác kiểm tra định kỳ được duy trì, kiểm tra theo chuyên đề, đột xuất được đẩy mạnh.

Kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn được tiến hành thường xuyên và hiệu quả hơn. Đoàn cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đã tiến hành 561.000 lượt kiểm tra, giám sát.

Công tác kỷ luật và thi hành kỷ luật được thực hiện nghiêm túc.

Triển khai Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Trung ương Đoàn và Đoàn cấp tỉnh đã tổ chức 224 đoàn giám sát tại 346 đơn vị.

Câu 16.

Hỏi: Công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã đạt được những kết quả cơ bản nào?

Trả lời:

Phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” với hơn 33 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” các cấp.

Công tác xây dựng Đội có chuyển biến tích cực. Tổ chức kết nạp mới hơn 7,1 triệu đội viên. Chương trình “Rèn luyện đội viên” có sự đổi mới. Công tác phát triển tổ chức Đội trong các trường ngoài công lập, các trường có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại một số địa phương.

Công tác bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ phụ trách và chỉ huy đội được chú trọng với các hình thức: Trại huấn luyện kỹ năng, lớp tập huấn, thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi, sinh hoạt CLB phụ trách thiếu nhi. Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” đã giúp đỡ trên 3,2 triệu lượt thiếu niên, nhi đồng với hơn 123.000 công trình vì đàn em, trị giá 295 tỷ đồng.

Các hoạt động phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong xây dựng, triển khai thực hiện Luật Trẻ em được quan tâm, chú trọng. Hệ thống Nhà thiếu nhi cấp tỉnh, cấp huyện từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Công tác phối hợp với ngành Giáo dục Đào tạo và các ngành chức năng trong công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng ngày càng hiệu quả.

Câu 17.

Hỏi: Kết quả cơ bản của công tác quốc tế thanh niên trong nhiệm kỳ 2012 - 2017?

Trả lời:

Công tác quốc tế thanh niên tiếp tục được mở rộng, đổi mới. Trung ương Đoàn tổ chức gần 500 hoạt động giao lưu quốc tế thanh thiếu nhi với sự tham gia của trên 11.000 thanh thiếu nhi Việt Nam và quốc tế; Đoàn cấp tỉnh tổ chức hơn 600 hoạt động giao lưu quốc tế thanh thiếu nhi.

Quan hệ hữu nghị truyền thống với các tổ chức thanh niên các nước láng giềng được đặc biệt chú trọng, phát triển cả về quy mô và chất lượng.

+ Liên hoan Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức luân phiên tại Việt Nam và Trung Quốc.

+ Lần đầu tiên ký kết thỏa thuận hợp tác 5 năm giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia.

+ Công tác hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào và Hội Liên hiệp Thanh niên Campuchia được tăng cường theo hướng ngày một thiết thực, hiệu quả, Trả lời ứng yêu cầu của hai bên trong hợp tác.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã thể hiện trách nhiệm, vai trò tích cực trong các hoạt động của Liên đoàn Thanh niên dân chủ Thế giới; có những đóng góp quan trọng trong việc trao đổi, xây dựng chính sách thanh niên và mô hình hợp tác thanh niên khu vực ASEAN.

Công tác thanh niên ngoài nước được đẩy mạnh, chú trọng kết nối, định hướng, thành lập tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác đối với các tổ chức Đoàn, Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.

Câu 18.

Hỏi: Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 đã đạt được những kết quả cơ bản nào?

Trả lời:

Các cấp bộ đoàn nghiêm túc quán triệt, triển khai trong cán bộ đoàn, đoàn viên, tuyên truyền trong thanh niên về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, Chỉ thị số 03 và 05 của Bộ Chính trị với hình thức, cách làm phong phú, có nhiều đổi mới.

Các cấp bộ đoàn tập trung đẩy mạnh triển khai cuộc vận động “Đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Toàn Đoàn giới thiệu hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, trong đó 654.714 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng.

Hơn 11.000 cán bộ đoàn tham gia cấp ủy đảng, hơn 9.800 cán bộ Đoàn tham gia Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp.

Đoàn tích cực góp ý các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên.

Chủ động triển khai Nghị quyết liên tịch với Chính phủ, định kỳ hằng năm có báo cáo, đánh giá, đề xuất nội dung mới với Thủ tướng Chính phủ.

Câu 19.

Hỏi: Phương thức chỉ đạo của Đoàn trong nhiệm kỳ 2012 - 2017 có những đổi mới gì?

Trả lời:

Phương thức chỉ đạo của Đoàn có nhiều đổi mới, quyết liệt hơn.

Ban Chấp hành Đoàn các cấp đã thực hiện tốt vai trò cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Công tác tham mưu, chỉ đạo của Đoàn sáng tạo, quyết liệt; chủ trương tập trung về cơ sở, chăm lo giải quyết những vấn đề bức thiết của thanh niên.

Chủ trương tập trung về cơ sở, chăm lo giải quyết những vấn đề bức thiết của thanh niên và công tác đoàn được thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống.

Nhiều nội dung công tác lớn được ban hành sớm ngay đầu nhiệm kỳ.

Các chương trình phối hợp với các ngành, tổ chức kinh tế, xã hội trong giáo dục, bồi dưỡng, chăm lo và phát huy thanh niên được mở rộng, nâng cao chất lượng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, thông tin, báo cáo trong hệ thống Đoàn được tăng cường.

Câu 20.

Hỏi: Nhiệm kỳ 2012 - 2017, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn những hạn chế, yếu kém gì?

Trả lời:

Thứ nhất, các hoạt động giáo dục thanh thiếu nhi nhiều nơi còn hình thức, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Việc triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị trong đoàn viên thiếu đồng bộ, chậm đổi mới phương thức học, kiểm tra, đánh giá. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi chưa Trả lời ứng yêu cầu của tình hình mới. Công tác dự báo và nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng thanh niên ở nhiều nơi không kịp thời; xử lý các vấn đề nổi cộm phát sinh trong thanh niên còn lúng túng.

Thứ hai, một số chương trình, nội dung hoạt động có biểu hiện dàn trải, hình thức, thiếu kiên trì, thiếu hấp dẫn, kết quả thiếu tính bền vững. Công tác nắm bắt, định hướng và kết nối các đội hình tình nguyện, nhóm thanh niên ngoài Đoàn, Hội còn chậm.

Thứ ba, tổ chức cơ sở đoàn ở một số nơi không quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng kết nạp đoàn viên. Công tác quản lý đoàn viên còn lỏng lẻo. Chất lượng sinh hoạt, hoạt động của chi đoàn trên địa bàn dân cư còn yếu. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn chưa Trả lời ứng yêu cầu. Công tác xây dựng, phát triển tổ chức và đoàn kết, tập hợp thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước chuyển biến chậm.

Thứ tư, vai trò của Đoàn trong phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở những khu vực, địa bàn đặc thù chưa có nhiều chuyển biến tích cực; việc giám sát thực hiện quyền trẻ em và kiến nghị xử lý các vụ việc xâm hại, bạo hành, tai nạn thương tích đối với trẻ em còn chậm.

Thứ năm, Đoàn chưa kịp thời trong nghiên cứu, đề xuất giải pháp để khắc phục, giải quyết các vấn đề xã hội trong thanh thiếu nhi, một số tổ chức Đoàn chưa kịp thời có ý kiến và tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực, mặt trái xã hội tác động đến thanh thiếu nhi. Một số chương trình phối hợp chưa được kịp thời sơ, tổng kết, hiệu quả không cao. 4 chỉ tiêu nhiệm kỳ không đạt.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm