Báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử - Địa lí Báo cáo đánh giá SGK Lịch sử - Địa lí 6, 7, 8, 9 (4 mẫu)
Báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử - Địa lí gồm 4 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để nhận xét, đánh giá môn Lịch sử - Địa lí cấp THCS sau khi triển khai, thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Với những lời nhận xét về ưu điểm, nhược điểm, giải pháp thực hiện và đề xuất sẽ giúp thầy cô đưa ra những góp ý để dần hoàn thiện bộ sách giáo khoa mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông.
Báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử - Địa lí THCS
Báo cáo tổng kết, đánh giá chương trình GDPT 2018 môn Lịch sử - Địa lí
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
….., ngày 22 tháng 04 năm 2025 |
BÁO CÁO TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Thực hiện sự chỉ đạo của BGH nhà trường và Tổ chuyên môn Văn-Sử-Địa-Anh báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đổi mới Chương trình SGK giáo dục phổ thông.
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, nhóm bộ môn Lịch sử và địa lí (phân môn địa lý) báo cáo cụ thể như sau:
I. Về Chương trình (CT) và Sách giáo khoa (SGK)
1. Về chương trình môn Lịch sử và Địa Lý (phân môn Địa Lý)
Ưu điểm:
Tích hợp giữa Lịch sử và địa lý, giúp học sinh hình thành tư duy liên môn kết nối kiến thức.
Nội dung kiến thức được tinh giản, tập trung vào các vấn đề cốt lõi, bám sát mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm, góp phần phát triển kỹ năng sống, năng lực giải quyết vấn đề.
Nhược điểm:
- Việc tích hợp hai môn đôi lúc còn mang tính cơ học, thiếu sự liên kết sâu sắc trong một bài học.
- Một số nội dung mang tính nặng nề kiến thức, chưa thật sự phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh ở một số vùng.
- Là chương trình mới nên giáo viên phải nghiên cứu bài học nhiều trước khi lên lớp, đặc biệt là phải cập nhật kiến thức từ các nguồn khác nhau để thực hiện trọn vẹn một tiết trên lớp.
- Tài liệu tham khảo soạn giảng bài mới cũng ít nên giáo viên tốn nhiều thời gian soạn giảng.
- Tỉ lệ gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn chiếm khá cao nên công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.
Giải pháp thực hiện đề xuất.
- Giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý hiệu quả linh hoạt phù hợp với đặc trưng của bộ môn nội dung tính chất của bài học đặc điểm và trình độ của học sinh thời lượng dạy học cũng như thiết bị đồ dùng dạy học
- Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.
- Sử dụng tài liệu số (video, bài nghe trực tuyến) để thay thế khi thiếu thiết bị dạy học.
Đề xuất:
- Cần bổ sung thêm các thiết bị phương tiện dạy học như Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ và tổ chức được các hoạt động tham quan thực tế.
- Phát triển tài liệu bổ trợ SGK, tích hợp nội dung văn hóa địa phương vào các bài học
2. Về sách giáo khoa:
Ưu điểm:
- CT mới chú trọng kỹ năng thực hành, sử dụng bản đồ, biểu đồ, khai thác Atlat…
- SGK được thiết kế theo hướng mở, có tính tích hợp và liên môn cao (môi trường, dân số, kinh tế…).
- Tăng cường liên hệ thực tiễn, đặc biệt là môi trường sống và địa phương học sinh.
Hạn chế:
- Một số nội dung còn trùng lặp hoặc chưa logic về mặt sắp xếp.
- Thiếu học liệu, bản đồ cụ thể của địa phương trong SGK.
- Học sinh chưa quen với kỹ năng xử lý số liệu, biểu đồ nên gặp khó khăn khi học.
....
Báo cáo đánh giá sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 6, 7, 8, 9 bộ Chân trời sáng tạo
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- Họ và tên:…….
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS……
II. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Khối 6:
- Hà Bích Liên, Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình, Nguyễn Hữu Bách, Vũ Thị Bắc, Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Phạm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Hà Văn Thắng, Phạm Đỗ Văn Trung (Chủ biên phần Địa lí).
Khối 7:
- Hà Bích Liên, Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Trần Văn Nhân, Nguyễn Đức Hòa, Hồ Thanh Tâm (Chủ biên phần Lịch sử). Nguyễn Kim Hồng, Mai Phú Thanh, Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Hoàng Thị Kiều Oanh, Vũ Thị Bắc, Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Phạm Đỗ Văn Trung (Chủ biên phần Địa lí).
Khối 8:
- Hà Bích Liên, Lê Phụng Hoàng, Nhữ Thị Phương Lan, Trần Viết Ngạc, Trần Văn Nhàn, Nguyễn Văn Phượng, Hồ Thanh Tâm ( chủ biên phần Lịch sử), Phan Văn Phú, Nguyễn Kim Hồng, Trần Ngọc Điệp, Tạ Đức Hiếu, Hoàng Thị Kiều Oanh, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung (chủ biên phần Địa lí).
....
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!
Chọn file cần tải:
Xác thực tài khoản!
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Sắp xếp theo

Chủ đề liên quan
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này!
Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo!
Tìm hiểu thêm