Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp các kiểu dàn ý hay chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu học tập, trau dồi kiến thức nắm được cách viết đoạn văn nghị luận hay.
Dàn ý nghị luận 200 chữ mà Eballsviet.com đăng tải dưới đây sẽ giúp cho các bạn học sinh nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này. Từ đó, giúp cho các em học sinh phát triển khả năng tư duy và nhận thức đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: kết đoạn nghị luận xã hội, đoạn văn nghị luận về tình yêu thương, đoạn văn nghị luận về lối sống ảo.
Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chi tiết nhất
I. Dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ ngắn gọn
A. Phần mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội dung vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí cần bàn luận
B. Phần thân đoạn
- Bước số 1: Trước hết, ta cần giải thích các từ ngữ trọng tâm trong đề bài
- Bước số 2: Nêu luận điểm chính về vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí đó
- Bước số 3: Mở rộng vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí với những góc nhìn sâu hơn hoặc ta đặt ra những giả thiết ngược lại đối với vấn đề đó.
C. Phần kết đoạn
Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội
II. Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội chung nhất
1. Mở đoạn
– Nêu vấn đề (câu mở đoạn):
- Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)
2. Thân đoạn
– Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
- Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
- Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3. Kết đoạn
- Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
- Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
III. Dàn ý đoạn văn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)
- Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).
- Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.
- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.
3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề
IV. Dàn ý đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu luận điểm.
- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
2. Thân đoạn
- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:
- Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.
- Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.
- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.
- Bày tỏ quan điểm của người viết:
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...
- Đề xuất phương châm đúng đắn...
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (...)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (...)
V. Một số dàn ý nghị luận xã hội 200 chữ
Ví dụ 1: Dàn ý suy nghĩ về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
A. Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.
B. Phần thân đoạn
– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.
– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:
- Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.
- Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.
- Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.
- Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…
- Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.
– Bàn mở rộng:
+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.
– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…
C. Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ 2
A. Phần mở đoạn: Giới thiệu về câu ngạn ngữ trong đề bài
B. Phần thân đoạn:
1, Giải thích câu ngạn ngữ:
– Tư tưởng lớn là những tư tưởng đem đến những phát minh hay những cống hiến vĩ đại cho nhân loại về kinh tế, chính trị, khoa học,… người có tư tưởng lớn là vĩ nhân, con người kiệt xuất.
– Trái tim lớn là trái tim cháy bỏng đam mê, khát khao sáng tạo không ngừng hướng tới những điều tốt đẹp cho con người.
– Ân tình nặng là tình yêu thương sâu nặng, sự gắn bó, sẻ chia giữa con người với con người.
– Lẽ phải là những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy, trái tim lớn là nguồn gốc tạo nên tư tưởng lớn và lẽ phải là cái gốc để đem đến những ân tình sâu nặng.
2, Phân tích, lý giải:
– Câu ngạn ngữ phản ánh một quy luật, trái tim lớn là nguồn gốc của tư tưởng lớn. Nhờ sự thôi thúc của trái tim lớn mà nhân loại có được những phát minh, cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực, làm giàu thêm kho tàng tri thức của loài người.
Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người mang trong mình trái tim cao cả, sẵn sàng hi sinh để cho những tư tưởng lớn ra đời. Thực tế, nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới cũng như của nước ta đều xuất phát từ trái tim mãnh liệt hướng tới những cống hiến cho con người.
Vì thế muốn có những tư tưởng lớn, con người phải có những đam mê, khám phá sáng tạo.
– Lẽ phải cũng là cái gốc của những ân tình sâu nặng. Đó chính là phẩm chất, đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người, cá nhân với cộng đồng. Có thể nói tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống đều bắt nguồn từ lẽ phải.
– Câu ngạn ngữ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa trái tim lớn với tư tưởng lớn, giữa lẽ phải với ân tình sâu nặng. Nếu không có trái tim lớn thì cũng không có được những tư tưởng lớn và không có lẽ phải thì cũng không có ân tình sâu nặng.
3, Mở rộng vấn đề:
Nhưng khi vận dụng vào đời sống cũng cần hiểu một cách linh hoạt: không phải khi nào trái tim lớn cũng đem đến những tư tưởng lớn, đúng đắn, tiến bộ và không phải khi nào lẽ phải cũng đem đến những ân tình nặng,…
– Tư tưởng lớn tác động trở lại giúp cho trái tim có thêm đam mê, nghị lực phấn đấu, vươn lên; ân tình sâu nặng cũng củng cố cho lẽ phải vững chắc hơn, đúng đắn hơn.
C. Phần kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân.
3. Ví dụ 3: Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng
I. Mở đoạn
- Dẫn dắt vấn đề: Bản thân mỗi người không ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, tuy nhiên luôn hướng tới những phẩm chất tốt đẹp là cách để mỗi người hoàn thiện nhân cách
II. Thân đoạn
1. Giải thích lòng tự trọng là gì và tại sao phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình. Tự trọng là biết mình biết mình biết người, không gây ra những việc làm xấu xa khiến bản thân hổ thẹn
- Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
- Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện
- Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình
- Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích ⇒ Xã hội lành mạnh hơn
2. Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận
- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc không để bị nhắc nhở, phàn nàn
- Tự trọng là khi nhận ra cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi m
3. Bàn luận mở rộng
- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân:
- Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm
- Nói năng ứng xử thiếu văn hóa
- Học sinh vô lễ với thầy cô
III. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình
4. Ví dụ 4: Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội giá trị của sách
1. Mở đoạn
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Sách mang một ý nghĩa vai trò lớn đối với mỗi cá nhân và cả một xã hội nói chung.
2. Thân đoạn
*Giải thích: Sách là gì? Sách là những kiến thức, những tinh hoa đã được chắt lọc lưu lại dưới dạng văn bản giúp con người tiếp cận đến với tri thức
*Bàn luận: Vai trò của sách:
- Cung cấp những hiểu biết về xã hội về nhân loại trên nhiều lĩnh vực, trong mọi nơi, mọi thời điểm.
- Sách giúp con người hoàn thiện bản thân mình hơn. Sách giúp con người tìm ra ước mơ, hoài bão hướng đi của cuộc đời- Sách mang tính giáo dục cao
- Sách mang đến cho con người nhiều cảm xúc, vui, buồn hạnh phúc,... giúp họ thư giãn, thanh lọc tâm hồn.
3. Kết đoạn
Liên hệ, kết luận lại vai trò của sách.
5. Dàn ý đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng yêu nước.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
Lòng yêu nước: sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
b. Phân tích
- Biểu hiện của lòng yêu nước:
- Cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.
- Tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà.
- Ý nghĩa của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
- Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội.
- Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
3. Kết đoạn
Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng yêu nước.
6. Dàn ý đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook
I/ Mở đoạn
Trình bày vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay.
II/ Thân đoạn
1/ Giải thích
Facebook: mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý
2/ Bàn luận
Lượng người truy cập Facebook rất cao
Theo thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất, lâu nhất đứng hàng đầu thế giới
- Nguyên nhân:
- Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
- Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà không sợ bị kiểm soát
- Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn
- Tác hại:
- Tốn thời gian
- Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân
- Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngoài
- Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét
III/ Kết đoạn
Thay vì lúc nào cũng sống trong thế giới mạng xã hội, hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngoài giờ bổ ích.
7. Dàn ý nghị luận 200 chữ về tình mẫu tử
I. Mở đoạn
Giới thiệu về tình mẫu tử. Ví dụ như sau:
II. Thân đoạn
1. Giải thích
Tình mẫu tử không chỉ đơn giản là tình cảm gia đình mà còn là một mối quan hệ ruột thịt vô cùng nồng nàn giữa người mẹ và con cái. Nó thể hiện sự yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Tình mẫu tử còn là sự tôn kính và lòng biết ơn của đứa con đối với người mẹ của mình.
2. Vai trò của tình mẫu tử
- Tình mẫu tử giúp đời sống tinh thần của ta trở nên đầy đủ, phong phú và ý nghĩa hơn. Đó là nguồn cảm hứng để ta trưởng thành và phát triển.
- Nó giúp ta tránh xa khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. Tình yêu và sự quan tâm của người mẹ giúp con trở nên mạnh mẽ và biết lựa chọn đúng đắn.
- Tình mẫu tử là điểm tựa tinh thần quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn. Người mẹ luôn sẵn sàng để con dựa vào và tìm kiếm sự hỗ trợ.
- Nó là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân. Khi ta biết rằng có người luôn ở bên, ta sẽ dũng cảm hơn trong cuộc hành trình của mình.
III. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Liên hệ bản thân