Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ (có đáp án) Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học
Với mong muốn đem đến cho quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu học tập, ôn thi THPT Quốc gia năm 2019, Eballsviet.com xin giới thiệu tài liệu Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ (có đáp án).
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 115 trang tuyển chọn các bài tập trắc nghiệm lý thuyết Hóa học vô cơ có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Hy vọng với tài liệu này sẽ được các em đón nhận một cách nhiệt tình và sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập trong thời gian tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.
Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ – ĐT : 01223 367 990
Dù bạn đã chọn cho mình con đường nào đi nữa hãy đi suốt con đường đó bằng niềm đam mê và nhiệt huyết của mình!
CHUYÊN ĐỀ 01 : NGUYÊN TỬ - BẢNG TUẦN HOÀN – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất
nào sau đây là hợp chất ion?
A. H
2
O. B. NaF. C. CO
2
. D. CH
4
.
Hướng dẫn giải
NaF là hợp chất ion, hợp chất này được tạo bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình. Các hợp chất CH
4
,
H
2
O và CO
2
là các hợp chất cộng hóa trị, các hợp chất này được tạo thành từ các nguyên tử phi kim.
Câu 2: Cấu hình electron của ion Cu
2+
và Cr
3+
lần lượt là :
A. [Ar]3d
7
4s
2
và [Ar]3d
1
4s
2
. B. [Ar]3d
9
và [Ar]3d
3
.
C. [Ar]3d
9
và [Ar]3d
1
4s
2
. D. [Ar]3d
7
4s
2
và [Ar]3d
3
.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của Cu và Cr lần lượt là [Ar]3d
10
4s
1
và [Ar]3d
4
4s
1
. Suy ra cấu hình electron của Cu
2+
và
Cr
3+
lần lượt là : [Ar]3d
9
và [Ar]3d
3
.
PS : Đối với các nguyên tố có cấu hình electron dạng 3d
x
4s
y
, khi nhường electron thì các nguyên tử sẽ
nhường electron ở phân lớp 4s trước, sau đó mới nhường electron ở phân lớp 3d.
Câu 3: Cation R
+
có cấu hình electron 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA. B. chu kì 4, nhóm IIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIA. D. chu kì 4, nhóm IA.
Hướng dẫn giải
Cation R
+
có cấu hình electron 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
. Suy ra R có cấu hình electron là 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
3s
1
.
Vậy R có Z = 11, nằm ở ô số 11, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 4: Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. K
2
O. B. HCl. C. CO
2
. D. SO
2
.
Hướng dẫn giải
K
2
O là hợp chất tạo bởi kim loại điển hình và phi kim điển hình, suy ra liên kết giữa K và O trong hợp chất
này là liên kết ion, hợp chất này là hợp chất ion.
Các hợp chất SO
2
, CO
2
, HCl được tạo bởi các nguyên tử phi kim bằng sự góp chung electron. Suy ra chúng
là những hợp chất cộng hóa trị.
Câu 5: X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. Nếu các cặp X và Y; Y và Z; X và Z tạo
thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có liên kết cộng hoá trị phân cực ?
A. Cặp X và Y, cặp Y và Z. B. Cặp X và Z.
C. Cặp X và Y, cặp X và Z. D. Cả 3 cặp.
Hướng dẫn giải
Dựa vào số đơn vị điện tích hạt nhân ta thấy : X, Z là các phi kim điển hình, Y là kim loại điển hình. Vậy
liên kết giữa cặp X và Z là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 6: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong
nguyên tử X là
A. 8. B. 5. C. 6. D. 7.
Hướng dẫn giải
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 4 electron ở lớp L nên sự phân bố electron trên các lớp là 2/4. Suy ra X
có 6 electron, 6 proton.
Câu 7: Có các nhận định
(1) S
2-
< Cl
-
< Ar < K
+
là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.
(2) Có 3 nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 4s
1
.
(3) Cacbon có hai đồng vị, Oxi có 3 đồng vị. Số phân tử CO
2
được tạo ra từ các đồng vị trên là 12.
(4) Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.
(5) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng HX. Vậy X tạo được oxit cao X
2
O
7
.
Số nhận định không chính xác là :
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Hướng dẫn giải
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ – ĐT : 01223 367 990
Dù bạn đã chọn cho mình con đường nào đi nữa hãy đi suốt con đường đó bằng niềm đam mê và nhiệt huyết của mình!
Ý (2) đúng. Có 3 nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài
cùng là 4s
1
là K (4s
1
), Cr (3d
5
4s
1
), Cu (3d
9
4s
1
).
Ý (3) đúng. Để chọn 1 nguyên tử C trong hai đồng vị của C thì có 2 cách chọn, để chọn 2 nguyên tử O trong
3 đồng vị của O thì có 6 cách chọn. Suy ra số phân tử CO
2
tạo ra từ 2 đồng vị của C và 3 đồng vị của O là
2 6 12.
Ý (4) đúng. Các nguyên tố F, O, S, Cl là các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên là các
nguyên tố p.
Ý (1) sai. Các nguyên tử và ion
2
S , Cl , Ar, K
đều có 18 electron, nhưng
2
Ar
K Cl S
Z Z Z Z
nên
2
Ar
K Cl S
r r r r .
Ý (5) sai. X chỉ đúng với Cl, Br, I, không đúng với F.
Vậy có 2 ý sai.
Câu 8: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
3
Li,
8
O,
9
F,
11
Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải
là :
A. Li, Na, O, F. B. F, Na, O, Li. C. F, O, Li, Na. D. F, Li, O, Na.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử Li, O, F có 2 lớp electron, nguyên tử Na có 3 lớp electron nên bán kính nguyên tử của Na lớn
nhất.
Các nguyên tử Li, O, F đều có 2 lớp electron nhưng
Li O F
Z Z Z
, suy ra
Li O F
r r r
.
Vậy thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là F, O, Li, Na.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
Hướng dẫn giải
Phát biểu sai là “Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim”.
Trong một chu kì, số lớp electron của các nguyên tử bằng nhau, nên theo chiều Z tăng thì sức hút của hạt
nhân với các electron tăng dần, dẫn đến bán kính nguyên tử giảm dần. Điều đó có nghĩa là bán kính nguyên tử
kim loại lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim.
Các phát biểu còn lại đều đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong tất cả các nguyên tử, số proton bằng số nơtron.
B. Những nguyên tử có cùng số khối thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Hạt nhân của tất cả các nguyên tử đều có proton và nơtron.
D. Nguyên tố M có Z = 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA.
Hướng dẫn giải
Phương án đúng là "Nguyên tố M có Z = 11 thuộc chu kì 3 nhóm IA". Vì nguyên tố M có Z = 11 thì sự phân
bố electron trên các lớp là 2/8/1, nên thuộc chu kì 3, nhóm IA.
Các phương án còn lại đều sai. Vì :
Đối với các nguyên tử bền, ta có
N
1 1,5
P
.
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 11: Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số electron
trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Hợp chất tạo bởi X và Y có trong khoáng vật xinvinit.
B. Đơn chất Y tác dụng với O
2
ở nhiệt độ thường.
C. X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
D. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion.
Hướng dẫn giải
Đối với nguyên tử X, theo giả thiết và tính chất của nguyên tử, ta có :
X X
X X X
X X
2P N 34
3P 34 P 11,33 P 11 (Na).
P N
Biên soạn : Thầy Nguyễn Minh Tuấn – THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ – ĐT : 01223 367 990
Dù bạn đã chọn cho mình con đường nào đi nữa hãy đi suốt con đường đó bằng niềm đam mê và nhiệt huyết của mình!
Nguyên tử Y có tổng số electron trên các phân lớp p là 11, suy ra cấu hình electron của Y là
2 2 6 2 5
1s 2s 2p 3s 3p (Cl).
Nhận xét không đúng là "Đơn chất Y tác dụng O
2
ở nhiệt độ thường".
Thực tế, Cl
2
nói riêng và các nguyên tố halogen nói chung không phản ứng được với O
2
.
Các nhận xét còn lại đều đúng.
Na được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogen của nó.
Na và Cl có trong khoáng vật xinvinit (KCl.NaCl)
Hợp chất NaCl là hợp chất ion.
Câu 12: Liên kết hóa học trong phân tử
2
Br
thuộc loại liên kết
A. hiđro. B. ion.
C. cộng hóa trị có cực. D. cộng hóa trị không cực.
Hướng dẫn giải
Liên kết trong phân tử Br
2
là liên kết giữa hai nguyên tử phi kim của cùng một nguyên tố, đó là liên kết cộng
hóa trị không phân cực.
Câu 13: Khi so sánh NH
3
với NH
4
+
, phát biểu không đúng là :
A. Trong NH
3
và NH
4
+
, nitơ đều có số oxi hóa -3.
B. Phân tử NH
3
và ion NH
4
+
đều chứa liên kết cộng hóa trị.
C. Trong NH
3
và NH
4
+
, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
D. NH
3
có tính bazơ, NH
4
+
có tính axit.
Hướng dẫn giải
Phát biểu không đúng là “Trong NH
3
và
4
NH
, nitơ đều có cộng hóa trị 3”. Phát biểu đúng phải là : Trong
NH
3
và
4
NH
, nitơ có cộng hóa trị lần lượt là 3 và 4.
Các phát biểu còn lại đều đúng.
Câu 14: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H
2
O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực. B. ion.
C. cộng hoá trị phân cực. D. hiđro.
Hướng dẫn giải
Liên kết trong phân tử H
2
O là liên kết cộng hóa trị hình thành bởi hai nguyên tử phi kim có độ âm điện khác
nhau, đó là liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y
cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron
hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là :
A. khí hiếm và kim loại. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và khí hiếm. D. kim loại và kim loại.
Hướng dẫn giải
Nguyên tử nguyên tố Y có electron ở mức năng lượng 3p và có 1 electron ở lớp ngoài cùng, suy ra cấu hình
electron của Y là 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
1
. Nguyên tử X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p và X, Y có số
electron hơn kém nhau là 2, suy ra cấu hình electron của X là 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
5
. Vậy X là phi kim vì có 5 electron
ở lớp ngoài cùng, Y là kim loại vì có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 16: Ion X
2+
có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản
2 2 6
1s 2s 2p
. Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. O (Z = 8).
Hướng dẫn giải
Ion X
2+
có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản
2 2 6
1s 2s 2p
. Suy ra nguyên tử X có cấu hình electron là :
2 2 6 2
1s 2s 2p 3s
. Vậy X là Mg (Z = 12)
Câu 17: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp
xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. K, Mg, Si, N. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. N, Si, Mg, K.
Hướng dẫn giải
Trong 4 nguyên tố K, N, Si, Mg thì K có 4 lớp electron, N có 2 lớp electron, Si và Mg có 3 lớp electron. Suy
ra bán kính nguyên tử của K lớn nhất và của N nhỏ nhất. Đối với Si và Mg, do
Mg Si
Z Z
nên
Mg Si
r r
. Vậy ta
có :
K Mg Si N
r r r r
.
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Bài tập lý thuyết Hóa học vô cơ (có đáp án) 1,7 MB 23/04/2019 Download
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Sắp xếp theo