Viết: Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn) - Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 9 Bài 11
Viết: Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn) giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 6, 7, 8. Qua đó, giúp các em nắm được cấu trúc bài văn tả cảnh.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn) của Bài 11: Cuộc sống muôn màu - Chủ điểm Đất nước theo chương trình mới cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Tả phong cảnh (Cấu tạo của bài văn) Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều trang 6, 7, 8
Nhận xét
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Con suối bản tôi
Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
Con suối chảy qua bản tôi bốn mùa nước xanh trong. Những ngày lũ, suối cũng chỉ đục vài ba ngày. Để tiện đi lại, người bản tôi bắc khá nhiều cầu qua suối. Cầu ghép bằng đôi thân cây to hoặc một thân cây cổ thụ. Gần đây, chiếc cầu bằng xi măng cốt thép đã được bắc qua con suối quê tôi. Mặt cầu rộng rãi. Trẻ nhỏ thường tụ tập hai bên thành cầu nhìn xuống nước xem những con cả lườn đỏ, cả lưng xanh,... lên thác, ngửa bụng trắng xoá. Cá bơi lượn lấp loáng, như hàng trăm, hàng nghìn ngôi sao rơi xuống lòng suối. Chỉ có đoạn suối qua bản tôi là còn nhiều cá như vậy, vì các già bảo giữ cá để làm đẹp cho bản và để mọi người có thể câu lấy vài con mà ăn.
Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác, nước chảy khá xiết. Nước gặp những tảng đá ngầm chồm lên thành những con sóng bạc đầu. Hết đoạn thác dài chừng trăm mét lại đến vực. Vực khá sâu, nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng. Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG
Câu 1: Bài văn có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn.
Trả lời:
Bài văn có 4 đoạn
- Đoạn 1: từ đầu đến “xa lắc xa lơ chạy về bản” (Miêu tả về sự bắt nguồn của con suối)
- Đoạn 2 từ “Con suối chảy qua bản tôi” đến “câu lấy vài con mà ăn” (Miêu tả về nước suối qua 4 mùa, và cách người dân đi lại qua con suối)
- Đoạn 3 từ: “Đoạn suối chảy qua bản tôi có hai cái thác” đến “nước lững thững như kẻ nhàn rỗi dạo xuôi dòng”. (Miêu tả về con thác chảy qua suối)
- Đoạn 4: từ “Con suối đơn sơ” đến hết. (Nói lên tình cảm của tác giả đối với con suối)
Câu 2: Xếp các đoạn văn vào mỗi phần phù hợp: Mở bài, thân bài, kết bài
Trả lời
Phần mở bài: Đoạn 1
Phần thân bài: Đoạn 2+3
Phần kết bài: Đoạn 4
Câu 3: Theo em, ngoài trình tự miêu tả như trong phần thân bài nói trên, còn có thể miêu tả phong cảnh theo trình tự nào khác?
Trả lời
Theo em ngoài trình tự miêu tả như trong phần thân bài nói thì còn có thể miêu tả phong cảnh theo trình tự thời gian, theo một trình tự nhất định
Luyện tập
Bài văn sau có những điểm nào giống và khác bài Con suối bản tôi:
a) Về cấu tạo?
b) Về trình tự miêu tả?
Chiều tối
Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối ngày.
Lúc đó, trong những bụi cây đã thấp thoáng, thập thò những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, nhất là những vòm xanh rậm rạp. Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.
Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ảnh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm.
Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
PHẠM ĐỨC
Trả lời
a) Về cấu tạo: Giống với bài Con suối bản tôi vì đều có cả 3 phần mở bài, thân bài, kết bài
b) Về trình tự miêu tả: Khác với bài Con suối bản tôi khi bài này được miêu tả theo trình tự thời gian, còn bài Con suối bản tôi được miêu tả theo trình tự không gian.