Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang - Tiếng Việt 5 Cánh diều Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều tập 1 Bài 2
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 32, 33. Qua đó, các em sẽ biết cách sử dụng dấu gạch ngang.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang của Bài 2: Bạn nam, bạn nữ - Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Cánh diều trang 32, 33
Câu 1
Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?
Tôi đến nhà Xác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Trả lời:
Các dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
Câu 2
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn chuyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà. – Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
– Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... Mẹ cười:
– Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
Theo VŨ ANH
Trả lời:
Dấu gạch ngang thứ nhất sau: – Sơn ơi! – Chợt có tiếng mẹ gọi.
Dấu gạch ngang thứ hai sau: – Mẹ về rồi đây!
Dấu gạch ngang thứ ba sau: Mẹ uống nước đi ạ. – Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng.
Dấu gạch ngang thứ tư trước: – Mẹ cười:
Câu 3
Viết lại đoạn văn dưới đây, sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu:
Ai cũng khen bạn Vân (lớp trưởng lớp tôi) là một cán bộ gương mẫu. Thực ra, lúc đầu, chúng tôi (mấy anh chàng hay coi thường con gái) không tin Vân làm được lớp trưởng. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cả lớp đều bị Vân thuyết phục…
Theo KIM NGÂN