Văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng Những bài văn mẫu lớp 7
Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng.
Nội dung của tài liệu bao gồm 4 đoạn văn mẫu lớp 7 hay nhất. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng - Mẫu 1
Nắng hồng của tác giả Bảo Ngọc là một bài thơ mang đến cho tôi nhiều cảm xúc. Nội dung của bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của mùa đông. Các sự vật thiên nhiên được nhân hóa trở nên gần gũi hơn. Mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”. Loài vật trở nên lười biếng, sẻ giấu tiếng hát núp trong mái nhà, ngay cả chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa. Ấn tượng nhất là hình ảnh người mẹ xuất hiện như làm sáng bừng cảnh vật. Mẹ mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Khi mẹ bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo ánh nắng, mang theo vạt nắng hồng trong nụ cười hiền dịu. Nắng hồng quả là một bài thơ hay.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng - Mẫu 2
Khi đọc bài thơ Nắng hồng của tác giả Bảo Ngọc, tôi đã có những cảm nhận về mùa đông. Tác giả đã miêu tả khung cảnh mùa đông với những nét đặc trưng. Thời tiết trở nên lạnh giá hơn. Mọi vật đều lười biếng. Hình ảnh nhân hóa khiến cho vạn vật trở nên gần gũi với con người. Mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”, chim sẻ “giấu tiếng hát núp trong mái nhà”, ngay cả “chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa”. Những cơn mưa phùn, hay màn sương mờ ảo bao trùm lấy xóm làng là hình ảnh thường thấy mỗi khi đông về. Và ở cuối bài thơ, hình ảnh người mẹ xuất hiện đã làm bừng sáng bức tranh mùa đông. Mẹ trở về sau buổi chợ xa, mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Mẹ đã mang theo “nắng hồng” trong nụ cười - gợi ra sự ấm áp, tươi sáng.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng - Mẫu 3
Bài thơ Nắng hồng của tác giả Bảo Ngọc đã khắc họa vẻ đẹp của mùa đông. Khi mùa đông tới, tiết trời trở nên lạnh giá. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa khiến cho các sự vật thiên nhiên trở nên thật sinh động, gần gũi. Mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”. Các loài vật cũng trở nên lười biếng hơn như sẻ giấu tiếng hát núp trong mái nhà, ngay cả chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa. Đặc biệt là hình ảnh người mẹ xuất hiện như làm sáng bừng cảnh vật. Mẹ mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Và khi mẹ bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo ánh nắng, mang theo vạt nắng hồng trong nụ cười hiền dịu. Bài thơ đã mang đến những cảm xúc tuyệt vời trong lòng người đọc.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng - Mẫu 4
Bài thơ Nắng hồng của Bảo Ngọc đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Tác giả đã khắc họa khung cảnh mùa đông hiện lên với những nét đặc trưng, nhưng cũng rất đẹp đẽ. Khi mùa đông tới, tiết trời trở nên lạnh giá. Thiên nhiên cũng trở nên lười biếng hơn. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để diễn tả sinh động các sự vật như mặt trời “trốn đi đâu”, cây cối “khoác tấm áo nâu”, “áo trời xám ngắt”, chim sẻ “giấu tiếng hát núp trong mái nhà”, ngay cả “chị ong chăm chỉ cũng không đến vườn hoa”. Những cơn mưa phùn, hay màn sương mờ ảo bao trùm lấy xóm làng. Trong khung cảnh đó, hình ảnh người mẹ xuất hiện như làm bừng sáng bức tranh mùa đông. Mẹ trở về sau buổi chợ xa, mặc chiếc áo choàng đỏ được tác giả so sánh với “đốm nắng đang trôi”. Khi bước chân đến cửa, mẹ đã mang theo “nắng hồng” trong nụ cười - gợi ra sự ấm áp, tươi sáng. Và mùa xuân như đến theo nụ cười của mẹ vậy.