Vật lí 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng Giải Lý 11 Chân trời sáng tạo trang 34, 35, 36, 37, 38
Giải Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 34, 35, 36, 37, 38 thuộc chương 2 Sóng.
Giải Lý 11 Bài 5 Chân trời sáng tạo các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Sóng và sự truyền sóng và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 5 Chương 1 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Soạn Vật lí 11 Bài 5: Sóng và sự truyền sóng
Giải Vật lí 11 trang 37 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 6 trang 37
Quan sát Hình 5.9, nhận xét về hình dạng của chiếc thìa. Thực hiện thí nghiệm kiểm chứng và giải thích.
Gợi ý đáp án
- Hình ảnh chiếc thìa bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
- Giải thích: Do tia sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường nước xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng giữa hai môi trường trong suốt đồng tính, ánh sáng phản xạ từ chiếc thìa truyền đến mắt của ta, ta sẽ quan sát được chiếc thìa bị gãy khúc.
Luyện tập trang 37
Giải thích vì sao vào những đêm mùa lạnh, ta có thể nghe được âm thanh từ xa trong khi vào mùa nóng ta lại không thể nghe được dù ở cùng khoảng cách.
Gợi ý đáp án
 m thanh truyền đi trong không khí với vận tốc 343 m/s nhờ sự dao động của các phân tử không khí. Hơn nữa, vận tốc âm thanh truyền trong nước (chất lỏng), chất rắn nhanh hơn truyền trong không khí. Vì vậy, khi đêm mùa lạnh hoặc trời mới mưa xong, hay những ngày có sương mù hoặc tuyết rơi, lúc này độ ẩm trong không khí cao hơn bình thường, tức là mật độ phân tử H2O trong không khí nhiều hơn, dày đặc hơn, nhiệt độ môi trường giảm xuống, không khí nóng bay lên cao còn không khí càng lạnh thì càng gần mặt đất, sẽ làm phản xạ âm thanh, hạn chế nó bị khuếch tán theo chiều dọc (lên trời) mà âm thanh sẽ đi theo phương ngang tốt hơn. Chính nhờ vậy mà âm thanh sẽ truyền nhanh hơn, tốt hơn bình thường giúp chúng ta nghe âm thanh to hơn, rõ hơn.
Luyện tập trang 37
Khi mở hé cánh cửa để ánh sáng đi qua khe hẹp (Hình 5.11), ta quan sát thấy ánh sáng loang ra một khoảng lớn hơn kích thước khe hẹp. Hãy giải thích hiện tượng này.
Gợi ý đáp án
Đây là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Phương truyền của ánh sáng bị thay đổi, làm cho sóng ánh sáng lan rộng ở phía bên kia của khe.
Giải bài tập Vật lý 11 Bài 5 trang 38
Bài 1 trang 38
Xét sóng nước truyền qua vị trí của phao câu cá đang nổi trên mặt nước khi lặng gió như Hình 5P1. Phao có trôi đi theo phương truyền của sóng nước không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Khi có sóng truyền qua phao câu cá, phao không truyền đi theo sóng mà chỉ dao động lên xuống quanh một vị trí. Vì, ta có thể coi phao câu cá như một phần tử môi trường, khi có sóng truyền qua thì phần tử môi trường chỉ dao động quanh một vị trí cân bằng chứ không truyền đi theo sóng, sóng chỉ truyền năng lượng và pha dao động.
Bài 2 trang 38
Hình 5P.2 mô tả hai loại sóng địa chấn truyền trong môi trường khi xảy ra động đất sóng P (sóng sơ cấp) và sóng S (sóng thứ cấp). Hãy phân biệt hai sóng địa chấn này thuộc sóng dọc hay sóng ngang. Giải thích.
Gợi ý đáp án
Sóng sơ cấp thuộc sóng dọc, sóng thứ cấp thuộc sóng ngang.
Vì: dựa vào hình vẽ ta thấy đối với sóng sơ cấp thì các phần tử sóng dao động có phương trùng với phương truyền sóng, còn với sóng thứ cấp thì các phần tử sóng dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Mới nhất trong tuần
-
Vật lí 11 Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 12: Điện trường
100+ -
Vật lí 11 Bài 20: Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin
100+ -
Vật lí 11 Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 18: Nguồn điện
100+ -
Vật lí 11 Bài 17: Điện trở - Định luật Ohm
100+ -
Vật lí 11 Bài 14: Tụ điện
100+ -
Công thức tính hiệu điện thế
1.000+