Vật lí 10 Bài 11: Một số lực trong thực tiễn Soạn Lý 10 trang 66 sách Chân trời sáng tạo
Giải Lý 11 bài 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em biết cách trả lời câu hỏi phần luyện tập và các bài tập trong SGK Một số lực trong thực tiễn trang 73.
Vật lí 11 Chân trời sáng tạo bài 11 với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải bài tập từ đó học tốt môn Lý lớp 11 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 11 Một số lực trong thực tiễn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để xem toàn bộ câu trả lời nhé.
Vật lí 10 Bài 11: Một số lực trong thực tiễn
Trả lời câu hỏi Luyện tập Vật lí 10 Bài 11
Luyện tập trang 67
Hai bạn đang đứng ở vị trí A và B trên Trái Đất như Hình 11.3. Hãy vẽ vecto trọng lực tác dụng lên mỗi bạn.
Gợi ý đáp án
Vectơ trọng lực luôn hướng về tâm Trái Đất
Luyện tập trang 69
Quan sát hình 11.9 và giải thích cơ chế vật lí giúp con người có thể bước đi.
Gợi ý đáp án
Khi bàn chân tác dụng 1 lực lên mặt đường, lực này là hợp lực của:
- lực ma sát nghỉ do chân tác dụng lên mặt đường có phương song song với mặt đường, điểm đặt trên mặt đường, chiều hướng về phía sau
- áp lực của chân lên mặt đường, có điểm đặt trên mặt đường, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Theo định luật III Newton thì sẽ xuất hiện phản lực của đường tác dụng lên chân, lực này là hợp lực của:
- lực ma sát nghỉ của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương song song mặt đường, chiều từ phía sau hướng về phía trước
- áp lực của mặt đường tác dụng lên chân, có điểm đặt tại chân, phương vuông góc, chiều từ dưới lên.
Các phản lực này thúc đẩy sự chuyển động của người tiến về phía trước.
Luyện tập trang 70
Hình 11.13 mô tả quá trình kéo gạch từ thấp lên cao qua hệ thống ròng rọc. Xem chuyển động của thùng gạch là đều, hãy xác định lực căng dây tác dụng lên vật nâng và ròng rọc bằng hình vẽ. Từ đó hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực căng dây. Biết lượng gạch trong mỗi lần kéo có khối lượng 20 kg và lấy g = 9,8 m/s2.
Gợi ý đáp án
Lực căng dây có:
- Điểm đặt: Điểm mà dây tiếp xúc với vật.
- Phương: là phương của sợi dây.
- Chiều: hướng từ hai đầu dây vào phần giữa sợi dây.
Cụ thể trong bài tập trên
- Lực căng dây tác dụng lên vật nặng: T = P = mg = 20.10 = 200 N.
Phương chiều tác dụng như hình vẽ
Giải Bài tập Vật lí 10 Bài 11 trang 73
Bài 1
Xét hai hệ như hình 11P.1, hãy vẽ sơ đồ lực tác dụng lên vật m1, m2 trong trường hợp a và vật m trong trường hợp b; gọi tên các lực này.
Gợi ý đáp án
- Các lực tác dụng lên vật m1: trọng lực \(\overrightarrow P\) , lực căng dây \(\overrightarrow T\) , phản lực \(\overrightarrow N\) , lực ma sát −\(\overrightarrow{F_{ms}}\) (do vật m1 có khối lượng lớn hơn m2 nên vật m1 sẽ trượt xuống)
- Các lực tác dụng lên vật m2: trọng lực \(\overrightarrow{P_2}\) , lực căng dây \(\overrightarrow T\).
- Các lực tác dụng lên vật m: trọng lực \(\overrightarrow P\) , lực căng dây \(\overrightarrow T\) , phản lực \(\overrightarrow N\) .
Bài 2
Vào năm 231 trước Công nguyên, nhà vua Hy Lạp cổ đại Hieron (Hai – ơ – rôn) nghi ngờ những thợ kim hoàn trộn lẫn những kim loại khác ngoài vàng khi đúc vương miện cho ông. Archimedes đã tiến hành thí nghiệm như Hình 11P.2 để giải đáp thắc mắc của nhà vua. Dựa vào các kiến thức đã học hãy giải thích cách tiến hành trên. Biết rằng người thợ này đã dùng bạc thay thế cho một phần vàng và bạc có khối lượng riêng nhỏ hơn vàng.
Gợi ý đáp án
Như Hình 11P.2, Archimedes đã tiến hành 2 phép đo.
Phép đo thứ nhất là đo trọng lượng của vương miện và khối vàng, kết quả đo cho thấy trọng lượng của hai vật là như nhau.
Phép đo thứ hai, Archimedes nhúng chìm cả hai vật vào trong chất lỏng, ta thấy cán cân bị lệch về phía khối vàng. Nếu như hai vật được làm từ cùng một vật liệu, trọng lượng như nhau thì thể tích vật nhúng chìm sẽ bằng nhau và chịu lực đẩy Archimedes như nhau. Nhưng, ta thấy vương miện nổi cao hơn khối vàng nên vương miện đang chịu lực đẩy Archimedes lớn hơn, nên thể tích của vương miện lớn hơn thể tích của khối vàng. Do đó, khối lượng riêng của vương miện nhỏ hơn khối lượng riêng của khối vàng.
Như vậy, người thợ kim hoàn trộn lẫn bạc vào trong vương miện.
Bài 3
Tác dụng lực đẩy theo phương ngang rất khó để làm khối nặng di chuyển trượt trên mặt sàn. Thay vì vậy, ta thường đặt vật tựa lên các con lăn như Hình 11P.3 và đẩy với cùng lực đó thì vật chuyển động dễ dàng. Giải thích tại sao.
Gợi ý đáp án
Lực ma sát trượt đã bị triệt tiêu, thay vào đó là lực ma sát lăn. Độ lớn lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với lực ma sát trượt nên vật dễ dàng chuyển động.