Toán 3: Bảng số liệu thống kê Giải Toán lớp 3 trang 95, 96, 97 sách Cánh diều - Tập 2
Giải Toán lớp 3 trang 95, 96, 97 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Bảng số liệu thống kê của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
Giải SGK Toán 3 trang 95, 96, 97 Cánh diều tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Toán 3 Bảng số liệu thống kê sách Cánh diều
Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 95, 96, 97 tập 2
Bài 1
a) Quan sát bảng thống kê:
b) Đọc bảng thống kê trong câu a và trả lời các câu hỏi:
- Cửa hàng đã nhập về bao nhiêu thùng kem dâu?
- Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về nhiều nhất? Thùng kem loại nào được cửa hàng nhập về ít nhất?
- Cửa hàng đã nhập về tất cả bao nhiêu thùng kem các loại?
Lời giải:
* Bảng số liệu trên gồm 2 hàng, hàng 1 là tên các loại kem, hàng 2 là số lượng thùng kem tương ứng với từng loại.
- Như vậy, số thùng kem dâu cửa hàng đã nhập về là: 5 thùng.
- Tương tự, quan sát bảng số liệu, ta thấy: Có 4 thùng kem dừa, 5 thùng kem dâu, 3 thùng kem va-ni, 6 thùng kem sô-cô-la.
Ta thấy: 3 < 4 < 5 < 6.
Trong 4 số trên, số lớn nhất là 6, số bé nhất là 3.
Vậy, thùng kem sô-cô-la được cửa hàng nhập về nhiều nhất; thùng kem va-ni được cửa hàng nhập về ít nhất.
- Tất cả số thùng kem cửa hàng đã nhập về là:
4 + 5 + 3 + 6 = 18 (thùng).
Bài 2
a) Quan sát bảng thống kê:
b) Đọc bảng cho trên và trả lời các câu hỏi:
- Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 8 giờ đến 9 giờ sáng?
- Có bao nhiêu ô tô đi qua cổng trường từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều?
- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là nhiều nhất?
- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng thời gian nào là ít nhất?
- Trong khoảng thời gian nào chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường?
Lời giải:
Bảng số liệu trên gồm 2 hàng, hàng thứ nhất là các mốc thời gian, hàng thứ hai là số lượng ô tô đi qua cổng trường tương ứng với các mốc thời gian.
Như vậy quan sát bảng số liệu ta thấy:
+ Trong thời gian từ 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng, có 12 ô tô đi qua cổng trường.
+ Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều, có 6 ô tô đi qua cổng trường.
+ Ta thấy 6 < 9 < 12 < 15. Trong 4 số trên, số lớn nhất là 15, tương ứng với khoảng thời gian từ 11 đến 12 giờ trưa. Số bé nhất là 6, tương ứng với khoảng thời gian là từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
Như vậy:
- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng 11 giờ đến 12 giờ trưa là nhiều nhất.
- Số ô tô đi qua cổng trường trong khoảng 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều là ít nhất.
+ Trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chỉ có 6 ô tô đi qua cổng trường.
Bài 3
a) Quan sát bảng số liệu thống kê:
b) Đọc bảng cho trên và trả lời các câu hỏi:
- Chiều cao của bạn Bình là bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Trong năm bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
- Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét?
- Bạn nào cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường?
Lời giải:
Bảng số liệu trên gồm 2 hàng: Hàng thứ nhất là tên các bạn học sinh và hàng thứ hai là chiều cao tương ứng với của các bạn.
Quan sát bảng số liệu, ta thấy:
- Chiều cao của bạn Bình là 135 xăng-ti-mét.
- Bạn An cao 140 cm, bạn Bình cao 135 cm, bạn Cường cao 138 cm, bạn Duyên cao 129 cm, bạn Dũng cao 130 cm.
Ta thấy: 129 < 130 < 135 < 138 < 140.
Trong 5 số trên số lớn nhất là 140, tương ứng với chiều cao của bạn An; số bé nhất là 129, tương ứng với chiều cao của bạn Duyên.
Kết luận: Trong năm bạn trên: bạn An cao nhất, bạn Duyên thấp nhất.
- Bạn cao nhất (bạn An) cao hơn bạn thấp nhất (bạn Duyên) là:
140 – 129 = 11 (cm)
- Duyên cao 129 cm, Cường cao 138 cm.
Ta có: 129 < 130 < 135 < 138.
Như vây có 2 bạn cao hơn bạn Duyên và thấp hơn bạn Cường là: bạn Bình và bạn Dũng.
Bài 4
Tuyến đường sắt Bắc – Nam hay tuyến đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ Thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng dưới đây cho biết chiều dài tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến một số tỉnh và thành phố có đường sắt đi qua.
Đọc bảng trên và trả lời các câu hỏi:
a) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài bao nhiêu ki-lô-mét?
b) Tuyến đường sắt Huế – Đà Nẵng dài bao nhiêu ki-lô-mét?
c) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh bao nhiêu ki-lô-mét?
Lời giải:
Bảng số liệu trên gồm 2 hàng: Hàng thứ nhất là tên các tuyến đường sắc và hàng thứ hai là chiều dài tương ứng của chúng.
Như vậy quan sát bảng số liệu, ta thấy:
a) Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài 1 726 ki-lô-mét.
b) Ta có:
Tuyến đường sắt Hà Nội - Huế dài: 688 ki-lô-mét.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài: 791 ki-lô-mét.
Khi đó:
Tuyến đường sắt Huế – Đà Nẵng dài:
791 – 688 = 103 (km)
Đáp số: 103 ki-lô-mét.
c) Ta có:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài: 1 726 ki-lô-mét.
Tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh dài: 319 ki-lô-mét.
Khi đó:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn dài hơn tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh là:
1 726 – 319 = 1 407 (km)
Đáp số: 1 407 ki-lô-mét.