Thông tư 06/2020/TT-BGTVT Sửa đổi Thông tư 03/2017/TT-BGTVT về chương trình đào tạo thuyền viên

Vào ngày 09/03/2020, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 03/2017/TT-BGTV về việc sửa đổi Thông tư 03/2017/TT-BGTVT về chương trình đào tạo thuyền viên.

Ngày 01/05/2020, sẽ là ngày mà văn bản này chính thức sẽ cơ hiệu lực, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

----------------------------

Số: 06/2020/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------

Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2020

THÔNG TƯ 06/2020/TT-BGTVT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

1. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thợ máy quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ lái phương tiện quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

1. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Chương trình bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.”

3. Sửa đổi các Phụ lục như sau:

a) Thay thế các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thay thế Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thay thế Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thay thế Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Thay thế Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Thay thế Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;

g) Thay thế Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;

h) Thay thế Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 bằng Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Bãi bỏ Phụ lục XII, XVIII, XIX, XX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017;

k) Bãi bỏ môn thi vận hành, sửa chữa máy, điện và hình thức thi thực hành quy định tại khoản 2 Mục IV Phụ lục VIII, khoản 2 Mục IV Phụ lục IX, khoản 2 Mục IV Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH);
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT CP, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, ATGT.05b (B).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Nhật

Phụ lục I

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ THỦY THỦ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BGTVT ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẤP CHỨNG CHỈ THỦY THỦ

Tên nghề: Thủy thủ phương tiện thủy nội địa

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07

Chứng chỉ cấp sau tốt nghiệp: Chứng chỉ thủy thủ

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức

Có kiến thức về an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; hiểu các quy định cơ bản của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; hiểu nguyên lý điều khiển phương tiện thủy; biết các tuyến đường thủy nội địa ở khu vực; hiểu các quy định về bảo quản và xếp dỡ hàng hóa, đưa đón hành khách, bảo đảm an toàn cho hàng hóa và hành khách trong quá trình vận chuyển; hiểu kiến thức cơ bản về bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.

2. Kỹ năng

Làm thành thạo các nút dây, các mối dây và thực hiện tốt các thao tác làm dây trên phương tiện; sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hỏa, cứu thủng, cứu sinh; các dụng cụ gõ gỉ, dụng cụ sơn trên phương tiện; thành thạo khi chèo xuồng, đo nước, đệm va, cảnh giới; ghép được các đoàn lai theo yêu cầu của thuyền trưởng; điều khiển được phương tiện ở những đoạn luồng dễ đi dưới sự giám sát của thuyền trưởng, thuyền phó.

3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp

Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa; yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.

II. THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC

Thời gian của khóa học: 295 giờ, bao gồm:

1. Thời gian các hoạt động chung: không.

2. Thời gian học tập: 295 giờ, trong đó:

a) Thời gian thực học: 280 giờ.

b) Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ.

III. DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Tên môn học, mô đunThời gian đào tạo (giờ)
MH, MĐ
MĐ 01An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường60
MH 02Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa30
MĐ 03Luồng chạy tàu thuyền15
MĐ 04Điều động phương tiện và thực hành điều động phương tiện60
MĐ 05Thủy nghiệp cơ bản85
MH 06Vận tải hàng hóa và hành khách15
MĐ 07Bảo dưỡng phương tiện15
Tổng cộng280

1. KIỂM TRA KẾT THÚC KHÓA HỌC

2. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:

Người học phải học đầy đủ nội dung theo yêu cầu chương trình các môn học, mô đun quy định. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc môn học, mô đun do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức là đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.

3. Kiểm tra kết thúc khóa học:

STTMôn kiểm traHình thức kiểm tra
1Lý thuyết tổng hợpTrắc nghiệm
2Thủy nghiệp cơ bảnThực hành

V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN

1. Tên mô đun:AN TOÀN CƠ BẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

a) Mã số: MĐ 01.

b) Thời gian: 60 giờ.

c) Mục tiêu: Giúp người học hiểu nội dung cơ bản các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đường thủy nội địa; hiểu và thực hiện tốt các kỹ thuật an toàn khi làm việc trên phương tiện; làm được các công việc về ứng phó sự cố tràn dầu, ô nhiễm dầu, hóa chất, phòng chống cháy nổ, cứu sinh, cứu thủng; biết sơ, cấp cứu người bị nạn, biết bơi thành thạo, biết xử lý các tình huống xảy ra khi bơi.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian đào tạo (giờ)
1Bài 1: An toàn lao động3
1.1Những quy định về an toàn lao động
1.2An toàn khi thực hiện các công việc trên phương tiện
2Bài 2: Phòng, chống cháy nổ10
2.1Nguyên nhân cháy nổ và biện pháp phòng chống
2.2Các yếu tố gây ra cháy nổ trên phương tiện
2.3Các phương pháp chữa cháy
2.4Thiết bị chữa cháy trên phương tiện
2.5Tổ chức phòng, chữa cháy trên phương tiện
2.6Chữa các đám cháy đặc biệt
2.7Thực hành chữa cháy
3Bài 3: An toàn sinh mạng10
3.1Cứu sinh
3.2Cứu đắm
4Bài 4. Sơ cứu4
4.1Khái niệm chung và nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu ban đầu
5Bài 5. Bảo vệ môi trường4
5.1Khái niệm cơ bản về môi trường
5.2Ảnh hưởng của giao thông vận tải đường thủy nội địa đến môi trường
Các loại hàng hóa nguy hiểm - chú ý khi bảo quản, vận chuyển
5.3
6Bài 6: Huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn25
6.1Tác dụng của việc bơi ếch và một số động tác kỹ thuật, phương pháp tập luyện
6.2Tác dụng của bơi trườn sấp, kỹ thuật, phương pháp tập luyện
6.3Cách xử lý khi bị chuột rút, sặc nước
6.4Khởi động trước khi bơi - Thực hành bơi
Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun4
Tổng cộng60

đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:

- Căn cứ vào giáo trình an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường, các đầu sách tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay trên các bãi tập của nhà trường, các bể bơi và trên các phương tiện huấn luyện.

2. Tên môn học: PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

a) Mã số: MH 02.

b) Thời gian: 30 giờ.

c) Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật giao thông đường thủy nội địa để người học chấp hành đúng luật, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian
đào tạo (giờ)
1Chương I: Những quy định chung2
1.1Giải thích từ ngữ
1.2Các hành vi bị cấm
2Chương II: Quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện12
2.1Quy tắc giao thông
2.2Tín hiệu của phương tiện giao thông đường thủy nội địa
3Chương III: Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa10
3.1Những quy định của quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa
3.2Các loại báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam
4Chương IV: Trách nhiệm của thủy thủ và thuyền viên tập sự2
4.1Trách nhiệm của thủy thủ
4.2Trách nhiệm của thuyền viên tập sự
5Chương V. Giới thiệu các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật hàng hải Việt Nam3
Kiểm tra kết thúc môn học1
Tổng cộng30

đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:

- Căn cứ vào các văn bản pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, pháp luật hàng hải Việt Nam đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát mô hình, các báo hiệu trên sa bàn.

3. Tên mô đun: LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN

a) Mã số: MĐ 03.

b) Thời gian: 15 giờ.

c) Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tính chất chung của đường thủy nội địa Việt Nam, các thông tin dữ liệu cần thiết về tuyến vận tải chính bằng đường thủy nội địa.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian đào tạo (giờ)
1Chương I: Khái quát chung về sông, kênh ở Việt Nam2
1.1Sông, kênh đối với vận tải đường thủy nội địa
1.2Tính chất chung
1.3Đặc điểm chung
2Chương II: Các hệ thống sông chính12
2.1Sông, kênh miền Bắc
2.2Sông, kênh miền Trung
2.3Sông, kênh miền Nam
Kiểm tra kết thúc mô đun1
Tổng cộng15

đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:

- Căn cứ vào giáo trình luồng chạy tàu thuyền, các bản đồ đường thủy nội địa miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành, quan sát các tuyến luồng trên sa bàn, các tuyến luồng thực tế trên sơ đồ tuyến và trên các phương tiện huấn luyện.

4. Tên mô đun: ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THỰC HÀNH ĐIỀU ĐỘNG PHƯƠNG TIỆN

a) Mã số: MĐ 04.

b) Thời gian: 60 giờ.

c) Mục tiêu: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng điều động phương tiện tự hành; hiểu và sử dụng thành thạo các thiết bị liên quan đến điều động phương tiện; nguyên lý điều khiển phương tiện.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian đào tạo (giờ)
1Bài 1. Nguyên lý cơ bản về điều động phương tiện thủy2
1.1Bánh lái
1.2Chân vịt
1.3Phối hợp chân vịt và bánh lái
2Bài 2. Kiến thức cơ bản về điều động phương tiện thủy24
2.1Phương tiện tự hành
2.2Ghép và buộc dây các đoàn lai
2.3Thực hành ghép các loại đoàn lai
3Bài 3. Thực hành điều động30
3.1Điều động phương tiện đi thẳng nước xuôi, nước ngược
3.2Điều động phương tiện chuyển hướng luồng phương tiện chạy khi đang đi nước xuôi, nước ngược
Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun4
Tổng cộng60

đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:

- Căn cứ vào giáo trình điều động phương tiện thủy và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại phòng học mô phỏng và trên các phương tiện huấn luyện.

5. Tên mô đun: THỦY NGHIỆP CƠ BẢN

a) Mã số: MĐ 05.

b) Thời gian: 85 giờ.

c) Mục tiêu: Trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực hiện các công việc làm dây, sử dụng và bảo quản các thiết bị trên boong, biết kiểm tra và bảo dưỡng vỏ phương tiện, biết quy trình sử dụng các trang thiết bị hỗ trợ hàng hải.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian đào tạo (giờ)
1Bài 1: Các loại dây trên phương tiện25
1.1Phân loại, cấu tạo, sử dụng và bảo quản dây
1.2Cỡ dây và cách tính sức bền của dây
1.3Các dụng cụ để làm dây
1.4Các loại nút dây
1.5Cách đấu dây
1.6Thực hành cô dây sợi, dây cáp
2Bài 2. Ròng rọc, palăng và cách sử dụng3
2.1Ròng rọc
2.2Palăng
2.3Thực hành luồn dây vào palăng
3Bài 3. Thiết bị hệ thống lái12
3.1Khái niệm
3.2Hệ thống lái thuận
3.3Hệ thống lái nghịch
3.4Hệ thống lái thủy lực
3.5Hệ thống lái trục cát đăng
3.6Thực hành các hệ thống lái
4Bài 4: Thiết bị hệ thống neo10
4.1Tác dụng và yêu cầu
4.2Bố trí hệ thống neo
4.3Các loại neo
4.4Nỉn neo
4.5Hãm neo
4.6Máy tời neo
4.7Thực hành hệ thống neo
5Bài 5: Bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị trên boong10
5.1Chế độ bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị
5.2Công tác bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị
5.3Thực hành bảo quản bảo dưỡng
6Bài 6: Chèo xuồng20
6.1Ý nghĩa của chèo xuồng
6.2Thành phần của chèo
6.3Các phương pháp chèo xuồng
6.4Hỗ trợ điều động phương tiện
6.5Thực hành chèo một mái, chèo đối xứng, chèo mũi lái
Kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc mô đun5
Tổng cộng85

đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:

- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của nhà trường và trên các phương tiện huấn luyện.

6. Tên môn học: VẬN TẢI HÀNG HÓA VÀ HÀNH KHÁCH

a) Mã số: MH 06.

b) Thời gian: 15 giờ.

c) Mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cơ bản về vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa; những quy định về vận tải hàng hóa và hành khách, nhằm bảo đảm vận tải an toàn và hiệu quả.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian
đào tạo (giờ)
1Chương I: Vị trí, vai trò và đặc điểm của ngành vận tải thủy nội địa0,5
2Chương II: Phân loại hàng hóa1,5
2.1Phân theo tính chất
2.2Phân theo vị trí chất, xếp
2.3Phân theo hình thức bên ngoài
3Chương III: Phương pháp bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển một số loại hàng hóa7
Hàng lương thực
3.1Hàng muối
3.2Hàng đường
3.3Hàng phân hóa học
3.4Hàng xi măng
3.5Hàng than
3.6Hàng quặng
3.7Hàng xăng dầu
3.8
4Chương IV: Quy định về vận tải hàng hóa và hành khách đường thủy nội địa5
Quy định về vận tải hàng hóa
4.1Quy định về vận tải hành khách
4.2
Kiểm tra kết thúc môn học1
Tổng cộng15

đ) Hướng dẫn thực hiện môn học:

- Căn cứ vào giáo trình kinh tế vận tải, các quy định về vận tải đường thủy nội địa và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học thực hành đo mớn nước, khai thác các bài toán về kinh tế vận tải trong một chuyến đi vòng tròn trên các phương tiện huấn luyện.

7. Tên mô đun: BẢO DƯỠNG PHƯƠNG TIỆN

a) Mã số: MĐ 07.

b) Thời gian: 15 giờ.

c) Mục tiêu: Giúp người học có kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng vỏ phương tiện.

d) Nội dung:

STTNội dungThời gian đào tạo (giờ)
1Bài 1: Chế độ bảo dưỡng vỏ phương tiện4
1.1Công tác bảo dưỡng hàng ngày
1.2Công tác bảo dưỡng hàng tháng
1.3Thực hành bảo dưỡng hàng ngày
2Bài 2: Phương pháp bảo quản vỏ phương tiện10
2.1Phân chia phương tiện để bảo quản
2.2Sơn và phương pháp sử dụng sơn
2.3Đặc điểm và cách sử dụng một số loại sơn vỏ phương tiện
2.4Thực hành sơn phương tiện
Kiểm tra kết thúc mô đun1
Tổng cộng15

đ) Hướng dẫn thực hiện mô đun:

- Căn cứ vào giáo trình thủy nghiệp cơ bản và các tài liệu tham khảo đưa ra nội dung các bài học lý thuyết;

- Tổ chức cho người học huấn luyện thực hành ngay tại phòng học thủy nghiệp cơ bản, trên các bãi tập của nhà trường và trên các phương tiện huấn luyện.

Chia sẻ bởi: 👨 Đỗ Duyên
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm