Sinh học 11 Ôn tập chủ đề 2 Giải Sinh 11 Cánh diều trang 99, 100
Giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2: Cảm ứng ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 100.
Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 100 giúp các em học sinh hiểu được toàn bộ kiến thức về cảm ứng ở thực vật, cảm ứng ở động vật, tập tính ở động vật ... để học thật tốt chủ đề 2 Sinh 11. Đồng thời biết cách trả lời các câu hỏi trang 100 Sinh 11 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2 Cánh diều trang 100 mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải bài tập SGK Sinh 11 Ôn tập chủ đề 2: Cảm ứng ở sinh vật
Ôn tập chủ đề 2 trang 100
Câu hỏi 1 trang 100
Hãy cho biết những khẳng định dưới đây về cảm ứng ở sinh vật là đúng hay sai. Giải thích.
A. Ở thực vật, hướng động bao gồm hướng động âm và hướng động dương.
B. Ở động vật, một cung phản xạ gồm 3 khâu: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, trả lời kích thích.
C. Thụ thể chỉ có vai trò tiếp nhận kích thích ở môi trường ngoài.
D. Quá trình truyền tin qua synapse hóa học là quá trình dẫn truyền một chiều, từ đó, tạo nên đặc điểm dẫn truyền một chiều của một phản xạ ở động vật.
Gợi ý đáp án
A. Đúng.
B. Sai.
C. Sai.
D. Đúng.
Câu hỏi 2 trang 100
Nêu một số biện pháp làm tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật.
Gợi ý đáp án
Một số biện pháp làm tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật:
- Ứng dụng của tính hướng sáng: trồng xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng, dùng đèn ánh sáng nhân tạo, khi cây nhỏ trồng cây với mật độ dày rồi tiến hành tỉa thưa khi cây lớn,…
- Ứng dụng của tính hướng nước: tưới nước vào rãnh xung quanh rễ, tưới nước nhỏ giọt, tưới nước vào buổi sáng hoặc buổi chiều,…
- Ứng dụng của tính hướng tiếp xúc: sử dụng giàn để thúc đẩy sinh trưởng của cây họ Bầu bí.
- Ứng dụng của tính hướng hóa: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ cọc,…
Câu hỏi 3 trang 100
Chó thường mừng khi chủ về và sủa khi khách lạ đến. Hãy cho biết phản xạ này của chó là loại phản xạ gì (phản xạ có điều kiện hay không điều kiện), thuộc loại tập tính gì (bẩm sinh hay học được).
Gợi ý đáp án
- Chó sủa khi khách lạ đến là phản xạ không điều kiện, thuộc loại tập tính bẩm sinh.
- Chó mừng khi chủ về là phản xạ có điều kiện, thuộc loại tập tính học được.
Câu hỏi 4 trang 100
Hãy cho biết những khẳng định liên quan đến cơ chế cảm giác ở người dưới đây là đúng hay sai. Giải thích.
A. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm.
B. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể và luôn được hội tụ ở võng mạc.
C. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu có thể được sử dụng làm chất giảm đau.
D. Tổn thương dây thần kinh hướng tâm gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
Gợi ý đáp án
A. Đúng. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
B. Sai. Ánh sáng từ vật qua giác mạc, thủy tinh thể có thể không được hội tụ ở võng mạc trong nhiều trường hợp như ở người bị cận thị, ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc hoặc ở người bị viễn thị, ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc.
C. Đúng. Chất liên kết với các thụ thể đau làm ức chế truyền tín hiệu sẽ giúp ức chế cảm giác đau nên có thể được sử dụng làm chất giảm đau.
D. Sai. Những ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể thường có nguyên nhân là tổn thương dây thần kinh vận động (dây thần kinh li tâm).
Câu hỏi 5 trang 100
Tại sao khi nghe âm thanh cường độ cao thường xuyên sẽ làm giảm thính lực?
Gợi ý đáp án
Khi nghe âm thanh cường độ cao thường xuyên sẽ làm giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào thụ cảm âm thanh. Khi các tế bào thụ cảm âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
-
Toán 6 Bài tập cuối chương 3 - Chân trời sáng tạo
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng (Sơ đồ tư duy)
-
Dàn ý nghị luận xã hội về an toàn giao thông (6 Mẫu)
-
Bài văn mẫu Lớp 11: Bài viết số 2 (Đề 1 đến Đề 3)
-
Viết đoạn văn về ý nghĩa của những niềm vui bình dị trong cuộc sống
-
Đoạn văn nghị luận về ô nhiễm môi trường (Dàn ý + 26 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật
10.000+ -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 5 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 24 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 23 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 4 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 22 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 21 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 20 Cánh diều (Có đáp án)
100+ -
Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 chủ đề 3 Cánh diều (Có đáp án)
100+