Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Giải Sinh 11 Cánh diều trang 101, 102, 103, 104
Giải Sinh 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp các em học sinh lớp 11 nhanh chóng trả lời câu hỏi nội dung bài học trong SGK trang 101→ 104.
Soạn Sinh học 11 Cánh diều trang 101, 102, 103, 104 giúp các em học sinh hiểu được dấu hiệu, ý nghĩa mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để học thật tốt Bài 15 chủ đề 3 Sinh 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải Sinh 11 Bài 15 Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Cánh diều mời các bạn cùng tải tại đây.
Giải Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển
Câu hỏi: Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?
Gợi ý đáp án
Hạt nảy mầm --> Hình thành lá và bộ rễ --> Rễ cây lá cây phát triển to hơn, rộng hơn --> Cây ra hoa --> Hình thành củ lạc ở rễ
II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển
Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.
Gợi ý đáp án
Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
Ví dụ: Đối với thực vật, giai đoạn đầu có thể cao từ 1 - 10 cm, giai đoạn trưởng thành cây cao hơn, lá rộng hơn, thân to hơn, ...
III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Câu hỏi 1
Giải thích mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.
Gợi ý đáp án
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật : Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thaí mới.
Ví dụ : hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.
IV. Vòng đời và tuổi thọ
Câu hỏi 1
Quan sát hình 15.2, mô tả những thay đổi trong vòng đời của bọ rùa (hình 15.2a) và cây đậu (hình 15.2b).
Gợi ý đáp án
Bọ rùa có thể trải qua nhiều giai đoạn: trứng nỏ thành con non, đến một độ tuổi nhất định con non sẽ tồn tại dưới dạng nhộng trong một thời gian. Khi lột xác và chui ra khỏi hang là lúc bọ rùa đã trưởng để giao phối và đẻ trứng
Đối với cây đậu, hạt nảy mầm thành cây non, cây non sinh trưởng và phát triển thành cây trưởng thành, cây trưởng thành sẽ đơm hoa và tạo quả đậu.
Câu hỏi 2: Nêu các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn
Gợi ý đáp án
Có thể ứng dụng rộng rãi hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn. Trong trồng trọt, chăn nuôi, vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất
Câu hỏi 3: Nêu có yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người
Gợi ý đáp án
Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Những yếu tố môi trường là chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật, ...Ví dụ: việc lạm dụng rượu, bia, chất kích thích ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, từ đó làm tăng nguy cơ bệnh tật và giảm tuổi thọ con người