Quyết định 1417/QĐ-NHNN Đơn giản hóa ĐKKD thuộc chức năng quản lý của NHNN

Ngày 09/7/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1417/QĐ-NHNN phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, lên phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh sau đây:

  • Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần;
  • Thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại;
  • Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng liên doanh; ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
  • Điều kiện chấp thuận thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại;
  • Hoạt động ngoại hối;
  • Điều kiện cấp giấy phép của tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần;
  • Điều kiện cấp giấy phép của tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn;

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1417/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH 1417/QĐ-NHNN

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1 tháng 1 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

- Căn cứ Nghị quyết 19-2018/NQ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

- Căn cứ Công văn số 174/TTg-KSTT ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và Vụ Trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và phụ lục danh mục văn bản sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao trách nhiệm đối với các đơn vị thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, như sau:

a) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được quy định tại các Nghị định, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước đang được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (đã có kế hoạch trình Chính phủ hoặc trình Thống đốc ban hành trong Quý III năm 2018), các đơn vị đầu mối soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu nội dung phương án đã được phê duyệt kèm theo Quyết định này trong các dự thảo văn bản đang xây dựng.

b) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh liên quan đến kết quả xếp hạng các tổ chức tín dụng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm tiếp thu phương án đã được phê duyệt kèm theo Quyết định này tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi Thông tư xếp hạng các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ban hành.

c) Đối với phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh không thuộc các trường hợp nêu trên, giao Vụ Pháp chế làm đầu mối xây dựng 01 Nghị định và 01 Thông tư theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản để thực hiện phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Thời hạn trình Chính phủ ban hành Nghị định và thời hạn ban hành Thông tư của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

d) Trong quá trình xây dựng Nghị định, Thông tư thực thi Phương án đơn giản hóa điều kiện kinh doanh kèm theo Quyết định này, các đơn vị tiếp tục chủ động rà soát để đề xuất bổ sung, điều chỉnh các nội dung đơn giản hóa phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tế công tác xây dựng pháp luật tại thời điểm xây dựng văn bản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);
- Lưu: VP, VP4, VP5.

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

PHƯƠNG ÁN

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1417/QĐ-NHNN ngày 09/7/2018)

STTĐiều kiện đầu tư kinh doanhCăn cứ pháp lýPhương án bãi bỏ, sửa đổi, bổ sungPhương án kiến nghị thực thi
I.Hoạt động kinh doanh của các NH thương mi
I.1Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với ngân hàng thương mại cổ phần
Điều kiện đối với cđông sáng lập (1-16)
1.Chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011Bãi bỏ điều kiệnBãi bỏ Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
2.Cam kết hỗ trợ ngân hàng thương mại cổ phần về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNNBãi bỏ điều kiệnBãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
3.Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác;Điểm c Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
4.Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức;Điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNNBãi bỏ điều kiệnBãi bỏ Điểm d Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
5.Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập;Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN- Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu ti thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập”Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
Các điu kiện khác đối với c đông sáng lập là cá nhân (6-9)
6.Mang quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011Sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: Mang quốc tịch Việt Nam”Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ nhất Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
7.Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp;Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
8.Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần; không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNNSửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: Không được dùng vn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vn”Sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011
9.Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế hoặc luật.Điểm e Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
Các điều kiện khác đối với cđông sáng lập là tổ chức (10-16)
10.Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
11.Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay, của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNNSửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa điều kiện này như sau: “Không được dùng vn huy động, vn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn”Sửa đổi, bổ sung Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
12.Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy Phép;Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
13.Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
14.Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
15.Trường hợp là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;- Trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật;- Trường hợp là tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
16.Trường hợp là ngân hàng thương mại:+ Có tổng tài sản tối thiểu là 100.000 tỷ đồng, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;+ Không vi phạm các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;+ Tuân thủ điều kiện, giới hạn mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 103 Luật các tổ chức tín dụng;+ Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sau khi góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.Điểm g Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN
1.2.Thành lập chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại (17-34)
Đối với NHTM thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên (tính từ ngày khai trương hot đng đến thời điểm đề nghị):
17.Có giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định;Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN- Sửa đổi, bổ sung như sau:a) Đối với các NHTM đã được xếp hạng:(1) Căn cứ vào kết quả xếp hạng đối với TCTD.(2) Trong trường hợp các tiêu chí, chỉ tiêu xếp hạng chưa bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước, có thể nghiên cứu bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước.b) Đối với các NHTM chưa thuộc đối tượng được xếp hạng, giữ nguyên như quy định hiện hành)Sửa đổi khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN (Sau khi ban hành Thông tư xếp hạng các TCTD).
18.Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính riêng lẻ được kiểm toán của năm trước liền kề năm đề nghị;Điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN
19.Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD quy định tại các Điều 126, 127, 128, 129; khoản 1 Điều 130 và Điều 135 Luật Các TCTD và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong thời gian 12 tháng trước tháng đề nghị;Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN
20.Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;Điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN
21.Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN
22.Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các TCTD và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành;Điểm e Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN
23.Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;Điểm g Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-NHNN

..........

Tải file tài liệu để xem trọn bộ Quyết định

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm