Phân tích bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10

Phân tích bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.

Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ

Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ là bài thơ rất hay viết về chiến tranh, về tình yêu vô cùng mới lạ. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Cuộc chia ly màu đỏ trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.

Phân tích Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ

Đất nước ta đã trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, nhân dân ta phải gánh chịu biết bao cuộc chiến tranh phi nghĩa để tạo nên hòa bình như ngày nay. Có vô số người đã anh dũng nằm xuống, hi sinh vì hai chữ độc lập của dân tộc, bao người cha, người mẹ phải xa con, bao người vợ phải xa chồng, bao người yêu phải xa nhau. Vì những điều thiêng liêng như vậy mà đề tài chiến tranh luôn là đề tài ý nghĩa nhất được các nhà văn và nhà thơ lựa chọn để sáng tác. Trong số vô vàn tác phẩm viết về chiến tranh đó, có một tác phẩm rất đặc biệt, cũng viết về đề tài chiến tranh nhưng là viết về tình yêu trong thời chiến, tác phẩm đó có tên Cuộc chia ly màu đỏ của nhà thơ Nguyễn Mỹ. Đây là một bài thơ về chiến tranh, về tình yêu vô cùng mới lạ, được nhà thơ Nguyễn Mỹ sáng tác vào tháng 6 năm 1964 và thậm chí nó còn được chọn làm tiêu chí cho chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, một chương trình có giá trị nhân văn cao của Đài truyền hình Việt Nam.

Bài thơ được Nguyễn Mỹ sáng tác trong hoàn cảnh nước ta diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc phải gấp rút vào chi viện cho miền Nam, nhiều người chồng đã phải rời xa vợ con, người thanh niên phải xa người thương để lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Với không khí chia tay đặc biệt này của những người yêu nhau, nhà thơ Nguyễn Mỹ đã sáng tác Cuộc chia ly màu đỏ. Sắc đỏ theo người đọc ngay từ đầu bài thơ:

“Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ”

Bình thường khi nhắc tới chia ly, chúng ta sẽ thấy nó đi với những gam màu trầm, buồn bã như xám, trắng,...nhưng trong tác phẩm Cuộc chia ly màu đỏ, nhà thơ Nguyễn Mỹ lại lựa chọn màu rực rỡ nhất trong tất cả các màu để nói về chia ly đó là màu đỏ. Ngay câu đầu, bài thơ đã thu hút người đọc bởi sự mới lạ như vậy. Mà màu đỏ này còn được Nguyễn Mỹ nhấn mạnh là nó tươi như “nhạn lai hồng”, đây là loài hoa màu đỏ, tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt của đôi lứa, cho đôi vợ chồng, đôi người yêu sắp sửa xa nhau. Cuộc chia ly này diễn ra vào “một ngày sắp ngả sang đông”, nghĩa là cuối thu, mùa lãng mạn nhất trong năm. Tình yêu nồng cháy như màu đỏ của những người yêu nhau đã khiến cho thu “nắng vàng lên rực rỡ’.

“Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt long lanh nóng bỏng sáng ngời
Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
Và rạng đông đang bừng trên nét mặt
- Một rạng đông với màu hồng ngọc”

Khi hướng mắt ra nhìn kĩ hơn vào bức tranh chia ly này, nhà thơ Nguyễn Mỹ đã thấy một cô gái mặc chiếc áo đỏ nổi bật, tiễn chồng mình lên đường cùng với đồng đội nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc. Đã mặc một chiếc áo rực rỡ như vậy, cô gái lại đứng vào giữa vườn hoa, làm cho chiếc áo như than lửa rực cháy. Dù xung quanh cô gái có là những màu sắc mát mẻ, để dập lửa như màu xanh của vườn cây hay trắng của chiếc nón nhưng cũng không thể dập được ngọn lửa đỏ như tình yêu đang cháy của cô dành cho chồng. Và trong khung cảnh chia ly chưa biết ngày trở về như vậy không thể thiếu những giọt nước mắt, cô gái đã khóc, dòng nước mắt chảy giữa làn môi, quyến luyến chồng mình. Tuy vậy, chúng ta không hề thấy sự bi thương của cô gái, bởi giọt nước mắt đó thật mạnh mẽ, thể hiện sự tin tưởng chồng sẽ trở về, tin vào sự thắng lợi của cuộc chiến của toàn dân tộc.

“Cây si xanh gọi họ đến ngồi
Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
Ngày mai sẽ là ngày sum họp
Ðã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp!
Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
Và người chồng ấy đã ra đi...

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”

Nhưng dù có mạnh mẽ tới đâu, người vợ, người thương ở nhà vẫn luôn nhớ thương, lo lắng cho người chồng, người yêu nơi chiến trường. Họ nhớ tới những kỉ niệm cùng người yêu mình ngồi dưới gốc cây si nói chuyện tương lai, về lý tưởng của những tâm hồn cao đẹp biết vì đất nước. Nhưng giờ nắng vẫn chiếu xuống cây si nhưng người chồng đó đã đi chỉ còn lại mình vợ mình ngồi đó. Vườn hoa buổi hoàng hôn rung rinh nhẹ như biết nói chuyện với nhau, chúng thì thào rằng “Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau...”. Đúng vậy, vì Tổ quốc, vì dân tộc, vì đại nghĩa lớn, vợ chồng bao người chấp nhận sống xa nhau như một điều hiển nhiên phải học, như biết rõ đây là trách nhiệm của mình với đất nước.

“Tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét...
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...”

Nhà thơ Nguyễn Mỹ đã nhấn mạnh màu đỏ trong cuộc chia ly này là “màu đỏ như cái màu đỏ ấy”. Câu thơ này mang tới sự bất tử của màu đỏ trong cuộc chia ly này, mình chứng cho tình yêu rực rỡ của họ mãi còn đó, theo người chồng đến khắp mọi nơi. Từ bông hoa chuối trên đỉnh dốc nơi hành quân qua, tới bếp hồng nơi đóng quân trong đêm giá rét, tất cả đều mang theo màu đỏ rực rỡ như tình yêu của người vợ mãi theo những người chiến sĩ. Hai câu kết bài thơ quả thật vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng. Nghĩa là màu đỏ rực rỡ xuyên suốt cuộc chia ly của họ sẽ mãi theo cả hai, giống như chưa từng chia xa nhau, giống như lá cờ Tổ quốc đỏ tươi màu chiến thắng sẽ theo đoàn quân khắp đường ra trận.

Nhà thơ Nguyễn Mỹ thật tài tình khi đã mang tới một bài thơ về tình yêu thời chiến hay và ý nghĩa tới vậy. Tới nay đã gần 60 năm, bài thơ Cuộc chia li màu đỏ vẫn vẹn nguyên giá trị của mình. Luôn mang tới cho người đọc cảm giác tình yêu thời chiến thật cao cả và chói lọi làm sao, một tình yêu đôi lứa đẹp đẽ nhất vì nó gắn với cả tình yêu Tổ quốc.

Chia sẻ bởi: 👨 Thu Thảo
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm