Phân tích bài Đêm khuya ở nhà quê của Hàn Mặc Tử Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10
Phân tích bài thơ Đêm khuya ở nhà quê của Nguyễn Bính mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao kỹ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ hay.
Đêm khuya ở nhà quê của Nguyễn Bính là bài thơ rất hay thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn và hiu quạnh của tác giả trong cảnh đêm khuya ở quê nhà. Để hiểu rõ hơn về bài thơ mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu phân tích Đêm khuya ở nhà quê trong bài viết dưới đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích bài thơ Biển của Xuân Diệu, phân tích bài thơ Vịnh năm canh, phân tích bài thơ Chỉ có thể là mẹ của Đặng Minh Mai.
Phân tích Đêm khuya ở nhà quê của Nguyễn Bính
Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một trong những cái tên nổi bật nhất với lối thơ đặc biệt vừa lãng mạn tươi trẻ, vừa bi thương day dứt, tất cả đều đến từ cuộc đời có quá nhiều đớn đau, chua xót của người nghệ sĩ trẻ bạc mệnh. “Đêm khuya ở quê nhà” là một trong những sáng tác nổi bật và xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử:
Lều tranh lạnh lẽo mấy canh thâu,
Lạnh cỏ cây trời lạnh đến đâu..
Hé cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Gài then thắp nến, nến rơi châu.
Chiêm bao bóng lẩn Dao Trì động,
Mường tượng hồn chơi thệ thuỷ cầm.
Năm ngón đường tơ ngồi dậy bấm,
Gió quên than thở dế quên sầu.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, một thể thơ cổ gợi lên cho bài thơ một vẻ xa xưa, hoài niệm, man mác buồn. Thể thơ ấy cùng những hình ảnh như “lều tranh”, “Dao Trì động”,… và hệ thống từ ngữ Hán Việt, từ cổ đã mang đến cho bài thơ vẻ đẹp cổ điển, độc đáo bên cạnh những bài thơ mới của Hàn Mặc Tử.
Trước hết, bài thơ vẽ lên bức tranh cảnh đêm khuya qua đôi mắt nhuốm đầy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh được nhìn từ gần đến cao xa, từ lều tranh đến trời, đến cả cung trăng, động Dao Trì. Một bức tranh mở rộng và xa dần nhưng mở rộng bao nhiêu cũng đều là sự vắng lặng, im lìm, trầm buồn, vắng vẻ, quạnh quẽ. Câu thơ đầu “Lều tranh lạnh lẽo mấy canh thâu” gợi khung cảnh mái lều tranh trong đêm cô tịch, nỗi niềm ấy trải dài theo nhịp trôi chảy của thời gian đã rất lâu trước đó. Khung cảnh chỉ có “cây cỏ”, “trời”, “trăng”,… đơn điệu, lạnh lẽo.
Trong màn đêm tối, nhân vật trữ tình có giấc mộng nhưng có lẽ chỉ là “hồn bướm mơ tiên” - tự mình tưởng tượng mà ra. Đó là thoát li hiện thực đến chốn thần thiên - nơi động Dao Trì, được thưởng ngoạn khung cảnh bồng lai, chơi những ngón đàn nơi ấy. Gửi nỗi lòng nơi tiếng đàn đã giúp nhân vật trữ tình quên đi than thở sầu đau, buồn bã.
Có thể thấy, bài thơ ngắn gọn mang trong đó vẻ đẹp cổ điển của thơ xưa nhưng cũng là những vần thơ gửi gắm biết bao tâm sự của nhân vật trữ tình.