Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về học đi đôi với hành 2 Dàn ý & 28 bài văn hay lớp 11
Nghị luận học đi đôi với hành gồm 28 mẫu cực hay kèm theo 2 gợi ý cách viết rất chi tiết. Với 28 bài nghị luận về câu tục ngữ học đi đôi với hành được viết rất rõ ràng, sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức hơn và cũng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm.
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ học đi đôi với hành được viết rất hay, kỹ lưỡng, chất lượng. Qua đó các em hiểu rõ được học với hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành. Vậy sau đây là 28 bài nghị luận xã hội về học đi đôi với hành mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: nghị luận xã hội về học đi đôi với hành, nghị luận về thay đổi bản thân.
Nghị luận Học đi đôi với hành hay nhất
- Dàn ý nghị luận học đi đôi với hành
- Nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 1
- Tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành - Mẫu 2
- Nghị luận Học đi đôi với hành - Mẫu 3
- Văn nghị luận học đi đôi với hành - Mẫu 4
- Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Học đi đôi với hành - Mẫu 5
- Viết bài văn nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 6
- Suy nghĩ về học đi đôi với hành - Mẫu 7
- Suy nghĩ về học đi đôi với hành - Mẫu 8
- Bài văn học đi đôi với hành - Mẫu 9
- Nghị luận học đi đôi với hành - Mẫu 10
- Văn nghị luận Học đi đôi với hành - Mẫu 11
- Nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 12
Dàn ý nghị luận học đi đôi với hành
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Ông bà ta xưa ta có câu “học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Học và hành là hai vấn đề cần thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “học” và “hành”.
II. Thân bài:
1. Giải thích “học” và “hành”.
- Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.
- Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
>> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ
2. Học để làm người
Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế
Ví dụ:
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học
a. Phê phán những lối học lệch lạc
- Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ
- Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học
b. Những phương pháp học đổi mới
- Học phải được phổ biến rộng khắp
- Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó
- Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công
4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
- Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.
- Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành
>> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.
III. Kết bài
- Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành
- Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.
Nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 1
Trải qua quá trình sống không ngừng phần đấu từ xưa cho đến nay, nhân dân ta đã luôn rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những kinh nghiệm này phần lớn đều được nhân dân ta đúc kết lại qua những mối quan hệ tương quan của hai khía cạnh, hai vấn đề cụ thể từ lao động sản xuất: đó là mối quan hệ giữa học và hành được thể hiện qua phương châm sau: "Học đi đôi với hành".
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem "học" là gì. "Học" là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè, tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung. Người xưa nói: "ngọc không mài, không thành đồ vật tốt; người không học, không biết rõ đạo". Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Muốn thế thì "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, Ngũ kinh, chư sử".
Còn "hành" là gì? "Hành" là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc hàng ngày. Ví dụ những người thầy thuốc đem những hiểu biết tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên … phục vụ con người. Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lý thuyết để cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật và đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu … Đó là "hành". Theo Nguyễn Thiếp, muốn học để có thành tựu thì phải biết "học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người, xin chớ bỏ qua".
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh"
Vậy tại sao học phải đi đôi với hành? "Học để hành" có nghĩa là "học" để "làm" cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói "làm" cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: "Nhân bất học, bất tri lí" (Không học thì không biết đâu là phải). Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho quá trình làm việc hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Nếu được học lý thuyết dù cao siêu đến đâu mà không đem ra vận dụng thì việc học ấy chỉ tốn thời gian vô ích. Bao công sức, tiền bạc bỏ ra mà kết quả chẳng có gì đáng kể. Một bác sĩ chỉ học lý thuyết, không thực hành vào công việc thì sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tính mạng con người. Một kỹ sư chưa thực hành lần nào thì khi xây nhà sẽ không kiên cố, căn nhà có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
"Học mới chỉ có mắt, hành mới có chân. Có mắt có chân mới tiến được. Có biết mới làm, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết sâu sắc nhất, thiết thực nhất".
Ngược lại, "hành mà không học" thì hành không trôi chảy. Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lý thuyết soi sáng thì sẽ tiến triển chậm chạp và chất lượng không cao. Cách làm việc như trên chỉ thích hợp với các công việc thủ công đơn giản, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kỹ thuật như hiện nay thì cung cách ấy đã quá lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng bằng mọi cách. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thời đại.
Do đó, chúng ta phải đánh giá đúng mức mối liên quan giữa "học" và "hành". "Học" và "hành" phải đi đôi, có tác động hai chiều với nhau. "Học" hướng dẫn "hành", "hành" bổ sung, nâng cao và làm cho việc "học" thêm hoàn thiện. Có "học" mà không có "hành" thì chỉ là mớ lý thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng "hành" mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cũng khó khăn. "Học" và "hành" là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Theo Nguyễn Thiếp, nếu "người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường" thì "nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy".
Tóm lại, học phải đi đôi với hành: giữa học và hành có mối quan hệ với nhau chặt chẽ. Học đóng vai trò chủ đạo soi sáng cho hành. Hành giúp con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lý thuyết đã được học vào thực tế cuộc sống. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
"Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". "Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy".
Tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành - Mẫu 2
“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” (Nguyễn Thiếp). Từ xưa việc học đã được xem là việc hàng đầu làm động lực cho sự tiến bộ của một con người, một xã hội. Để học tốt chúng ta có nhiều phương pháp, trong đó học đi đôi với hành là một phương châm đúng đắn đã được truyền dạy từ bao đời nay cũng là một nguyên lý giáo dục quan trọng. Phương châm này giúp ta hiểu hơn về mối quan hệ giữa học và hành đồng thời có sự điều chỉnh trong cách học của bản thân để việc học trở nên ý nghĩa và thú vị.
Chúng ta không còn xa lạ gì với khái niệm “học” trong đời sống hằng ngày và trong sự kết hợp lý thú của ngôn ngữ tiếng Việt: học tập, học hành, học hỏi, “tiên học lễ, hậu học văn”, “học ăn, học nói, học gói, học mở”…Vậy học có thể hiểu là quá trình bản thân con người tiếp thu kiến thức, kỹ năng, hiểu biết..về mọi mặt đời sống một cách chủ động hoặc thụ động. Quá trình học tập của con người bằng với chiều dài thời gian con người hình thành và trưởng thành, có nghĩa là chúng ta học từ khi mới chào đời cho đến khi mất đi. Nói như vậy việc học không dừng lại ở việc tiếp nhận những kiến thức, hiểu biết từ nhà trường, thầy cô, sách vở, báo đài…mà còn bao hàm cả việc tiếp nhận những kỹ năng từ cuộc sống như học nói, học đi, học làm việc, học ứng xử…Việc học không chỉ theo bài bản, giờ giấc trên lớp mà còn học cả những lúc ta vui chơi, đi tham quan du lịch “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Mọi kiến thức chúng ta học được suy cho cùng đều cần trải qua một giai đoạn tiếp theo đó là hành. Hành hay còn gọi là thực hành chính là quá trình chúng ta vận dụng những thông tin, tri thức, kỹ năng, bài học trên mặt lý thuyết mà ta học được để vào thực tiễn, gắn với những phần việc cụ thể. So với học là những điều trừu tượng, khó đánh giá thì hành tạo nên những sản phẩm điển hình. Ví dụ người thợ xây dựng tạo nên một ngôi nhà đẹp, một bác sĩ chữa lành bệnh cho bệnh nhân, một kỹ sư nông nghiệp đem hiểu biết của mình để lai tạo ra giống lúa mới…Sản phẩm mà hành tạo ra là thành quả lao động, là những đóng góp vật chất và tinh thần cho đời sống.
Học là nhận thức còn hành là việc làm, hành động. Phương châm học đi đôi với hành tạo nên sự thống nhất trong nhận thức và hành động của con người. Vậy nên cần kết hợp cả học tập và thực hành để khiến cho bài học ta thêm sâu sắc, ý nghĩa và hành động ta có cơ sở khoa học, trôi chảy. Từ đó hiệu quả học tập và công việc được củng cố, làm nền cho tính sáng tạo ở mỗi chúng ta. Chúng ta cần kết hợp giữa học và hành bởi vì đây là hai mặt của một chỉnh thể không thể tách rời. Chúng ta học cũng chỉ vì muốn làm việc, muốn công việc đạt kết quả cao. Nếu chỉ nặng lý thuyết dù bạn giỏi giang đến đâu mà không có giá trị thực tiễn thì chẳng khác nào mớ kiến thức vô nghĩa nằm bất động trên giấy. Vậy việc học mà không thực hành thì chỉ tốn thời gian, tiền của, công sức vô ích mà thôi. Một người vỗ ngực tự cho mình là nắm nửa bồ kiến thức của thiên hạ nhưng không hề làm ra được một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần nào đóng góp cho gia đình, xã hội từ mớ kiến thức ấy thì cũng bằng thừa. Một người ham đọc sách hướng dẫn nấu ăn, tìm hiểu các phương pháp nấu ăn ngon mà chẳng bao giờ chịu bắt tay vào nấu một bữa cơm thì các phương pháp kia chỉ làm cho đầu óc thêm bận rộn.
Ngược lại, “hành mà không học” thì hành không việc gì trôi chảy. Thực hành muốn thuận lợi thì cần dựa trên nền tảng hiểu biết về lý thuyết. Từ lý thuyết mới tạo nền móng vững chắc cho việc áp dụng vào đời sống. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm mà không có lý thuyết soi đường sẽ dẫn đến thực hành bị gián đoạn, trì trệ, chậm chạp hoặc không đạt kết quả cao. Những điều thực hành mà không cần học thì chỉ dừng lại ở các phần việc đơn giản, không đòi hỏi cao về kỹ thuật và kỹ năng. Mọi phần việc còn lại từ lao động chân tay đến trí óc, từ lao động trong công xưởng đến ngoài công trường, từ bệnh viện đến trường học..đều cần có lý thuyết dẫn lối, nghĩa là cần học tập kiến thức nhất định.
Phương pháp học đi đôi với hành có nhiều lợi ích. Đầu tiên phương pháp này tạo hiệu quả trong học tập. Học lý thuyết suông mà không có thực hành thì chỉ là học vẹt, sẽ rất mau quên, làm giảm hiệu quả học tập. Khi kết hợp giữa học và thực hành sẽ khiến bài học khắc sâu hơn, gần gũi hơn.Có thực hành việc học sẽ không bị nhàm chán. Thực tế cuộc sống muôn hình vạn trạng chứ không cứng nhắc như những con số trên trang giấy, do vậy khi kết hợp với hành sẽ dễ đi vào trí nhớ và khắc sâu trong tâm trí con người hơn. Khi áp dụng phương châm hiệu quả thì chúng ta sẽ làm chủ kiến thức, dễ dàng vận dụng kiến thức đó trong thực tế. Bản thân trở nên vững vàng, đầu óc mở mang có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Phương pháp này còn giúp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả. Một người giỏi là người nắm chắc cả lý thuyết học được và áp dụng thành công trong công việc. Nếu một xã hội có những con người giỏi cả lý thuyết và thực hành thì xã hội ấy sẽ càng trở nên tiên tiến, văn minh.
Từ xưa, đất nước chúng ta đã có nhiều tấm gương học đi đôi với hành như trạng lường Lương Thế Vinh, ông đã ứng dụng những điều học ở trường để áp dụng vào việc đo lường tạo nền móng cho môn toán ứng dụng. Những tên tuổi như Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền không phải là đem điều trong sách vở để trở thành một vị quan tốt giúp dân giúp nước đó sao? Ngày nay có rất nhiều tấm gương sáng, họ là những bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học..đã đem lý thuyết ở trường vào thực hành. Vị bác sĩ, y tá chữa bệnh cứu người, anh kỹ sư vận hành máy móc vào lao động, bác nông dân đem kiến thức về cây trồng để cho một vụ mùa bội thu…
Có thể khẳng định học đi đôi với hành là phương pháp hiệu quả, đúng đắn. Tuy vậy hiện nay vẫn còn rất nhiều học sinh chạy theo lối học sai lầm, áp dụng những cách học không hiệu quả. Nhiều học sinh chuộng học hình thức, học tủ, học vẹt chỉ học để đối phó gia đình, thầy cô mà thực không hiểu bản chất vấn đề, do đó rất nhanh quên và không thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học vì ép buộc, học vì không xuất phát vì yêu thích, mà do áp lực từ nhà trường, gia đình nên rất dễ gây nhàm chán, mau quên. Lối học như thế chẳng những không mang kết quả tốt mà còn tạo gánh nặng, áp lực cho bản thân. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng giáo dục nước nhà.
Để nâng cao hiệu quả học tập và phát huy tinh thần học đi đôi với hành, học sinh chúng ta cần phải áp dụng phương châm ấy mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên chăm chỉ học lý thuyết để nắm vững kiến thức, sau đó áp dụng vào thực tế. Đem những điều đọc được trên sách vở vào đời sống.Thường xuyên thực hành bằng việc tìm tòi, sáng tạo những những cái mới trên cơ sở lý thuyết. Chịu khó quan sát học hỏi những kiến thức bên ngoài sách vở. Học tập kinh nghiệm thực hành của những người xung quanh.
“Mọi lý thuyết đều là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Nếu lý thuyết chỉ nằm im trên sách vở hoặc trong trí nhớ của con người mà không được đưa vào làm công cụ để lao động, sản xuất thì lý thuyết ấy là lý thuyết chết. Còn chỉ chú trọng thực hành mà không quan tâm đến cơ sở lý thuyết thì mọi việc cũng chẳng thuận lợi. Vậy nên phương châm học đi đôi với hành là luôn cho nghiệm đúng với mọi trường hợp và là ánh đuốc soi đường cho những ai muốn bản thân tiến bộ, phát triển theo từng ngày.
Nghị luận Học đi đôi với hành - Mẫu 3
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi người phải có sự hiểu biết và có trình độ. Tuy nhiên nhiều học sinh, sinh viên hiện nay lại quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành. Điều đó đã cho ta biết tầm quan trọng của việc học phải đi đôi với hành.
Vậy thì trước tiên học là gì? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu, đón nhận những kiến thức, kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống. Còn “hành” nghĩa là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Hành là để cho quen tay, để có kỹ năng thành thạo. Và hành cũng chính là sự luyện tập của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Như vậy “học đi đôi với hành” có nghĩa là phải kết hợp giữa kiến thức đã học với việc áp dụng những kiến thức đó vào học tập, cuộc sống và công việc.
Học với hành tuy hai mà một , học với hành không thể tách rời nhau. Đã có học thì phải có hành, muốn thực hành giỏi, vận dụng giỏi vào thực tế thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.
Học phải đi đôi với hành vì khi ta đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Học mà không hành thì xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Chỉ có thực hành, áp dụng mới giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng.
Biểu hiện của việc học cần đi đôi với hành như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dùng dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Hay một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mỹ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận.Hay khi học tiếng anh chỉ là lí thuyết trên sách vở nhưng nếu ta giao tiếp với người nói tiếng anh ta sẽ nói 1 cách trôi chảy. Ngay cả qua bài tấu: “ Bàn luận về phép học”, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Chính vì vậy, Bác Hồ là 1 minh chứng cho việc học đi đôi với hành, Bác đã rút kinh nghiệm thất bại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, trên con đường đó Bác đã phải học rất nhiều thứ tiếng, làm nhiều ngành nghề, cuối cùng chính nhờ sự học hỏi, Bác đã tìm đến con đường Chủ nghĩa Mác LêNin và Bác đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc, ngay cả việc Bác học nhiều thứ tiếng Bác cũng đã vận dụng vào viết báo điều này cũng là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam bởi những bài viết đó đã khơi gợi lên lòng yêu nước và được sự ủng hộ của các nước trên thế giới.
Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán như Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên những tật xấu.
Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.
Văn nghị luận học đi đôi với hành - Mẫu 4
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” rồi nhân gian ta cũng có câu: “ Học thầy không tày học bạn”. Có thể nói những câu nói ấy muốn nhắc đến sự quan trọng của việc học hành của con người chúng ta. Học không chỉ mang lại tri thức mà nó còn mang đến sự thành công và sự kính trọng của mọi người. Tuy nhiên chỉ học thôi thì không đủ, có câu “học phải đi đôi với hành” thật đúng. Bởi nếu học mà không hành thì là vô ích. Vì vậy chúng ta phải hiểu học như thế nào cho đúng.
Vậy học là gì? Học có thể hiểu là tiếp thu kiến thức đã được tích lủy trong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Hay nói cách khác học chính là mở mang tri thức, không để tụt lùi lạc hậu.
Còn hành thì sao? Hành là đem những gì mình đã học vận dụng vào cuộc sống, những tri thức mà ta tiếp thu được, những gì ta đã biết phải được áp dụng vào cuộc sống thì mới trở nên có giá trị. Không chỉ là lý thuyết chung thì chẳng có tác dụng gì trong sự phát triển đời sống của con người. Hành là thực hành là làm những gì ta được tiếp thu để đem vào cuộc sống.
Như thế có thể thấy học và hành có mối quan hẹ chặt chẽ với nhau, không có học sẽ không có hành. Có học mà không hành thì quả thật chỉ là lý thuyết xa với mà thôi. “Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” chính vì thế học phải đi đôi với hành.
Trong học tập học và hành thể hiện rõ nhất, đến trường với những môn học như toán, lý, hóa, văn… môn nào cũng có lý thuyết và thực hành. Điều đó chứng minh học phải đi đôi với hành. Ví dụ như môn toán ta được học các phép tính toán sau đó sau đó là những bài tập áp dụng công thức đó. Tuy nhiên chưa thể dừng lại ở công đoạn này được mà khi chúng ta được học toán đặc biệt là toán hình ta có thể áp dụng vào cuộc sống đó là tính diện tích của những hình khối quanh ta. Tiêu biểu như hình học tính hình hộp chứ nhật thì ta có thể áp dụng nó để tính những vật có hình hộp chữ nhật. Đó chính là thực hành. Còn trong môn văn, lý thuyết là những bài văn bản nhưng thực hành chính là ta mang những tình cảm tốt đẹp trong văn bản ấy để áp dụng vào cuộc sống tình cảm với người khác. Văn học từng được xem là một cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống, tất cả đều được văn chương phản ánh. Các môn học khác cũng tương tự như vậy, học và hành được thể hiện rất rõ.
Trong công việc học hành cũng thể hiện rất rõ, lý thuyết về các dự án được đưa ra và sau đó là thực hành trên thực tế, phần lý thuyết rất quan trọng phần thực hành cũng thế. Có nhiều dự án chưa được làm cũng bởi lý do là phần lý thuyết quá xa rời thực tiến hay phần thực hành không tốt thì lại bỏ giở giữa chừng. Hay lý thuyết để sử dụng máy tính trong công việc cũng vậy. Nếu không họ lý thuyết thì ta sẽ không sử dụng được máy tính hay có sử dụng nhưng không biết hết chức năng của nó. Như vậy có thê nói học và hành rất quan trọng và nó luôn di liền với nhau.
Việc kết hợp được học và hành sẽ giúp chúng ta trở nên giỏi hơn và đi đến thành công. Mà thành công đó không chỉ ở lĩnh vực công việc mà còn cả ở đời sống tình cảm. Học hành sẽ giúp cho chúng ta trở thành một người có tri thức, có đầu óc. Như thế chúng ta sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng tôn trọng. Khi đã có kiến thức mà lại thực hành tốt thì chúng ta chẳng còn phải sợ điều gì bởi vì những gì ta học được đủ làm ta trở nên tự tin về những gì mình đã tích lũy được.
Qua đây ta càng thấy câu nói học đi đôi với hành quả là một chân lý mà ta phải làm theo. Học không thì đó chỉ là lý thuyết suông không có tác dụng gì trong cuộc sống cả, thực hành không thì lại không thể trôi chảy được, dẫu biết lam nhiều thì sẽ kinh nghiệm nhưng được học để thực hành thì vẫn tốt hơn và hoàn thiện hơn. Chính vì thế mỗi chúng ta cần phải học và đi đôi với thực hành để trở thành người thật sự thành công.
Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Học đi đôi với hành - Mẫu 5
Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế. Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.
Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết. Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống. “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời. Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa.
Vậy tại sao “học” phải “đi đôi với hành”? Nếu con người chỉ “học” không “hành” hay chỉ “hành” không “học” thì có được không? Lí giải điều này sẽ giúp ta hiểu sâu sắc ý nghĩa câu tục ngữ. Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại. Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.
Chúng ta nhìn thấy rất nhiều người thành công là kết quả của việc vận dụng hợp lí và linh hoạt giữa lí thuyết và ứng dụng. Nhiều bạn trẻ có thể học không quá xuất chúng, nhưng ngoài học, các bạn còn hiểu tầm quan trong của ứng dụng nên tích cực học hỏi từ thực tế, trải nghiệm cuộc sống lấy kinh nghiệm ngoài sách vở, sinh viên sư phạm đi gia sư, làm thêm trong các trung tâm nên ra trường dễ dàng tìm được một công việc như ý muốn. Ngược lại, có những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi nhưng do chỉ có kiến thức lí thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nên vẫn thất nghiệp. Những sinh viên chỉ mải tìm việc làm từ thực tế để tăng thu nhập mà không chú tâm rèn luyện lí thuyết để vận dụng đúng cũng thất bại trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình. Đó là minh chứng cho sự đúng đắn của câu tục ngữ.
Vậy làm sao để chúng ta làm tốt được cả “học” và “hành”? Thiết nghĩ, một người cần hiểu rõ ràng mục đích và tầm quan trong của “học” đối với “hành” và ngược lại. Nhận thức đúng đắn điều này để chúng ta có sự cân bằng giữa hai yếu tố. Trong học tập lí thuyết trên lớp, cần cố gắng trau dồi lắng nghe, tuy nhiên cần cố gắng vận dụng những gì chúng ta đã học trong cuộc sống để giải quyết vấn đề, cần hiểu việc vận dụng phải linh hoạt và sáng tạo mới có hiệu quả tốt nhất.
“Học đi đôi với hành”, câu tục ngữ từ rất xa xưa nhưng đã thể hiện nhận thức đúng đắn từ rất sớm của ông cha ta về mối quan hệ giữa học và hành. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn tâm niệm câu tục ngữ như một kim chỉ nam cho bản thân mình để học tập và ứng dụng một cách hiệu quả.
Viết bài văn nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 6
Chúng ta đều biết rằng, việc học rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Ai cũng đều phải học tập không ngừng, vì những điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Nhưng học thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Có câu: Học đi đôi với hành. Đó là một cách học rất đúng và được khuyên nhủ từ bao đời nay.
Vậy học thế nào là học đi đôi với hành? Hành có nghĩa là làm. Học đi đôi với hành có nghĩa học tập phải luôn gắn liền với việc làm, với thực hành, trải nghiệm thực tế cuộc sống. Những gì đã được học ở nhà trường, ở trong sách vở phải được gắn liền với thực tế cuộc sống. Việc học đi đôi với hành sẽ giúp cho học sinh rút ra được những bài học sâu sắc, cải thiện kỹ năng chủ động, sáng tạo, hiểu sâu hơn được cốt lõi của những vấn đề đã được học trên ghế nhà trường.
Học đi đôi với hành trước tiên là chúng ta phải thực hành trên các bài học ở trường lớp. Chúng ta có thể thực hành trong phòng thí nghiệm với những môn học khó như hóa học, vật lý… còn với những môn học có không gian mở hơn như ngành nông nghiệp, ta lại có thể thực hành ở ngoài vườn trường, hoặc trên chính những ruộng lúa bao la rộng lớn. Cùng với đó, những môn học khác chúng ta cần vận dụng lý thuyết vào để rèn luyện, làm thật nhiều bài tập để trở nên nhuần nhuyễn hơn với bài học đó. Đó chính là học đi đôi với hành.
Ai đó từng nói, học mà không đi đôi với hành thì chỉ là học vẹt, chỉ là học lý thuyết suông mà thôi. Học như vậy sớm muộn gì cũng sẽ trở thành những con mọt sách, thông thuộc lý thuyết nhưng khi bước vào cuộc sống, cần phải xử lý vấn đề thì lại không làm được, trở thành những “ thầy bói xem voi” trong xã hội hiện đại. Đây cũng chính là vấn đề đáng lưu tâm của nền giáo dục nước ta hiện nay. Khi mà nhà trường vẫn đang chú trọng việc dạy lý thuyết chứ chưa quan tâm đến việc thực hành. Bên cạnh đó, học sinh cũng chỉ chú tâm học những bài lý thuyết qua sách vở, để đạt được điểm số, thành tích cao trong học tập trên những trang giấy, nhưng kiến thức thực sự để các em thực hành thì lại không có.
Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều học sinh hiện nay khi ra trường, với tấm bằng đại học cùng bảng điểm rất đẹp trên tay nhưng khi đi xin việc vẫn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đó là bởi vì các em không có kỹ năng thực tế, cùng với những kiến thức của các em chưa được thử thách, rèn luyện nên không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng một thế hệ trẻ của đất nước đang bị lãng phí khả năng, bởi không phải họ không có năng lực, nhưng do được đào tạo sai cách nên vô tình đã trở thành những con người có văn mà không có võ, không thể áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Để giảm thiểu được tình trạng này, các cơ quan có thẩm quyền, bộ Giáo dục cần phải tìm hiểu, thay thế phương pháp dạy và học. Phương pháp học đi đôi với hành sẽ giúp các em có được một nền tảng tri thức vững chắc, sâu rộng do đã được trải qua quá trình học tập và thử thách, từ đó mới có thể làm được những việc có ích cho chính bản thân các em và cho xã hội, góp phần đưa đất nước ngày một giàu đẹp hơn, văn minh hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó, tự bản thân các em học sinh cũng cần chủ động học tập, cùng với áp dụng lý thuyết vào thực hành, nâng cao kiến thức của bản thân để trở thành người có nền tảng tri thức vững chắc, phục vụ cho bản thân các em và cho gia đình, xã hội.
Suy nghĩ về học đi đôi với hành - Mẫu 7
Bàn về vấn đề học và hành có rất nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi một ý kiến đều đúc kết một kinh nghiệm học tập khác nhau. Tuy nhiên đến nay được nhiều người ủng hộ nhất vẫn là học đi đôi với hành. Nó không chỉ có ý nghĩa trong một thời điểm mà còn có giá trị mãi về sau này.
Và để hiểu được trọn vẹn ý nghĩa câu nói này thì đầu tiên bạn nên hiểu học và hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức, thu thập những tri thức từ trong sách vở và trong cuộc sống. Nó giúp con người mở mang tầm hiểu biết và trở thành người có ích cho xã hội. Còn hành ở đây có nghĩa là thực hành, hành động. Vận dụng những điều đã biết trong sách vở vào thực tiễn thành hành động mang lại của cải vật chất cho xã hội. Trên thực tế hai vấn đề này có liên hệ mật thiết với nhau và bổ trợ nhau cùng phát triển.
Vậy tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? Trên thực tế học là quá trình thu thập những kiến thức cơ bản của nhân loại trong mấy ngàn năm lịch sử thông qua sách vở, cách truyền dạy của thầy cô, bạn bè… Mục đích của nó là làm giàu nguồn tri thức của con người nâng cao trình độ hiểu biết để có thể làm chủ cuộc đời mình. Còn hành chính là việc bạn áp dụng nó vào thực tế cuộc sống để củng cố thêm lí thuyết. Trên thực tế dù bạn có học lí thuyết cao siêu đến đây mà không vận dụng được vào thực tế thì mớ lí thuyết đó cũng chỉ là mớ lí thuyết suông mà thôi. Thế còn nếu học mà không có hành thì cũng chỉ là vô ích. Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập để giúp việc học tập thêm vững chắc và khắc sâu.
Học đi đôi với hành là một phương pháp vô cùng đúng đắn và khoa học. Thông qua rất nhiều hình thức khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người học sẽ thông qua việc thực hành để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức đó kiểm nghiệm trong thực tế. Và để cho nó hiệu quả thì bạn nên tìm cách cân bằng giữa lí thuyết và thực tế. Việc học không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn phải đem nó vào ứng dụng trong cuộc sống xã hội.
Mối quan hệ học tập và thực hành được đúc kết trên kinh nghiệm lịch sử nhân loại có mối quan hệ hữu cơ khăng khít với nhau tuyệt đối không được xem nhẹ bên nào. Muốn có hiệu quả tốt thì bạn phải được đào tạo bài bản nghiêm túc theo từng chuyên ngành. Nắm vững lí thuyết sẽ giúp bạn tránh những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết vạch đường cho thực hành còn thực hành bổ sung và hoàn thiện cho lí thuyết thêm vững chắc.
Nếu như bạn chỉ biết thực hành mà bỏ qua việc học thì nó sẽ không thể thông suốt và không thể trôi chảy được. Bạn sẽ như người đi trong đêm tối nếu như không được bổ trợ kiến thức. Nếu bạn chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm thì kết quả sẽ không bao giờ khả quan được. Thậm chí nó sẽ khiến bạn thụt lùi so với nhân loại.
Hiện nay rất nhiều học sinh bị sai lầm trong cách học dẫn đến hiệu quả không cao. Việc nắm quá vững kiến thức nhưng lại không thực hành sẽ khiến cho kết quả học tập không được đảm bảo. Vì thế nên tốt nhất bạn nên kết hợp nhuần nhuyễn hai thứ này tránh việc rơi vào lí thuyết sách vở máy móc.
Học và hành là hai vấn đề rất được quan tâm trong cuộc sống. Nó cần phải được củng cố và bổ trợ nhau. Mỗi con người trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải ghi nhớ hai vấn đề này để giúp bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
Suy nghĩ về học đi đôi với hành - Mẫu 8
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”.
Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.
Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm -thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.
Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.
Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
Bài văn học đi đôi với hành - Mẫu 9
Ai cũng biết học tập là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dạy dỗ song kết quả lại trái ngược nhau. Tuy nhiên, tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay : phương pháp học đi đôi với hành.
Học đi đôi với hành là gì? “Học” là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy được gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.
Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,…Điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn,…
Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như “ hòm hòm” về cơ bản. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm được những kiến thức cần thiết.
Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hóa vai trò của học bỏi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc thậm chí đạt điểm tuyệt đối. NHưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất “ ngon lành” chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế.
Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không viết được nổi một lá đơn xin việc,…học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế. Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành để có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.
Nghị luận học đi đôi với hành - Mẫu 10
Trong xã hội hiện nay, mỗi con người muốn tài giỏi, làm người có ích cho xã hội thì cần phải trang bị cho bản thân mình nhiều kĩ năng. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc học tập điều mới, tìm các phương pháp học đúng đắn. Trong các phương pháp đó, "học đi đôi với hành" là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Học với hành như hai anh em vậy, cần phải luôn kề vai, sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau thì mới dẫn đến kết quả tốt được.
Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ các khái niệm. Học chỉ một hoạt động tiếp thu kiến thức đã được đúc kết từ kinh nghiệm, từ thực tiễn, chân lí. Có nhiều cách để cho chúng ta học, học từ thầy cô, bạn bè, sách vở, đặc biệt từ thực tế cuộc sống. Học giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết, cách làm chủ được bản thân, tìm ra được mục đích của đời mình. Còn "hành" chỉ sự hành động làm trực tiếp, thực hành dựa trên những kiến thức mình đã học tập vào thực tế. Học và hành có sự gắn kết với nhau, bổ sung cho nhau, để đạt được "năng suất" cao nhất.
Phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng đắn. Một trong hai việc trên đều rất quan trọng. Từ thời xa xưa, cha ông ta đã đề cao việc học tập, bởi có học, ta mới nhận biết được đâu là đúng sai phải trái, thế nào là tốt xấu, từ đó giúp ta cách ứng xử giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Nhưng học không thì không đủ, nó chỉ là lí thuyết suông nếu ta không chịu thực hành nó. Ví dụ như, khi ta học về máy biến áp, mà chỉ học tên các bộ phận, cách hoạt động của nó trên sách vở thì nó vẫn chưa thể cung cấp hết được cách hoạt động thực tế của nó ra sao. Ngược lại, hành không mà không có học thực rất khó. Nếu cứ bắt tay vào làm mà không biết bắt đầu từ đâu, thế nào, rồi nó có đúng hay là sai thì làm gì cũng rất khó và tốn rất nhiều thời gian, không đạt được năng suất, hiệu quả cao trong công việc. Vì vậy, học phải đi đôi với hành.
Từ môi trường sư phạm trong nhà trường cho đến ngoài đời thực tiễn trong xã hội, học và hành phải luôn kèm theo với nhau. Học những được điều tốt, cách xử sự tốt, áp dụng vào thực tế sao cho đúng. Thật đáng tiếc hiện nay, nhiều học sinh được chỉ dạy trong trường những lời hay ý đẹp, nhưng khi ra ngoài xã hội thì có những cư xử thiếu phải phép, nói những lời văng tục, chửi bậy. Vậy điều quan trọng là cần phải áp dụng lí thuyết vào thực tế cho đúng đắn. Như đơn giản việc học ngoại ngữ, nếu bạn chỉ ngồi đó làm sách ngữ pháp thì bạn mãi mãi không thể tốt trong việc nói tiếng anh được, bạn phải ra ngoài nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ ấy, luyện âm cho tốt. Có thể nói Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về phương pháp này, Bác đã có thể nói thành thạo nhiều thứ tiếng nhờ vào việc học tập chăm chỉ và thực hành chúng bằng cách nói và luyện viết.
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải ý thức được việc học làm sao cho đạt kết quả cao nhất mà không nhàm chán. Luôn chủ động, sáng tạo trong các cách học để tiếp thu bài học một cách tốt hơn, ghi nhớ hơn.
Học đi đôi với hành có ý nghĩa thực tiễn đối với tất cả các ngành nghề, tất cả các lĩnh vực của xã hội. Thời đại phát triển hiện đại như hiện nay, thì phương pháp "học đi đôi với hành" là con đường đơn giản nhất để đạt được những gì mình mong muốn, giúp một phần nhỏ của bản thân cho đất nước và xã hội.
Văn nghị luận Học đi đôi với hành - Mẫu 11
Học hành là việc cả đời người. Nhưng không phải ai cũng biết phương pháp học đúng đắn để đem lại kết quả cao. Bằng chứng là kết quả học tập của mỗi người lại ở một mức khác nhau, thậm chí cùng một môi trường học tập, cùng một người dạy dỗ song kết quả lại hoàn toàn trái ngược nhau. Tuy nhiên, từ xưa đến nay tất cả những người thành công trong học tập đều tâm đắc với phương pháp học tập hiệu quả đã được kiểm chứng từ ngàn đời nay: phương pháp học đi đôi với hành.
Học là sự tích lũy vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là động vật bậc cao biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lí thuyết đã được học bằng việc làm thực tế. Học đi đôi với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi bài hay không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc vận dụng những lí thuyết đã học nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững những vấn đề mà phần lí thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học môn Hóa học ở trường, ta phải kết hợp với việc làm thí nghiệm để nắm vững những tính chất hóa học của các chất hóa học, hay học môn tiếng Anh, ta phải luyện nói với người nước ngoài thật nhiều để nâng cao kĩ năng nói. Có thể nói rằng, học đi đôi với hành là phương pháp học tối ưu nhất cho mọi môn học.
Bên cạnh đó, “Hành” là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế, là đem những kiến thức đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay làm sinh động nó để dễ nhớ. “Hành” là đem những thí nghiệm vật lí đi làm để kiểm nghiệm, là đem công thức món ăn đã học trên mạng ra làm thử ra thành phẩm, là đi thực tế để trải nghiệm những kiến thức địa lí chỉ có trong sách. Trước hết, có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định đến việc có được kiến thức, nhưng “hành” mới là cái cốt lõi quyết định việc kiến thức ấy có đi theo chúng ta suốt được không. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như cơ bản ta đã nắm được. Nhưng cả đời người không thể quên được những kiến thức mà ta chính bản thân mình trải qua.
Vậy tại sao lại cần “Học đi đôi với hành”? Vì chúng là hai mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Ta không thể đi thực hành nếu như không học qua lí thuyết, ta cũng không thể nắm vững nếu như không thông qua thực hành để kiểm nghiệm. Vì vậy, học đi đôi với hành là phương châm tối ưu và ưu Việt nhất.
Ai cũng biết rằng, nếu chỉ biết học lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, không thua kém gì nước bạn, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc giữa chừng. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế cơ bản. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một CV xin việc tử tế,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lí thuyết mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó phục vụ thực tế để kiến thức ấy phục vụ cho cuộc sống chúng ta.
Mặt khác, có lúc những lí thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, chuyên hơn giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lí thuyết xa vời thực tế. Chính vì vậy, học phải đi đôi với hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho xã hội.
Khổng Tử là một bậc thầy về giáo dục, trong quan niệm về giáo dục, ông luôn đề cao việc học phải đi đôi với hành, và đúng như vậy, Khổng Tử đã trở thành một đức thánh hiền của Trung Quốc. Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lý có nghĩa là không học thì không biết đâu là phải. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết mãi mãi là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ. Học chỉ khi đi đôi với hành mới có thể phát huy hết những kiến thức đã học. Thực hành cũng phải thông qua lí thuyết để nắm vững một cách chính xác.
Nghị luận về học đi đôi với hành - Mẫu 12
“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.
“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.
Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.
Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Thu ThảoThích · Phản hồi · 16 · 08/04/23