Mẫu đánh giá công tác y tế trường học Mầm non Đánh giá công tác y tế trường học

Mẫu đánh giá công tác y tế trường học Mầm non mới nhất hiện nay được thực hiện theo Phụ lục 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Qua mẫu đánh giá công tác y tế trường học dưới đây giúp bạn có thể làm đánh giá, báo cáo công tác y tế trường học đúng theo mẫu và quy định của Thông tư 13. Vậy dưới đây là mẫu đánh giá công tác ý tế trường học và cách chấm điểm, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.

Đánh giá công tác y tế trường học mầm non

Tên trường…………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……….., ngày ……. tháng …… năm 20……

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
(Áp dụng cho cơ sở giáo dục mầm non)

I. Thông tin chung

1. Tên cơ sở được đánh giá: Trường mầm non ………………………………………………..

xã/phường ……………………………………… quận/huyện ……………………………….

Tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………………..

2. Tổng số lớp: ……………..Tổng số học sinh …………….Tổng số giáo viên:……………..

3. Hình thức đánh giá: Tự đánh giá □ Đánh giá của cơ quan quản lý □

4. Thời gian: Ngày ....tháng ...năm 20....

II. Kết quả đánh giá

TT

Nội dung đánh giá

Điểm chuẩn

Điểm đạt

I

Công tác tổ chức và kế hoạch

5.0

1.1.

Ban Chăm sóc sức khỏe học sinh

2.0

Có Quyết định thành lập, phân công trách nhiệm các thành viên

1.0

Định kỳ tổ chức họp Ban Chăm sóc sức khỏe và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng học kỳ (tối thiểu 1 lần/học kỳ)

1.0

1.2.

Kế hoạch hoạt động YTTH hàng năm

3.0

Có bản kế hoạch hoạt động YTTH theo năm học được phê duyệt

1.0

Nội dung bản kế hoạch được xây dựng đủ các nội dung về YTTH theo quy định

1.0

Có bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ YTTH hàng năm

1.0

II

Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất

10

2.1.

Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ

2.0

2.1.1

Phòng sinh hoạt chung

1.0

Diện tích từ 1,5-1,8m2/1 trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 36m2/1 phòng đối với lớp mẫu giáo

0.5

Bảo đảm chiếu sáng và thông gió tự nhiên

0.3

Được trang bị đầy đủ thiết bị học tập, đồ chơi

0.2

2.1.2

Phòng ngủ

1.0

Diện tích từ 1,2 m2/trẻ - 1,5 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 18 m2/phòng đối với nhóm trẻ và 30m2/phòng đối với lớp mẫu giáo

0.5

Yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông

0.3

Được trang bị đầy đủ đệm, chiếu, tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng

0.2

2.2

Bàn ghế

3.0

Sử dụng bàn ghế 2 chỗ ngồi (hoặc 4 chỗ ngồi), mặt bàn phẳng, nằm ngang, ghế rời có tựa lưng

1.0

Có đủ 3 cỡ bàn ghế A, B, C tương ứng với nhóm tuổi của trẻ theo quy định

1.0

Chiều cao bàn, ghế phù hợp với chiều cao của trẻ, khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 220mm và không cao hơn 270mm

1.0

2.3

Bảng dạy học (nếu có)

1.0

Số lượng đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 11/02/2010 về việc ban hành danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non

0.5

Bảo đảm an toàn, có giá trị sử dụng cao, phù hợp với nội dung giáo dục

0.5

2.4

Chiếu sáng

2.0

Phòng sinh hoạt chung, phòng tắm rửa, phòng vệ sinh, hiên chơi, nhà bếp được chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp

0.5

Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích sàn của các phòng không nhỏ hơn 1/5

0.5

Chiếu sáng nhân tạo ở hành lang, cầu thang bảo đảm không nhỏ hơn 100 Lux, các phòng khác bảo đảm không nhỏ hơn 300 Lux

1.0

2.5

Đồ chơi

2.0

Đồ chơi bảo đảm an toàn theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT- BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1.0

Đồ chơi có tính giáo dục và tính thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển khả năng vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, thẩm mỹ và quan hệ xã hội

0.5

Phù hợp với thuần phong mỹ tục, tâm sinh lý lứa tuổi

0.3

Có tủ, giá đựng đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng

0.2

III

Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường

10

3.1

Cấp nước ăn uống và sinh hoạt

3.0

Nước uống bảo đảm tối thiểu bình quân mỗi học sinh trong một ca học có 0,5 lít về mùa hè và 0,3 lít về mùa đông

1.0

Nước sinh hoạt bảo đảm tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một ca học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một ca học

0.5

Khu nội trú của trường học có đủ nước sạch để học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bảo đảm tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ

0.5

Chất lượng nước bảo đảm theo các quy định của Bộ Y tế

0.5

Giếng nước, bể nước, chum, vại nước (nếu có) có nắp đậy, độ cao bảo đảm an toàn cho trẻ khi sử dụng theo quy định

0.5

3.2

Công trình vệ sinh

4.0

Phòng vệ sinh khép kín với phòng sinh hoạt chung và phòng ngủ hoặc liền kề với nhóm lớp; riêng cho trẻ và giáo viên, riêng nam và nữ

0.5

Bảo đảm diện tích từ 0,4 m2/trẻ - 0,6 m2/trẻ nhưng không nhỏ hơn 12 m2/phòng

0.5

Có vách ngăn cao 1,2m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu

0.5

Kích thước mỗi ô đặt bệ xí 0,8m x 0,7m

0.5

Bố trí từ 2 - 3 tiểu treo dùng cho trẻ em nam và từ 2 - 3 xí bệt dùng cho trẻ em nữ

0.5

Khu vực rửa tay của trẻ được bố trí riêng, bảo đảm 8-10 trẻ/ chậu rửa, có xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác

1.0

Trang thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi

0.5

3.3

Thu gom và xử lý chất thải

3.0

Có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không có nước ứ đọng xung quanh trường lớp

1.0

Có thùng chứa rác và phân loại rác thải

1.0

Có hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt hoặc tự thu gom, xử lý chất thải, rác thải theo quy định

1.0

IV

Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm

10

4.1

Nhà ăn, căng tin

4.0

Thông thoáng, đủ ánh sáng, cửa sổ có lưới chống chuột, ruồi nhặng, côn trùng

0.5

Tường, trần nhà bằng phẳng, nhẵn, thuận tiện làm vệ sinh

0.5

Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện làm bằng vật liệu dễ cọ rửa

0.5

Khu vực ăn uống thoáng mát, đủ bàn ghế và các trang thiết bị để ngăn côn trùng

0.5

Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại

0.5

Có phương tiện bảo quản, lưu giữ thực phẩm

0.5

Có đủ phương tiện, trang thiết bị phục vụ làm vệ sinh, khử trùng

0.5

Có nguồn nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

0.5

4.2

Nhà bếp

2.0

Có khu sơ chế nguyên liệu, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn, khu ăn uống, kho nguyên liệu, bảo quản thực phẩm

0.5

Nơi chế biến thức ăn được thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều, có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, sử dụng riêng đối với thực phẩm sống và thức ăn chín

1.0

Có lưu mẫu thức ăn theo quy định

0.5

Đối với các trường không tự cung cấp thức ăn: Có ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp suất ăn cho học sinh

2.0

4.3

Kho chứa thực phẩm

1.0

Bảo đảm lưu thông không khí, đủ ánh sáng, cửa sổ có lưới chống chuột và côn trùng

0.3

Tường, trần nhà, sàn nhà nhẵn, bằng phẳng, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng

0.2

Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản và lưu giữ thực phẩm

0.5

4.4

Người làm việc tại nhà ăn, căng tin

3.0

Có giấy chứng nhận tập huấn về an toàn thực phẩm

1.0

Có giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế

1.0

Người trực tiếp làm việc tại nhà ăn, nhà bếp mặc trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dụng, đeo khẩu trang

1.0

V

Bảo đảm môi trường thực thị chính sách và xây dựng các môi quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng

10

5.1

Thực hiện các chính sách, quy định và chế độ chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học

4.0

Có quy định và thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân

0.5

Có quy định và thực hiện phòng chống tai nạn thương tích

0.5

Có quy định và thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm

0.5

Có quy định và thực hiện dinh dưỡng hợp lý

0.5

Có quy định và thực hiện tăng cường hoạt động thể lực

0.5

Có quy định cụ thể trách nhiệm của giáo viên và người chăm sóc

0.5

Có quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh

0.5

Có tổ chức chương trình dạy học phù hợp lứa tuổi, bảo đảm thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh cùng tham gia

0.5

5.2

Xây dựng mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh và học sinh với học sinh

3.0

Thầy cô giáo và người chăm sóc học sinh không vi phạm các nội quy ứng xử, tôn trọng và không đối xử thô bạo với học sinh; thực hiện bình đẳng giới, dân tộc, tôn giáo, không phân biệt đối xử

2.0

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh khó hòa nhập được phát hiện và giúp đỡ

1.0

5.3

Xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe học sinh

3.0

Trường học có hướng dẫn cha mẹ học sinh bảo đảm các điều kiện học tập, rèn luyện cho con em mình tại nhà

0.5

Trường học vận động sự ủng hộ của chính quyền, ban ngành, đoàn thể tại địa phương hỗ trợ nguồn lực tạo điều kiện cho hoạt động y tế trường học

1.0

Giáo viên và học sinh tích cực tham gia các phong trào, hoạt động thể thao văn hóa của địa phương, tạo sự gắn kết giữa trường học và chính quyền, đoàn thể địa phương

0.5

Trường học phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh

1.0

VI

Bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho học sinh

10

6.1

Phòng y tế trường học

5.0

Có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích để triển khai các hoạt động chuyên môn

1.0

Có vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu

0.5

Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân

0.5

Có bàn, ghế, tủ dụng cụ và thiết bị làm việc thông thường

1.0

Có thuốc thiết yếu phù hợp để phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe học sinh trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường

1.0

Có sổ khám bệnh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo quy định

1.0

6.2.

Nhân viên YTTH

5.0

Nhân viên YTTH có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên

2.0

Trường hợp trường học chưa có nhân viên y tế hoặc nhân viên y tế chưa đáp ứng trình độ chuyên môn theo quy định, các trường học ký hợp đồng với Trạm Y tế xã hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh

2.0

Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành y tế, ngành giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ theo quy định

3.0

VII

Quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh

20

Thực hiện kiểm tra sức khỏe cho học sinh vào đầu năm học (đo chiều cao và cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên)

2.0

Có đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 24 tháng tuổi mỗi quý một lần

2.0

Có theo dõi sức khỏe học sinh, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, bệnh răng miệng, dấu hiệu bất thường và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.

2.0

Có phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh

1.0

Thực hiện sơ cứu, cấp cứu (nếu có) theo quy định của Bộ Y tế

1.0

Có tư vấn cho giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập

1.0

Có hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi

1.0

Có phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh

1.0

Có thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

1.0

Có ghi chép đầy đủ vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh

2.0

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay

2.0

Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế

2.0

Có tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý

2.0

VIII

Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe

15

Có biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp cho từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương

1.0

Có nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe về các biện pháp (1) phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; (2) phòng chống ngộ độc thực phẩm; (3) phòng chống tai nạn thương tích; (4) dinh dưỡng và hoạt động thể lực; (5) phòng chống bệnh tật học đường; (6) chăm sóc răng miệng; (7) chăm sóc mắt cho học sinh (mi nội dung 1,0 điểm)

7.0

Có lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng

1.0

Có tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi (1) vệ sinh cá nhân; (2) vệ sinh môi trường; (3) dinh dưỡng hợp lý; (4) rèn luyện thể lực; (5) chăm sóc răng miệng; (6) chăm sóc mắt thông qua các hình thức, mô hình phù hợp (mỗi nội dung 1,0 điểm)

6.0

IX

Thống kê báo cáo và đánh giá

10

Hằng năm có báo cáo thực hiện công tác y tế trường học khi kết thúc năm học theo quy định

3.0

Hằng năm có tự tổ chức đánh giá công tác y tế trường học theo quy định

5.0

Có sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch

2.0

Tổng điểm

100

Kết quả đánh giá và xếp loại

1. Tổng điểm đạt: ………………điểm

2. Các tiêu chí bắt buộc: Đạt □ Không đạt □

3. Xếp loại: Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt □

Đại diện đoàn kiểm tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện đơn vị được kiểm tra
(ký tên, đóng du)

Hướng dẫn chấm điểm công tác y tế trường học Mầm non

1. Nguyên tắc chấm điểm

- Chỉ chấm điểm với các tiêu chí có thực hiện

- Các nội dung không quy định bắt buộc thực hiện đối với nhà trường thì trừ điểm chuẩn và tổng điểm

- Thực hiện đầy đủ tiêu chí được 100% mức điểm chuẩn, thực hiện chưa đầy đủ được 50% mức điểm chuẩn

2. Đánh giá kết quả:

- Tổng điểm tối đa là 100 điểm

a) Trường đạt loại Tốt: có tổng mức điểm đạt ≥ 90 điểm và đạt từ ≥ 80% điểm chuẩn của từng nhóm tiêu chí bắt buộc.

- Các nhóm tiêu chí bắt buộc gồm:

+ Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cấp thoát nước vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, điều kiện chăm sóc sức khỏe học sinh (32,0 điểm trở lên);

+ Bảo đảm môi trường thực thị chính sách và xây dựng các mối quan hệ xã hội trong trường học, liên kết cộng đồng (8,0 điểm trở lên);

+ Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh (16,0 điểm trở lên);

+ Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe (12,0 điểm trở lên).

b) Trường đạt loại Khá: từ 70 - <90% tổng mức điểm chuẩn;

Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 70% mức điểm chuẩn.

c) Trường đạt loại Trung bình: từ 50 - <70% tổng mức điểm chuẩn;

Có một trong các nhóm tiêu chí bắt buộc không đạt 50% mức điểm chuẩn.

d) Trường Không đạt: có dưới 50% tổng mức điểm chuẩn

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm