KHTN 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 24, 25, 26, 27
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 24, 25, 26, 27 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 5 Chương 1: Phản ứng hóa học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
I. Định luật bảo toàn khối lượng
1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
Carbon tác dụng với oxygen theo sơ đồ Hình 5.1:
Giải thích tại sao khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen.
Trả lời:
Khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen do trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên.
2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích.
Trả lời:
Xỉ than nhẹ hơn than tổ ong. Do sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là cacbon) sản phẩm thu được ngoài xỉ than còn có các khí (thành phần chứa nguyên tố carbon) là carbon monoxide; carbon dioxide.
Câu 2: Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:
Calcium oxide + Carbon dioxide → Calcium carbonate
Calcium oxide + Nước → Calcium hydroxide
Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Sau một thời gian mở nắp lọ, vôi sống sẽ phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như carbon dioxide, hơi nước … tạo thành các chất mới có khối lượng lớn hơn khối lượng vôi sống ban đầu. Do đó khối lượng của lọ sẽ tăng lên.
II. Phương trình hóa học
Câu 1: Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.
Trả lời:
- Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm: sơ đồ hoá học chưa cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.
Câu 2: Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau:
Na2CO3 + Ba(OH)2 − − → BaCO3 + NaOH
Trả lời:
Ta có bảng sau:
Nguyên tử/ nhóm nguyên tử | Na | (CO3) | Ba | (OH) |
Trước phản ứng (số lượng) | 2 | 1 | 1 | 2 |
Sau phản ứng (số lượng) | 1 | 1 | 1 | 1 |
Như vậy để cân bằng số nguyên tử Na và nhóm (OH), chỉ cần thêm hệ số 2 trước NaOH. Khi đó phương trình hoá học cũng đã được thiết lập:
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH
Ta có tỉ lệ: Số phân tử Na2CO3 : Số phân tử Ba(OH)2 : Số phân tử BaCO3 : Số phân tử NaOH = 1 : 1 : 1 : 2.
Câu 3: Giả thiết trong không khí, sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe2O3). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt?
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Mới nhất trong tuần
-
Sơ đồ tư duy môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
KHTN 8 Bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
5.000+ -
KHTN 8 Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí
5.000+ -
KHTN 8 Bài 2: Phản ứng hóa học
5.000+ -
KHTN 8 Bài 30: Khái quát về cơ thể người
5.000+ -
KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
5.000+ -
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
KHTN 8 Bài 47: Bảo vệ môi trường
100+ -
KHTN 8 Bài 46: Cân bằng tự nhiên
100+ -
KHTN 8 Bài 45: Sinh quyển
100+