KHTN 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 157, 158, 159

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 157, 158, 159.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 38 Chương VII: Sinh học cơ thể người trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

I. Các tuyến nội tiết trong cơ thể người

Câu 1: Nêu chức năng của các tuyến nội tiết.

Trả lời:

- Chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể: Các tuyến nội tiết tiết ra các hormone rồi được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

- Chức năng cụ thể của một số tuyến nội tiết trong cơ thể người:

Tuyến nội tiết

Chức năng nội tiết

Tuyến yên

- Kích thích sinh trưởng (GH).

- Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin).

- Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH).

Tuyến giáp

- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4).

- Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4).

- Điều hòa calcium và phosphorus trong máu (Calcitonin).

Tuyến tụy

- Điều hòa đường huyết trong máu (insulin và glucagon).

Tuyến trên thận

- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone).

- Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol).

- Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol).

Tuyến sinh dục

- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nam và nữ khi đến tuổi dậy thì.

- Kích thích sinh trưởng, phát triển.

- Điều hòa chu kì sinh dục: kích thích sự sinh tinh trùng ở nam, kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ.

Câu 2: Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

- Hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu vì:

+ Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường.

+ Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên về mức bình thường.

- Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lí như bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

II. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết

Hoạt động 1: Em hãy nêu các biểu hiện trên cơ thể và đề xuất biện pháp phòng chống đối với:

a) Bệnh tiểu đường.

b) Bệnh bướu cổ do thiếu iodine.

Trả lời:

Tên bệnh

Biểu hiện

Đề xuất

các biện pháp phòng chống

Bệnh tiểu đường

Đói và mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước, khô miệng và ngứa da, nhìn mờ, vết loét hoặc vết cắt lâu lành, tê bì hoặc mất cảm giác ở chân, sụt cân bất thường,…

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Bệnh bướu cổ do thiếu iodine

Có u ở phía trước cổ; có cảm giác vướng cổ họng, đau cổ họng; khó nuốt; khó thở; mệt ỏi; thay đổi giọng nói;…

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

Hoạt động 2: Vận dụng hiểu biết về các tuyến nội tiết, em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nêu tác dụng của các biện pháp đó.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và tác dụng của các biện pháp:

Biện pháp

Tác dụng

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung các nguyên tố cần thiết.

Giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng hệ nội tiết.

Có lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng.

Giúp cân bằng hệ nội tiết.

Hạn chế sử dụng chất béo, đường.

Tránh tình trạng hệ nội tiết hoạt động quá mức, gây rối loạn chuyển hóa.

Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên; đảm bảo giấc ngủ.

Giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể và hệ nội tiết.

Kiểm tra sức khỏe định kì.

Giúp kịp thời phát hiện sớm các bệnh lí và nắm được các chỉ số của cơ thể, từ đó, điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số bệnh nội tiết thường gặp ở địa phương theo gợi ý trong Bảng 38.1.

Tên bệnh, tật

Số lượng người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

?

?

?

?

Trả lời:

* Tham khảo kết quả điều tra sau:

Tên bệnh, tật

Số lượng người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

Bệnh đái tháo đường

2/100

Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do:

- Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1).

- Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2).

- Mang thai (tiểu đường thai kì).

- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.

- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.

Bệnh bướu cổ

2/100

- Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể hoặc ăn các loại thức ăn, sử dụng một số loại thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế.

- Do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh,….

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,…

- Kiểm tra sức khỏe định kì.

Hội chứng Cushing

1/100

- Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol.

- Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc.

- Có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau xanh.

- Tăng cường vận động.

- Khám sức khỏe định kì.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm