KHTN 9 Bài 29: Protein Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 125, 126, 127
Giải bài tập KHTN 9 Bài 29: Protein giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 125, 126, 127.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 29 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 29 - Chủ đề 9: Lipid - Carbohydrate - Protein, Polymer cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 29: Protein
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 29 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Hãy kể tên một số thực phẩm chứa protein thực vật và một số thực phẩm chứa protein động vật.
Trả lời:
- Thực phẩm chứa protein thực vật như hạt bí ngô, hạt đậu nành, …
- Thực phẩm chứa protein động vật như thịt bò, cá, …
Câu 2
Vì sao phải bổ sung đủ protein cho cơ thể?
Trả lời:
Cần phải bổ sung đủ protein cho cơ thể vì protein giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, giúp duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.
Câu 3
Quan sát Hình 29.2, hãy nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của protein.
Trả lời:
Protein được tạo bởi các amino acid liên kết với nhau bằng các liên kết peptide.
Câu 4
Theo em, khi thủy phân protein đơn giản (được tạo bởi các amino acid) sẽ thu được hợp chất gì?
Trả lời:
Khi thủy phân protein đơn giản (được tạo bởi các amino acid) sẽ thu được các amino acid.
Câu 5
Quan sát Thí nghiệm 1, hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm.
Thí nghiệm 1: Sự đông tụ
Dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, đèn cồn, lòng trắng trứng, dung dịch HCl.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm sạch và đánh số (1), (2). Cho khoảng 3 mL lòng trắng trứng vào mỗi ống nghiệm.
Bước 2:
- Đun nóng nhẹ ống nghiệm (1);
- Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm (2).
Trả lời:
Cả hai ống nghiệm đều thấy lòng trắng trứng đông tụ thành chất rắn, màu trắng.
Câu 6
Nêu một số quá trình đông tụ protein trong đời sống.
Trả lời:
Một số quá trình đông tụ protein trong đời sống như:
- Nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên.
- Làm sữa chua.
- Vắt chanh vào nước đậu nành
Câu 7
Hãy cho biết thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm và cách phân biệt 2 loại tơ ở Hình 29.3.
Trả lời:
- Tơ tằm chứa protein.
- Để phân biệt tơ tằm và tơ nylon thì ta có thể lấy vài sợi đi đốt và quan sát:
- Tơ tằm cháy có mùi khét (giống mùi tóc cháy), ngọn lửa nhanh tắt, tro màu đen, mềm, xốp.
- Tơ nylon khi cháy có mùi đặc trưng của nylon cháy, sản phẩm cháy vón cục.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 29 - Vận dụng
Vải tơ tằm có ưu điểm: độ bền cao, bề mặt vải mịn, có độ rủ nhẹ, phù hợp may trang phục, … Em hãy cho biết:
a) Thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm.
b) Vì sao không dùng xà phòng có tính kiềm mạnh để giặt áo quần may bằng vải tơ tằm.
Trả lời:
a) Thành phần hóa học chủ yếu của tơ tằm là protein.
b) Ta biết, protein dễ bị thủy phân trong môi trường base (hay có tính kiềm). Mà tơ tằm chứa protein nên không dùng xà phòng có tính kiềm mạnh để giặt áo quần may bằng vải tơ tằm để tránh vải bị hỏng.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cái tủ lạnh nhà em
-
Tác phẩm Người lái đò sông Đà - In trong tập Sông Đà (1960), Nguyễn Tuân
-
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đuối nước
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)
-
Dẫn chứng về sự tử tế trong cuộc sống
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 có bảng ma trận đề thi
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ (2 Dàn ý + 12 mẫu)
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 theo Thông tư 22
-
Phân tích tác phẩm Người ở của Thái Chí Thanh
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Mới nhất trong tuần
-
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo
100+ -
KHTN 9 Bài 38: Đột biến gene
1.000+ -
KHTN 9 Bài 37: Nucleic acid và ứng dụng
1.000+ -
KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel
1.000+ -
KHTN 9 Bài 35: Khái quát về di truyền học
1.000+ -
KHTN 9: Ôn tập chủ đề 10
1.000+ -
KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
100+ -
KHTN 9 Bài 33: Khai thác nhiên liệu hoá thạch
1.000+ -
KHTN 9 Bài 32: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
100+ -
KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
100+