KHTN 9 Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 50, 51, 52, 53

Giải bài tập KHTN 9 Bài 11: Năng lượng điện, công suất điện giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 50, 51, 52, 53.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 11 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 11 - Chủ đề 3: Điện cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 11 - Câu hỏi thảo luận

Câu 1

Nêu một số ví dụ khác chứng tỏ dòng điện có năng lượng.

Lời giải:

Quạt, đèn, điều hòa, tủ lạnh, bếp từ,...

Câu 2

Chứng minh rằng đối với đoạn mạch điện chỉ chứa điện trở thì công suất điện của điện trở còn được xác định bởi biểu thức:

P=R.I^2=\frac{U^2}{R}\(P=R.I^2=\frac{U^2}{R}\)

Lời giải:

Với mạch điện chỉ chứa điện trở, năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ là:

W = I2Rt

Công suất của điện trở là:

P=\frac{W}{t}=I^2R=\frac{U^2}{R}\(P=\frac{W}{t}=I^2R=\frac{U^2}{R}\)

Câu 3

Xác định hiệu điện thế định mức và công suất điện định mức của bóng đèn trong Hình 11.4.

Lời giải:

Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220 V.

Công suất điện định mức của bóng đèn là 20 W.

Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 11 - Luyện tập

Luyện tập 1

Cho đoạn mạch điện như hình bên dưới. Biết R1 = 40 Ω. Số chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt là 12 V và 0,4 A.

a) Tính điện trở R2.

b) Tính năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong thời gian 15 phút.

Năng lượng điện, công suất điện

a) Mạch AB gồm hai điện trở mắc nối tiếp

=> I = I1 = I2 = 0,4 A

Điện trở R2 là:

R_2=\frac{U_2}{I_{_2}}=\frac{12}{0,4}=30Ω\(R_2=\frac{U_2}{I_{_2}}=\frac{12}{0,4}=30Ω\)

b) Hiệu điện thế của điện trở R1 là:

U1 = I1R1 = 0,4.40 = 16 V

Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là:

U = U1 + U2 = 16 + 12 = 28 V

Năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong thời gian 15 phút là:

W = UIt = 28.0,4.15.60 = 10 080 J

Luyện tập 2

Cho đoạn mạch điện AB như hình bên dưới. Biết R1 = 40 Ω, R2 = 60 Ω và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là UAB = 24 V.

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB.

b) Tính công suất điện của đoạn mạch điện AB.

Năng lượng điện, công suất điện

Lời giải:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB là:

Rtđ = R1 + R2 = 40+ 60 = 100 Ω

b) Công suất điện của đoạn mạch điện AB là:

P_{AB}=U_{AB}.I_{AB}=\frac{U_{AB^2}}{R_{td}}=5,76W\(P_{AB}=U_{AB}.I_{AB}=\frac{U_{AB^2}}{R_{td}}=5,76W\)

Luyện tập 3

Trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học.

Lời giải:

Thông số 220 V là hiệu điện thế định mức của chiếc đèn bàn.

Thông số 15 W là công suất điện định mức của chiếc đèn bàn.

Luyện tập 4

Một bóng đèn compact giá 75 000 đồng có công suất 18 W và thời gian thắp sáng tối đa khoảng 6 000 h. Một bóng đèn LED giá 92 000 đồng có công suất 12 W và thời gian thắp sáng tối đa khoảng 18 000 h. Hai đèn có độ sáng tương đương nhau. Biết giá 1 kWh điện là khoảng 2 000 đồng. Hãy tính chi phí cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn trên trong 18 000 h.

Lời giải:

Trong 18000 h, lượng điện mà đèn LED tiêu thụ được là:

WLED = PLED.t = 12.18000 = 216 000 Wh = 216 kWh

Chi phí cho việc sử dụng đèn LED trong 18 000 h là:

TLED = 92000 + WLED.2000 = 92000 + 216.2000 = 524 000 đồng

Trong 18000 h, lượng điện mà đèn compact tiêu thụ được là:

Wc = Pc.t = 18.18000 = 324 000 Wh = 324 kWh

Do thời gian thắp sáng tối đa của đèn compact là 6000 h nên để thắp sáng trong 18000, ta cần mua 3 bóng đèn loại này.

Chi phí cho việc sử dụng đèn compact trong 18 000 h là:

Tc = 75000.3+ Wc.2000 = 225000 + 324.2000 = 873 000 đồng

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm