KHTN Lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 82
Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 82, 83, 84, 85 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, xem gợi ý giải các câu hỏi thảo luận, bài tập của Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng - Chủ đề 5: Ánh sáng.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Giải KHTN Lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 16
Câu 1
Nêu một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được trong thực tế.
Trả lời:
- Ảnh của cảnh vật hiện lên trên mặt nước.
- Gương mặt của chúng ta phản chiếu trong gương.
- Đèn laze chiếu vào giấy trắng.
Câu 2
Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu nhận xét về:
a) mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ.
b) mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i
Trả lời:
Từ kết quả thí nghiệm, ta rút ra các nhận xét sau:
a) Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ (IR) trùng với mặt phẳng chứa tia sáng tới (SI) và pháp tuyến (IN).
b) Mối quan hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i là: i = i’.
Câu 3
Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau thế nào?
Trả lời:
Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau là:
Hình 16.4a: Ta quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.
Hình 16.4b: Ta không quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.
Câu 4
Nêu nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ trong Hình 16.5a và 16.5b. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Trả lời:
Nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ:
- Hình 16.5a: Các tia sáng phản xạ song song và cùng hướng với nhau.
- Hình 16.5b: Các tia sáng phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
Sở dĩ có sự khác nhau đó vì:
- Hình 16.5a: Các tia sáng tới chiếu đến cùng một bề mặt phẳng và nhẵn.
- Hình 16.5b: Các tia sáng tới chiếu đến một bề mặt gồ ghề và khác nhau ở mỗi vị trí.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 16
Bài 1
Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
B. Mắt đặt ngoài không khí nhìn thấy con cá trong bể nước.
C. Mắt nhìn thấy bóng cây trong sân trường.
D. Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước
Đáp án D: Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Bài 2
Trong hai hình dưới đây, hãy chỉ ra đâu là sự phản xạ, đâu là sự phản xạ khuếch tán. Giải thích.
Trả lời:
(1) Hình a là sự phản xạ khuếch tán vì:
- Ảnh của tòa tháp không rõ nét.
- Ánh sáng chiếu tới bề mặt nước nhấp nhô, không bằng phẳng.
(2) Hình b là sự phản xạ vì:
- Ảnh của bông hoa súng rõ nét.
- Ánh sáng chiếu tới bề mặt nước bằng phẳng.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tranh tô màu Pikachu - Bộ tranh tô màu Pikachu đẹp
-
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) - Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách)
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
Mới nhất trong tuần
-
KHTN Lớp 7 Bài 25: Hô hấp tế bào
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 9: Đồ thị quãng đường - thời gian
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 24: Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh
50.000+ 4 -
KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 3: Nguyên tố hóa học
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
10.000+ -
KHTN Lớp 7 Bài 2: Nguyên tử
10.000+ 2